Khái niệm stress

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 31)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Khái niệm stress

Theo tiếng Latinh, stress được bắt nguồn từ từ “strictus” và một phần của từ “stringere” có nghĩa là căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén.

Hiện nay, từ stress được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Trong từ điển tâm lý học của Nga, V.P. Dintrenko và B.G. Mesiriakova cho rằng: stress- trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như trong những điều kiện đặc biệt.

Nhà sinh vật học Canada, Hans Selye, cho rằng stress là phản ứng của cơ thể trước mỗi tấn công của môi sinh. Về sau, ông đã đưa ra nhiều cách giải thích khác, phổ biến nhất là định nghĩa:“stress là một trạng thái được thể hiện trong một hội chứng bao gồm tất cả các biến đổi không đặc hiệu trong một hệ thống sinh học”[22]. Cuối đời (1975), ông nhấn mạnh: Stress có tính chất tổng hợp, chứ không phải chỉ thể hiện trong trạng thái bệnh lý, đó là “mọi đáp ứng của cơ thể trước mọi yêu cầu hay đòi hỏi tác động lên trên cơ thể”.

Tuy nhiên, vào thập niên 80, tác giả người Xô Viết L.A. Kitaepxmưx nhìn nhận: “stress là những nét không đặc hiệu của những biểu hiện sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể”. Theo ông, tính không đặc hiệu của các quá trình thích nghi tâm lý và sinh lý thể hiện- cả tiêu cực lẫn tích cực – khi gặp các tác động khác nhau về cường độ, trường độ và tầm quan trọng của nó đối với chủ thể.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nghiên cứu về stress và có những ý kiến riêng về vấn đề này.

Theo Tô Như Khuê, “stress chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố tâm lý có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó”. Định nghĩa này đề cập đến vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của con người trong stress.[14, tr 33].

Một số nhà tâm lý học khác như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và một số nguyên nhân cơ bản gây ra stress ở con người khi cho rằng: Stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu”. [10]

Như vậy, ngay cả ở nước ngoài lẫn trong nước vẫn có rất nhiều cách hiểu về stress. Có nhiều tác giả nói đến stress như một nguyên nhân, có tác giả nói đến như hậu quả. Có tác giả nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học như là phản ứng mang tính sinh lý cơ thể, trong khi các nhà tâm lý học đề cập đến cả hai yếu tố sinh học và tâm lý.

Tuy nhiên, theo cách nhìn nhận của chúng tôi, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như là một kích thích, vừa như một hậu quả kèm theo, đồng thời đề cập đến các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý.

Tóm lại, dưới sự nhìn nhận từ góc độ tâm lý học, chúng tôi hiểu stress là trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong các tình huống khác nhau của cuộc sống như biến cố, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, áp lực công việc… có thể dẫn đến hậu quả nhiều mặt tùy theo khả năng ứng phó của mỗi người.

Như vậy, với cách hiểu này chúng ta có thể thấy rằng stress là trạng thái căng thẳng của con người. Trạng thái căng thẳng này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chủ thể.

Stress tích cực (Eustress)

Stress tiêu cực (Distress)

Loại stress gây hậu quả cho con người tuỳ từng mức độ khác nhau. Khi bị stress ở mức độ nặng sẽ có những biểu hiện rõ rệt về thể chất và tâm lý. Loại stress này ảnh hưởng tiêu cức đến đời sống của con người. Triệu chứng của stress loại stress này thường là đau đầu, tim đập nhanh, cảm giác bất an…

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)