Các tác giả Lisa Seymour và Wad anai Makanya, Simon Berrange (2007)[3]
nghiên cứu và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hệ thống ERP dựa trên mô hình UTAUT được đề xuất bởi Venkatesh và các cộng sự ( 2003)[21], không xét đến yếu tố tự nguyện sử dụng. Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy yếu tố <giới tính> không có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối mà các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất bao gồm:
Kỳ vọng nỗ lực, đào tạo, chia sẻ niềm tin và truyền thông trong dự án, tuổi và kinh nghiệm làm việc
Võ Thị Xuân Nhung (2008)[17]
, nghiên cứu các yếu tố về văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại Việt Nam. Nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh huởng của các yếu tố về văn hóa của Hofstede đến sự chấp nhận của nguời dùng cuối đối với hệ thống ERP bao gồm các yếu tố: định hướng dài hạn, khoảng cách quyền lực, tính tập thể và mức độ hỗ trợ của đồng nghiệp. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa vì theo báo cáo của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh, các ERP ngoại – chủ yếu là các nước phương tây - vẫn chiếm ưu thế cho đến thời điểm này, vì thế sẽ có những khó khăn khi ứng dụng một phần mềm được xây dựng trên một nền văn hóa phương tây vào nền văn hóa phương đông như Việt Nam
Kwasi Amoako-Gyampah, A.F. Salam (2003)[4], dùng mô hình TAM 2 (TAM mở rộng) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hường chấp nhận ERP, nghiên cứu này quan tâm đến hai yếu tố: đào tạo người dùng cuối và truyền thông trong dự án ERP. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng của các biện pháp quản lý, chẳng hạn như đào tạo và truyền thông, ảnh hưởng đến sự chấp nhận của các hệ thống đồng thời nhận thức độ hữu dụng và tính dễ sử dụng của người dùng về hệ thống cũng góp phần thúc đẩy việc sử dụng ERP
Panorama consultant group (2010)[11] trong bài nghiên cứu nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp làm thế nào để tăng sự chấp nhận của người dùng cuối đối với hệ thống ERP đã kết luận rằng việc người dùng hiểu được rằng tại sao doanh nghiệp mình triển khai hệ thống có tương quan đến 40% với việc chấp nhận sử dụng hệ thống. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như: kỹ năng tin học của người dùng, niềm tin của người dùng đối với dự án, sự quan tâm của người dùng đối với hệ thống...
Muhammad Zubair Aslam (2010)[12], có nghiên cứu về “Sự kháng cự của nguời dùng ERP sau giai đoạn cài đặt hệ thống (User resistance in Post ERP
implementation stage)”. Nghiên cứu này khảo sát những nguyên nhân nào làm cho nguời sử dụng cuối kháng cự hệ thống ERP. Các tác giả này cho thấy sự kháng cự của nguời dùng cuối có ảnh huởng đến sự chấp nhận hệ thống. Các tác giả này đã đưa ra tóm tắt các yếu tố của sự kháng cự thay đổi của nguời dùng cuối từ các nghiên cứu truớc, gồm có các yếu tố: thay đổi công việc (change job content), mất địa vị (loss of status), thay đổi mối quan hệ (relationship altered), mất quyền lực (loss of power), thay đổi cách ra quyết định (change in decision–making approach), sự không chắc chắn (uncertainty), công việc bấp bênh (job insecurity). Kết quả của nghiên cứu này có ba yếu tố của sự kháng cự thay đổi của nguời dùng cuối có ý nghĩa, gồm có: thay đổi công việc (change job content), thay đổi cách ra quyết định (change in decision–making approach), sự không chắc chắn (uncertainty)
Hisham Alhirz[7] cho rằng yếu tố văn hóa có ảnh hưởng tới nhận thức muốn kháng cự hay sử dụng ERP của người dùng cuối khi ông nhận thấy rằng việc chấp nhận một công nghệ mới đòi hỏi giá trị và niềm tin rằng sự đổi mới có thể mang lại cùng với những thay đổi có ý nghĩa. Bên cạnh đó, ảnh hưởng các yếu tố văn hóa theo lý thuyết của Hofstede là khác giữa những nước khác nhau như Saudi Arabia có khoảng cách quyền lực cao hơn và cá nhân thấp hơn, trong khi Úc và Trung Quốc có khoảng cách quyền lực thấp hơn, giá trị cá nhân cao hơn và mức độ chấp nhận ERP ở các nước khác nhau trên thế giới là không thống nhất
Nishapa Pontue (2003) có nghiên cứu về “Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa tổ chức đến sự chấp nhận hệ thống ERP tại Thái Lan (Effects of organizational culture factors on the adoption of enterprise resource planning (ERP) system by organizations in Thailand)[35] với đối tượng khảo sát là các người dùng cuối có sử dụng hệ thống ERP. Nghiên cứu này cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố về văn hóa của Hofstede đến sự chấp nhận của người dùng cuối đối với hệ thống ERP. Đó là các yếu tố: khoảng cách quyền lực (power distance), né tránh sự không chắc chắn (uncertainty avoidance), tính tập thể (collectivism) và định hướng dài hạn (long term orientation). Nishapa Pontue cho rằng các khía cạnh văn hóa của Hofstede chưa đủ để phản ánh các yếu tố văn hóa của tổ chức ảnh hưởng
đến sự chấp nhận ERP của người dùng cuối. Thêm vào đó, tác giả đưa ra kết luận là ngoài những yếu tố về văn hóa của Hofstede, những tố yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người dùng cuối nữa là yếu tố sự kháng cự thay đổi (resistance to change) và yếu tố sự hỗ trợ của đồng nghiệp và cấp trên (support of upper management and colleage)[17]
Các tác giả Miller, Stacy, Batenburg, Ronald, Van de Wijngaert, Lidwien thông qua phân tích dữ liệu khảo sát khoảng 6.500 công ty từ 14 quốc gia đã kết luận rằng (1) những quốc gia có tính tự chủ cao trong công việc và suy nghĩ thì có tỷ lệ chấp nhận cao hơn trong hệ thống ERP, trong khi (2) các quốc gia có tính bảo thủ cao thì tỷ lệ chấp nhận ERP thấp hơn. Những kết quả này chứng minh rằng một nền văn hóa cởi mở sẽ sẵn sàng thích ứng với tình huống hiện tại hơn[10]
Theo Woosang Hwang, Jungsik Jeong, Udayan Nandkeolyar[35], khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP và chọn 5 case study ở 5 công ty khác nhau đã rút ra kết luận: Các vấn đề lãnh đạo, thông tin liên lạc, và nhân sự là ba yếu tố quan trọng liên quan với sự sẵn sàng của người dùng khi sử dụng hệ thống.
