2.5.1.Mô hình đề xuất
Tác giả Lisa Seymour, Wad anai Makanya và Simon Berrange (2007) đã dựa trên mô hình UTAUT để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận hệ thống ERP của người dùng cuối. Đây là mô hình có đầy đủ các yếu tố liên quan đến kỳ vọng của người sử dụng ERP đối với dự án, yếu tố liên quan đến kỹ năng của người dùng (đào tạo), các yếu tố về ảnh hưởng xã hội....
Từ những mô hình trên và tham khảo những nghiên cứu trước có liên quan đến văn hóa và sự chấp nhận về công nghệ mới, kết hợp với kinh nghiệm đã từng tiếp xúc với người dùng cuối bài nghiên cứu này chọn vậy mô hình UTAUT để nghiên cứu.
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, yếu tố văn hóa là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng một hệ thống mới mà hệ thống này có thể làm thay đổi phong cách, văn hóa làm việc đã được xây dựng từ lâu đời của doanh nghiệp. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm một số yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối.
Mô hình đề xuất như sau:
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.5.2.Các thành phần của mô hình
2.5.2.1. Thành phần Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy): Expectancy):
Kỳ vọng kết quả thực hiện (Hiệu quả mong đợi) được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được lợi ích trong thực hiện công việc (Venkatesh và các cộng sự , 2003).[31]
2.5.2.2. Thành phần Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy):
Kỳ vọng nỗ lực được định nghĩa là mức độ dễ kết hợp với việc sử dụng hệ thống thông tin (Venkatesh các cộng sự, 2003) [31]
H1 H2 H3 Kỳ vọng kết quả thực hiện Đào tạo Chấp nhận sử dụng ERP Kỳ vọng nỗ lực Ảnh hưởng xã hội
Chia sẻ niềm tin Truyền thông dự án Điều kiện thuận tiện
Định hướng dài hạn Khoảng cách quyền lực Yếu tố văn hóa H4 H5 H6 H7 H8 Tính tập thể Hỗ trợ của đồng nghiệp H9 H10
2.5.2.3. Thành phần Ảnh hưởng xã hội (Social Influence):
Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thức rằng những người quan trọng khác tin rằng anh/cô ta nên sử dụng hệ thống mới (Venkatesh các cộng sự, 2003) [31]
2.5.2.4. Thành phần Các điều kiện thuận tiện (Facilitating Conditions): Các điều kiện thuận tiện được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng Các điều kiện thuận tiện được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống là yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng (Venkatesh và các cộng sự, 2003) [31]
. Thành phần này bao gồm 3 thành phần nhỏ:
Đào tạo: được xem là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận một hệ thống thông tin. Đào tạo sẽ cung cấp cho người dùng cuối thời gian để điều chỉnh và thích ứng với những thay đổi trong công việc khi sử dụng hệ thống. Đồng thời cũng giúp cho họ có kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống.
Chia sẻ niềm tin: niềm tin của những người dùng cuối tin rằng hệ thống một cách tổng thể sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức. Amoako – Gyampah (2004)[4]
cho rằng nếu tất cả người dùng cuối có một niềm tin và hiểu lý do tại sao hệ thống được triển khai, nó sẽ mang lại lợi ích gì cho tổ chức, cải thiện môi trường làm việc của họ như thế nào thì hệ thống sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn.
Truyền thông trong dự án: được xem là một yếu quan trọng quyết định số người sử dụng hệ thống. Truyền thông tốt có thể sẽ dẫn đến việc chia sẻ niềm tin về những lợi ích của hệ thống và cho phép người dùng phản hồi về bất kỳ vấn đề gì của hệ thống mà họ có thể gặp từ đó hạn chế những điểm yếu của hệ thống, làm cho người dùng dễ dàng chấp nhận hệ thống hơn.
