7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.4. Mối quan hệ giữa khí chất với cách ứng phó làm giảm thiểu stres sở
Khi bị stress không phải bất cứ học sinh nào cũng tìm ra cho mình cách ứng phó đúng đắn để giải toả căng thẳng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thì học sinh THPT đã biết tìm cách giải toả stress bằng nhiều cách khác nhau (xem kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.4). Tuy nhiên, với mục đích tìm hiểu khí chất có mối quan hệ như thế nào đến việc lựa chọn các cách ứng phó với stress ở học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương nên chúng tôi đã đi sâu phân tích và nghiên cứu.
Kết quả số liệu thu được tại bảng 3.12 cho thấy với hệ số tương quan r = 0.637 và P= 0.02 có nghĩa là giữa nhóm học sinh thuộc kiểu khí chất ưu tư và nóng nảy có sự tương quan chặt chẽ về các cách ứng phó với stress. Tuy nhiên, xét ở từng cách ứng phó làm giảm thiểu sự căng thẳng ở học sinh chúng ta thấy giữa nhóm khí chất ưu tư và nóng nảy có sự khác nhau về mức độ lựa chọn các cách ứng phó làm giảm thiểu sự căng thẳng, tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể. Cụ thể như sau:
Đối với nhóm học sinh thuộc kiểu khí chất ưu tư khi gặp những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống các em thường sử dụng một số cách ứng phó phổ biến như “chơi game online, facebook” (ĐTB= 3.25), “nghe nhạc” (ĐTB= 2.94), “đọc sách báo, xem ti vi, viết nhật ký” (ĐTB=2.48), “khóc một mình và tự than vãn” (ĐTB= 2.33). Nhưng những học sinh thuộc kiểu khí chất nóng
Bảng 3.12. Mối quan hệ giữa khí chất với cách ứng phó làm giảm thiểu stress ở học sinh THPT
TT Kiểu khí chất
Cách ứng phó Ƣu tƣ Nóng nảy ĐTB SD ĐTB SD
1 Tâm sự với bạn bè, người thân 2.55 0.81 1.72 0.71 2 Đọc sách, báo, xem tivi, viết nhật ký 2.21 0.72 2.46 0.85 3 Khóc một mình và tự than vãn 1.17 0.76 2.33 1.01 4 Chơi thể dục thể thao 2.57 0.85 2.28 0.97
5 Nghe nhạc 3.30 1.10 2.94 1.21
6 Tham gia các hoạt động tập thể 2.09 0.98 2.63 0.83 7 Sử dụng chất kích thích 1.21 1.15 1.12 0.79 8 Gọi điện hoặc tìm gặp chuyên gia tâm lý 1.16 1.06 1.29 1.21 9 Sử dụng thuốc an thần 1.17 1.02 1.04 0.75 10 Đập phá, gây hấn với bạn bè và những
người xung quanh
1.54
1.02 1.05 0.97 11 Chơi game online, facebook 2.93 1.10 3.25 0.97
12 Các biện pháp khác 2.07 1.06 2.04 1.09 ∑ ĐTB 2.04 1.96 R P 0.637 0.02
Kết quả phân tích cho thấy, khí chất và stress có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó không chỉ chi phối, ảnh hưởng tới mức độ, biểu hiện của stress mà còn chi phối đến việc lựa chọn và sử dụng các cách ứng phó giúp giảm thiểu sự căng thẳng ở các em. Học sinh thuộc kiểu khí chất khác nhau nhưng có sự tương đồng trong việc lựa chọn những cách ứng phó nhằm giảm thiểu sự căng thẳng. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý đó là các em học sinh THPT khi bị stress đã tìm đến game online và facebook (ĐTB= 2.93-3.25). Với học sinh THPT game online và mạng xã hội chính là phương tiện hữu hiệu để các em giải toả sự căng thẳng bởi với các em khi thế giới thực có quá nhiều điều
khiến các em mệt mỏi, căng thẳng thì việc tìm đến thế giới ảo là điều đương nhiên. Vào thế giới ảo các em được hoá thân thành những nhân vật mà mình yêu thích, các em được làm và thể hiện những điều mà trong cuộc sống thực các em bị ngăn cản, các em không còn bị áp lực và căng thẳng bởi cuộc sống hiện tại. em Thắng (học sinh lớp 10): “Chơi game là cách giúp em giải toả sự căng thẳng. Bước vào thế giới game em được thể hiện mình mà chẳng lo ai ngăn cấm hay mắng mỏ”. Một điều đáng khen ngợi đó là trong bảng hỏi có rất nhiều những cách tiêu cực giúp giảm thiểu sự căng thẳng như: sử dụng thuốc an thần, chất kích thích hay đập phá gây hấn với những người xung quanh thì hầu hết các em không lựa chọn, những cách ứng phó đó cũng có điểm trung bình rất thấp.