Mối quan hệ giữa khí chất với các biểu hiện về tâm lý ở học sinh

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 90)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.3.2.Mối quan hệ giữa khí chất với các biểu hiện về tâm lý ở học sinh

sinh THPT

Khi bị stress, bên cạnh những biểu hiện về thể chất được bộc lộ ra bên ngoài thì ở học sinh còn có những biểu hiện về tâm lý. Nếu học sinh bị stress ở mức độ khác nhau có kiểu khí chất không giống nhau nhưng chúng ta vẫn thấy được sự đồng nhất về những biểu hiện về thể chất. Vậy các biểu hiện về tâm lý được biểu hiện như thế nào ở những học sinh có kiểu khí chất khác nhau. Kết quả thu được tại bảng 3.11.

Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa khí chất với các biểu hiện về tâm lý ở học sinh THPT TT Kiểu khí chất Biểu hiện về mặt tâm lý Ƣu tƣ Nóng nảy ĐTB SD ĐTB SD

1 Luôn cảm thấy khó khăn chồng chất 2.21 1.28 2.08 1.46 2 Chán nản, không muốn làm việc gì, muốn

vứt bỏ tất cả

2.18 1.09 2.01 1.03 3 Căng thẳng, dễ cáu gắt nổi nóng 2.23 0.94 2.63 0.74 4 Sợ khi phải ở đám đông hoặc trong không

gian đóng kín.

2.36 1.22 1.83 1.31 5 Có cảm giác trống rỗng 2.51 0.94 2.29 1.18 6 Luôn cảm thấy không có ai hiểu mình 2.73 1.03 2.04 1.03 7 Thất vọng về bản thân, luôn lo lắng về

những thất bại có thể xảy ra trong tương lai

2.39 1.12 2.61 1.05 8 Cảm thấy khó khăn khi đưa ra những quyết

định

2.75 0.91 2.48 1.13 9 Sợ thất bại, thua kém bạn bè 2.55 1.25 2.73 1.13 10 Mệt mỏi khi cha mẹ kỳ vọng quá cao 2.59 0.87 2.91 0.90

11 Cảm thấy bất an 2.35 0.50 2.52 0.69

12 Có cảm giác vô vọng, bất lực và bi quan 2.22 0.91 2.14 1.03

13 Rất dễ khóc 2.62 1.25 2.23 0.85 ∑ ĐTB 2.43 2.34 R p 0.293 0.01

Kết quả khảo sát bảng 3.11 cho thấy những học sinh thuộc kiểu khí chất ưu tư và nóng nảy khi bị stress sẽ có những biểu hiện về mặt tâm lý khác nhau. Cụ thể với r = 0.293 và p = 0.01 cho thấy không có sự tương quan chặt chẽ giữa những biểu hiện về mặt tâm lý của hai nhóm học sinh thuộc hai kiểu

Ở nhóm học sinh thuộc kiểu khí chất ưu tư có điểm trung bình về các biểu hiện tâm lý ở mức độ cao. Những biểu hiện về tâm lý có điểm trung bình chung cao nhất đó là: “cảm thấy khó khăn đi đưa ra những quyết định” (ĐTB= 2.75), “rất dễ khóc” (ĐTB=2.62) ,“luôn cảm thấy không ai hiểu mình” (ĐTB=2.73). Trong khi đó những biểu hiện như “chán nản, không muốn làm việc gì, muốn vứt bỏ tất cả” (ĐTB= 2.18) và “luôn cảm thấy khó khăn chồng chất” (ĐTB= 2.21) có điểm trung bình thấp nhất.

Tuy nhiên, ở nhóm học sinh thuộc kiểu khí chất nóng nảy lại có điểm trung bình ở mức độ cao ở những biểu hiện tâm lý như các em cảm thấy “mệt mỏi khi cha mẹ kỳ vọng quá cao” (ĐTB= 2.91); “sợ thất bại, thua kém bạn bè” (ĐTB= 2.73), “căng thẳng, dễ cáu gắt nổi nóng” (ĐTB= 2.63).

Khí chất có mối quan hệ mật thiết với các biểu hiện của stress. Học sinh thuộc kiểu khí chất khác nhau sẽ có những biểu hiện không giống nhau, đặc biệt là những biểu hiện về tâm lý. Mặt khác, stress cũng ảnh hưởng, tác động trở lại đến khí chất. Đó là học sinh bị stress ở mức độ khác nhau sẽ có những biểu hiện về tâm lý điển hình khác nhau quy định mỗi kiểu khí chất. Em C (khí chất ưu tư): “Học kỳ 1 vừa qua, kết quả học tập khá tốt. Tuy nhiên, các bạn trong lớp lại nghĩ rằng em chép bài của bạn bên cạnh nên điểm mới cao. Em đã cố gắng rất nhiều trong học tập, tuy nhiên chẳng ai hiểu em hết. Em cảm thấy trống rỗng quá”. Nhưng với N.V: “ Kỳ vừa rồi em không được học sinh giỏi, em cảm thấy buồn và rất thất vọng về bản thân. Cái cảm giác thua kém bạn bè của mình thật khó chịu. Em rất sợ các bạn coi thường vì em học kém hơn các bạn”

Mỗi học sinh là một chủ thể độc lập, mỗi em có một nét tính cách, kiểu khí chất khác nhau. Mỗi kiễu khí chất lại có những biểu hiện về tâm lý đặc trưng. Tuỳ từng yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng mà mỗi em có những biểu hiện về tâm lý khác nhau. Để hạn chế được những ảnh hưởng tiêu

cực của stress, khắc phục đựơc những biểu hiện của stress thì trước hết học sinh cần có một thể lực khoẻ mạnh, có khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân. Đồng thời phía gia đình, thầy cô cũng không nên tạo ra những áp lực đối với các em.

3.3.4. Mối quan hệ giữa khí chất với cách ứng phó làm giảm thiểu stress ở học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 90)