Xuất các biện pháp giảm thiểu stress

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 100)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.7. xuất các biện pháp giảm thiểu stress

Em H thuộc kiểu khí ưu tư và bị stress ở mức độ nặng. Chúng tôi đã trao đổi tình hình của em H với bố mẹ em. Bố mẹ em rất bất ngờ trước tình trạng của con mình.

Với gia đình, để giảm thiểu sự căng thẳng cho H thì bố mẹ H không nên áp đặt cũng như kỳ vọng quá cao ở H. Mặt khác, họ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn. Cần chăm sóc, chỉ bảo, định hướng thay vì cấm đoán em phải làm việc này hay không được chơi với người bạn kia.

Với chính bản thân em H, trong 8 buổi gặp gỡ em. Chúng tôi thấy em vẫn ít nói, chỉ khi nào chúng tôi hỏi em mới trả lời. Em thuộc khí chất ưu tư và có

xu hướng hướng nội nên rất ngại giao tiếp với người lạ, sợ đứng trước đám đông. Khi gặp chuyện buồn em thường ngồi một mình hoặc chơi game. Vì thế, H cần rèn luyện khí chất ưu tư để phát huy mặt tích cực, đồng thời bản thân em phải khắc phục những hạn chế của khí chất này đó là em cần phân tích những điểm mạnh cũng như điểm yêú của bản thân em, chủ động giao tiếp với bạn bè, rèn luyện việc tập đứng trước đám đông để có thể khám những gì đã và đang xảy ra với mình.

Tiểu kết chƣơng 3

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn học sinh bị stress ở mức độ vừa và nặng là những em thuộc kiểu khí chất ưu tư và nóng nảy, kiểu khí chất bình thản chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1%), riêng khí chất hoạt bát không có học sinh bị stress ở mức độ vừa và nhẹ.

Học sinh bị stress có những biểu hiện rất phức tạp và đa dạng về tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy khi bị stress ở mức độ vừa và nặng các em đều có những biểu hiện giống nhau về mặt thể chất dù kiểu khí chất của mỗi em là khác nhau nhưng những biểu hiện về tâm lý lại khác nhau. Về cách ứng phó với stress cũng có sự tương đồng giữa hai nhóm học sinh nêu trên, hầu hết các em đều lựa chọn game online và facebook để giải toả sự căng thẳng. Nhưng xét từng cách ứng phó thì nhóm học sinh có khí chất ưu tư thường chọn những cách nhẹ nhàng, kín đáo như khóc một mình hay viết nhật ký. Trong khi đó những em thuộc khí chất nóng nảy lại chọn những cách ứng phó sôi nổi, năng động hơn như tâm sự vơí bạn bè, người thân hay tham gia vào các hoạt động tập thể.

Việc nghiên cứu trường hợp điển hình nhằm làm nổi bật cho nghiên cứu. Nghiên cứu trường hợp nhằm làm rõ nguyên nhân, mức độ, biểu hiện cách ứng phó với stress ở học sinh. Đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh bị stress ở mức độ vừa và nặng. Chứng minh giả thuyết nghiên cứu là hoàn toàn đúng đắn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 100)