2.5.2.5. Thành phần văn hóa: Gồm 4 thành phần chính: Gồm 4 thành phần chính:
không công bằng về phân phối quyền lực (Hofstede). Theo Herbig và Miller (1991)[18],[17], tổ chức có khoảng cách quyền lực lớn sẽ ít có sự đổi mới bởi vì con nguời trong tổ chức đề cao và tôn kính quyền lực, ít có sáng kiến, ít chủ động trong việc xem xét và thảo luận về công nghệ mới và hầu như nhân viên chờ đợi hiệu lệnh cụ thể từ nguời có quyền hoặc từ ý kiến của cấp trên
Định hướng dài hạn: Theo Hofstede (2001) [18],[17], nhân viên trong tổ chức có định huớng dài hạn là nhân viên có suy nghĩ và quan tâm tới tương lai. Nhân viên có định huớng dài hạn được đặc trưng bởi tính bền bỉ, thích nghi đuợc với hoàn cảnh mới, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với những điều vừa thay đổi, kiên nhẫn chờ đợi kết quả, kiên trì theo đuổi mục tiêu với niềm tin là những kết quả tốt nhất sẽ đến trong tương lai. Ngược lại, nhân viên có định hướng ngắn hạn mong muốn có kết quả nhanh chóng, tập trung vào sự ổn định, nghĩ về quá khứ và hiện tại
Tính tập thể: đại diện cho sự quan tâm gần gũi với cộng đồng xã hội, ở đó các cá nhân quan tâm đến lợi ích tập thể nhiều hơn là lợi ích của riêng cá nhân họ. Trong môi trường văn hóa tập thể, các cá nhân hành động dựa trên lợi ích của cả tập thể cho dù lợi ích đó có thể mâu thuẫn với lợi ích của cá nhân
Hỗ trợ của đồng nghiệp: con người mong muốn chia sẻ kiến thức và kỹ năng làm việc của mình cho người khác và sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc
2.5.3.Các giả thuyết
Calisir & Clisir (2004) cho rằng kỳ vọng kết quả thực hiện có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hệ thống ERP, đồng thời dựa vào yếu tố này có thể dự đoán được sự hài lòng của người sử dụng về hệ thống ERP[3]
. Nghiên cứu của K.Amoako (2004) cho thấy rằng người dùng cuối quan tâm đến việc hệ thống hệ thống ERP hỗ trợ họ thực hiện tốt các công việc hàng ngày hơn là quan tâm đến khả năng tích hợp dữ liệu[4].
Giả thuyết H1 như sau:
H1: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy) của hệ thống ERP với việc chấp nhận hệ thống
Venkatesh (2003), K.Amoako cho rằng Kỳ vọng nỗ lực sẽ quyết định đến ý định sử dụng một hệ thống thông tin của người dùng cuối[3]
.
H2: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy) và việc chấp nhập hệ thống
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cho những người tham gia vào dự án ERP[3].
Theo K. Amoako, truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người dùng thay đổi thái độ và hành vi với hệ thống, ngoài ra, người dùng cuối còn cảm thấy mình được tham gia vào hệ thống ngay từ đầu, với việc truyền thông thông suốt, họ có thể gửi những phản hồi của mình về những vấn đề mắc phải[4].
Kết quả nghiên cứu của K. Amoako cho thấy truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến việc làm tăng sự chấp nhận sử dụng của người dùng cuối. Giả thuyết H3 như sau:
H3: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa truyền thông trong dự án với việc chấp nhận hệ thống ERP
K. Amoako [4] cho rằng đào tạo giúp cho người dùng có thể tương tác với hệ thống và phát hiện ra những lợi ích mà hệ thống mang lại. Ngoài ra, đào tạo còn giúp cho người dùng tăng thêm tự tin vào khả năng của họ khi sử dụng hệ thống vì người dùng đã hiểu rõ cách vận hành hệ thống và có thể áp dụng tốt vào công việc của họ [3]. Kết quả nghiên cứu của K.Amoako[4]
chỉ ra rằng đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai và sử dụng ERP và có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng hệ thống ERP. Giả thuyết H4 như sau:
H4: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa đào tạo và chấp nhận hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức, quản lý đào tạo hiệu quả sẽ làm tăng việc chấp nhận sử dụng hệ thống của người dùng cuối.
Chia sẻ niềm tin về những ích lợi của hệ thống đến người dùng cuối sẽ giúp họ hiểu thêm về hệ thống và có ý thức sử dụng hệ thống hơn [3]. Kết quả nghiên cứu của K.Amoako[4]
triển khai và sử dụng ERP và có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng hệ thống ERP. Giả thuyết H5 như sau
H5: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa việc chia sẽ niềm tin và việc chấp nhận hệ thống ERP, điều này đồng nghĩa với việc nếu người quản lý quan tâm tốt tới việc chia sẻ iềm tin tới người dùng cuối sẽ làm tăng việc chấp nhận sử dụng hệ thống hơn.
Khi một hệ thống thông tin mới được triển khai trong một tổ chức, yếu tố ảnh hưởng xã hội sẽ xuất hiện vì những kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống cũng như hiểu biết về giá trị mà hệ thống mới mang lại cho công việc của các cá nhân trong tổ chức thường là không rõ ràng. Do đó ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng hệ thống mới[3]
. Vì thế giả thuyết H6 như sau:
H6: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa ảnh hưởng xã hội với việc chấp nhận hệ thống. Tác giả Yaveroglu và Donthu (2002) đã tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa về mức độ đổi mới thấp trong quốc gia có khoảng cách quyền lực cao[17]
Yeniyurt và Townsend (2003) cho biết khoảng cách quyền lực có ảnh hưởng âm (-) đến mức độ chấp nhận internet, điện thoại và máy tính để bàn[14].
