Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 51)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

- Mục đích: Xây dựng đề cương nghiên cứu, tìm hiểu tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, các phương pháp tiếp cận. Từ đó xác định các khái niệm công cụ để viết cơ sở lý luận cho đề tài.

- Nội dung: Đọc và phân tích các tài liệu, bài viết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn. Trên cơ sở đó xây dựng đề cương nghiên cứu, định hướng cho việc tìm hiểu thực trạng.

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thời gian nghiên cứu: 4 tháng ( từ tháng 2/2012- tháng 5 /2012)

2.2.2.2. Giai đoạn khảo sát thực trạng

- Mục đích: Khảo sát về kiểu khí chất, mức độ, biểu hiện và cách ứng phó với căng thẳng ở học sinh, trên cơ sở đó tìm ra mối quan hệ giữa khí chất và stress của học sinh THPT thuộc tỉnh Hải Dương.

- Nội dung: Thu thập số liệu khảo sát về kiểu khí chất, mức độ, biểu hiện, nguyên nhân và cách ứng phó với stress ở học sinh THPT. Từ đó tìm ra

Bước 1:

Để đánh giá được quan hệ giữa khí chất và stress thì đầu tiên chúng tôi sử dụng trắc nghiệm khí chất của H. J. Eysenk sau đó tiến hành khảo sát trên số lượng 450 khách thể là học sinh THPT thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương. Dựa vào kết quả trả lời của học sinh kết hợp với phương pháp quan sát và phỏng vấn chúng tôi thu được kết quả về các kiểu khí chất của học sinh.

Cùng khảo sát về kiểu khí chất của học sinh THPT chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đồng thời về mức độ stress của học sinh bằng trắc nghiệm nghiên cứu mức độ stress của hai nhà tâm lý học Nga là T.D. Azarnưk và I.M. Tưrtưsnhicov nhằm đánh giá mức độ stress của học sinh -khả năng ứng phó của họ.

Bước 2:

Sau khi có kết quả về kiểu khí chất và mức độ stress của học sinh THPT trên cơ sở đó, chúng tôi kết hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn về stress để xây dựng bảng hỏi nhằm điều tra về mức độ, biểu hiện, nguyên nhân và cách ứng phó với strees của học sinh. Từ đó cho học sinh đánh giá và kết hợp với phương pháp quan sát, phỏng vấn… chúng tôi thu được kết quả về mức độ, biểu hiện, nguyên nhân và cách ứng phó với stress ở học sinh THPT.

Bước 3:

Sau khi có được những kết quả trên, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại giữa các kiểu khí chất tương ứng với mức độ, biểu hiện,nguyên nhân và cách ứng phó của stress để từ đó tìm ra mối quan hệ mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh.

Xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phân tích và viết nhận xét các kết quả về thực trạng khí chất, mức độ stress, nguyên nhân, cách ứng phó và mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT thuộc tỉnh Hải Dương.

- Địa bàn và khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát trên 450 khách thể thuộc hai khối lớp 10 và 12 tại trường THPT Gia Lộc và THPT chuyên Nguyễn Trãi.

- Phương pháp: trắc nghiệm, phỏng vấn, quan sát, thống kê toán học. - Thời gian: 5 tháng ( từ tháng 6/2012-tháng 10/2012)

2.2.2.3. Giai đoạn nghiên cứu trường hợp điển hình

- Mục đích: Làm sáng tỏ quan hệ giữa khí chất và stress

- Nội dung: Quá trình gặp gỡ và hỏi chuyện thân chủ được diễn ra trong 8 lần gặp để thu thập được những thông tin cần thiết như tiểu sử, thái độ, ngôn ngữ - biểu hiện phi ngôn ngữ, chữ viết…

- Thời gian: 3 tháng (từ tháng 11/2012-tháng 1/2013)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)