Mối quan hệ giữa khí chất với stres sở học sinh trên mẫu chung

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 83)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Mối quan hệ giữa khí chất với stres sở học sinh trên mẫu chung

Đồng thời chúng tôi sử dụng trắc nghiệm đánh giá mức độ stress của hai nhà tâm lý học Nga là T.D. Azarnưk và I.M. Tưrtưsnhicov nhằm đánh giá mức độ stress ở các em. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa khí chất với mức độ stress ở học sinh trên mẫu chung

Mức độ stress Kiểu

khí chất

Không bị stress Bị stress Tổng SL % SL % SL % Ưu tư 0 0 221 49.1 221 49.1 Bình thản 17 3.7 44 9.8 61 13.6 Nóng nảy 0 0 123 27.3 123 27.3 Hoạt bát 0 0 45 10 45 10.0 Tổng 17 3.8 433 96.2 450 100

Số liệu thu được tại bảng 3.7 cho thấy học sinh có kiểu khí chất khác nhau sẽ bị stress ở mức độ khác nhau. Cụ thể trong bốn kiểu khí chất nói trên thì nhóm học sinh thuộc kiểu khí chất ưu tư có tỉ lệ bị stress cao nhất (49.1%), tiếp đến là những học sinh có kiểu khí chất nóng nảy (27.3%), sau đó là những học sinh thuộc kiểu khí chất bình thản (13.6%), cuối cùng là nhóm khí chất hoạt bát (10%).

Như vậy, học sinh có kiểu khí chất ưu tư và nóng nảy có xu hướng bị stress cao hơn những học sinh có các kiểu khí chất khác. Thực tế cho thấy, những học sinh có khí chất ưu tư có quá trình ức chế mạnh hơn hưng phấn, do vậy các em thường có phản ứng chậm chạp trước sự thay đổi của điều kiện mới. Về tâm lý, các em thuộc kiểu khí chất ưu tư thường trầm lắng, dễ xúc động và sống nội tâm; trước những tình huống bất ngờ nảy sinh các em thường sợ hãi, lo lắng và không dám đương đầu với những thách thức, những khó khăn. Đối lập với khí chất ưu tư, những học sinh thuộc kiểu khí chất nóng nảy có quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế, vì thế khi gặp những tình

huống bất ngờ trong cuộc sống các em thường phản ứng một cách gay gắt và nhanh chóng, tuy nhiên chính sự phản ứng quá linh hoạt mà nhiều khi các em đã không kiềm chế nổi mình. Các em dễ nổi nóng, bực tức trước những tình huống không theo như ý các em muốn. Đặc biệt hiện nay, chương trình và nội

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 83)