Thomas Lauer & Balaji Rajagopalan[25] cho rằng niềm tin của người sử dụng cuối là yếu tố quan trọng cho việc có chấp nhận sử dụng hệ thống hay không.
Nhóm tác giả E.W.T.Ngai, C.C.H. Law, F.K.T[24] đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố thành công quan trọng (CSFs) trong việc thực hiện ERP trên 10 quốc gia/khu vực khác nhau bằng cách xem xét các tạp chí, biên bản hội nghị, luận án tiến sĩ, sách giáo khoa từ 10 quốc gia /vùng lãnh thổ khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 18 CSFs với hơn 80 yếu tố để thực hiện thành công ERP, trong đó văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng
Sử dụng mô hình TAM mở rộng, Kwasi Amoako-Gyampah, A.F.Sala đã nhận thấy rằng niềm tin về tính hữu ích của hệ thống ERP là rất quan trọng trong việc hình thành thái độ tích cực của người dùng đối với hệ thống. Nếu người quản
lý có thể thực hiện các bước thích hợp để tác động tích cực yếu tố niềm tin sẽ mang lại thái độ tích cực mà sau đó sẽ dẫn đến việc chấp nhận sử dụng ERP. Một cơ chế ảnh hưởng đến cấu trúc niềm tin là thông qua đào tạo. Tác giả thấy rằng đào tạo có tác động tích cực đến sự hình thành của niềm tin được chia sẻ về lợi ích của hệ thống. Bằng cách cung cấp một môi trường đào tạo phù hợp, nơi người dùng có khả năng tương tác với hệ thống, các nhà quản lý nên có thể tạo ra sự ảnh hưởng đến việc hình thành của niềm tin về tính hữu dụng nhận thức và lợi ích của hệ thống ERP. Truyền thông trong dự án cũng được xem là một yếu tố quan trọng trong việc giúp mọi người thay đổi thái độ và hành vi
Ibrahim M. Al-Jabri, Ahmad Al-Hadab[6] trong nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng ERP ở người dùng cuối nghiên cứu trên bốn yếu tố: Độ hữu dụng cảm nhận, tính dễ sử dụng cảm nhận, Giá trị mong đợi, Năng lực mong đợi. Kết quả cho thấy rằng cả bốn yếu tố trên đều có ý nghĩa.
Truyền thông bao gồm cung cấp và thu thập thông tin và tạo ra sự hiểu biết giữa các thành viên tổ chức dẫn đến sự hình thành của niềm tin chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức. Do đó các nhà quản lý nên tạo ra cơ chế giao tiếp trong quá trình hiện thực hệ thống nhằm tạo một ảnh hưởngtích cực đến niềm tin chia sẻ về lợi ích của dự án, mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong việc chấp nhận công nghệ. Ngoài ra còn có các yếu tố khác bên cạnh việc đào tạo, dự án truyền thông, và chia sẻ niềm tin, như tính chất của công nghệ cũng ảnh hưởng đến ý định hành vi của người dùng cuối.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp những nghiên cứu về chấp nhận sử dụng ERP
Nguồn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng ERP
Võ xuân Nhung[17] Khoảng cách quyền lực, Định hướng dài hạn, Hỗ trợ của đồng nghiệp, Tính tập thể Lisa Seymour và Wadzanai
Makanya, Simon Berrange (2007)[3]
Kỳ vọng kết quả thực hiện, Kỳ vọng nỗ lực, Đào tạo, Chia sẻ niềm tin
Kwasi Amoako – Gyampah, A.F.Salam[4]
Truyền thông, Đào tạo, Niềm tin về hệ thống ERP, Độ hữu dụng cảm nhận, Mức độ dễ sử dụng, thái độ đối với hệ thống ERP
Kakoli Bandyopadhyay[5],[9] Kỳ vọng kết quả thực hiện, Kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội
Ibrahim M. Al-Jabri, Ahmad Al- Hadab[6]
Độ hữu dụng cảm nhận, tính dễ sử dụng cảm nhận, Giá trị mong đợi, Năng lực mong đợi