Đối với việc chấp nhận sử dụng ERP, văn hóa dân tộc được xem như có ảnh hưởng rất đáng kể (Van Everdin-gen & Waarts, 2003), đối với một hệ thống thông tin trong tổ chức nói chung, văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong từng giai đoạn: phân tích, thiết kế, thực thi và sử dụng (Gallupe & Tan, 1999; Jarvenpaa & Leidner, 1998; Montealegre, 1997; Nelson & Clark, 1994; Straub, 1994; Watson, Ho, & Raman, 1994) [14]
Miller, Stacy, Batenburg, Ronald, Van de Wijngaert tìm thấy rằng ở những nơi mà nhân viên có quyền tự chủ cao tức khoảng cách quyền lực thấp thì tính sẵn sàng chấp nhận công nghê mới cao[10]
.Vì thế, giả thuyết H7 như sau:
H7: Khoảng cách quyền lực trong tổ chức càng thấp thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao
Theo nghiên cứu của Van Everdingen và Waarts (2003), hai tác giả này cho rằng định hướng dài hạn có ảnh hưởng dương (+) đến sự chấp nhận đổi mới về công nghệ thông tin[17]
.
Theo nghiên cứu của Wen Gong, Zhan G. Li và Rodney L. Stump (2007), các tác giả này cũng đã kiểm định định hướng dài hạn có ảnh hưởng dương (+) đến việc sử dụng và truy cập internet của người dùng cuối[17]
. Do vậy, giả thuyết H8 như sau:
H8: Mức độ định hướng dài hạn của người dùng cuối trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối đó càng cao, điều này đồng nghĩa với việc định hướng dài hạn có ảnh hưởng tích cực (+) đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP
Trong một tập thể mà mỗi cá nhân có thể sẵn sàng chia sẻ thông tin bổ ích cho những người khác khi đó dữ liệu của họ đã nhập vào hệ thống ERP thì những người khác có thể sử dụng thông tin đó để làm việc một cách hiệu quả. Do đó giả thuyết H9 như sau:
H9: Tính vì tập thể người dùng cuối trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối đó càng cao hay tính tập thể có tác động tích cực (+) đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP
Một khi mỗi cá nhân đều có tính tập thể cao, điều đó tương đương với mức độ hỗ trợ đồng nghiệp cao, do đó yếu tố này cũng có ý nghĩa tương tự như yếu tố tính tập thể. Vì vậy giả thuyết H10:
H10: Mức độ hỗ trợ của đồng nghiệp trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao hay sự hỗ trợ của đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực (+) đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP
Ngoài ra, bài nghiên cứu này còn đề xuất thêm các giả thuyết sau:
H11: Không có mối liên hệ giữa việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối đối với yếu tố giới tính
H12: Không có mối liên hệ giữa việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối đối với yếu tố số năm kinh nghiệm
Tóm tắt
Chương này trình bày tóm tắt lại các khái niệm và mô hình lý thuyết của các tác giả trước đây về sự chấp nhận của người dùng cuối đối với công nghệ mới. Các khái niệm và mô hình được trình bày ở trên sẽ được sử dụng lại để làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu này.
Trên cơ sở của những mô hình tham khảo đã trình bày, mô hình "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại Việt Nam" đã được đưa ra. Mô hình này có 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người dùng cuối đối với hệ thống ERP, các yếu tố bao gồm: Kỳ vọng kết quả thực hiện (Hiệu quả mong đợi), Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Đào tạo, Chia sẻ niềm tin, Truyền thông dự án, Khoảng cách quyền lực, Tính tập thể, Định hướng dài hạn, Hỗ trợ của đồng nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu để xây dựng và đánh giá thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức
Bảng 3.1: Phương pháp nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Đối tượng Kỹ thuật
1 Sơ bộ Định tính Các chuyên gia, các cấp quản lý, người sử dụng hệ thống ERP Phỏng vấn sâu 2 Chính thức Định lượng Người sử dụng hệ thống ERP Sử dụng bảng câu hỏi, xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS
3.1.1.Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính)
Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm tra mức độ rõ ràng của từ ngữ, khả năng hiểu các phát biểu của những người được phỏng vấn, tìm ra những phát biểu mới, khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi chép lại làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo. Quá trình tiếp xúc với người được phỏng vấn sẽ giúp phát hiện ra các yếu ảnh hưởng đến sự chấp nhận hệ thống ERP nằm ngoài những yếu tố đã được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất
Kết quả của nghiên cứu sơ bộ này sẽ là một bảng câu hỏi sẵn sàng cho nghiên cứu chính thức. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính là cơ sở để hỗ trợ việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng
3.1.2.Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng)
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi (bảng câu hỏi gửi trực tiếp bằng bảng giấy hoặc bằng khảo sát trực tuyến cho người dùng đã sử dụng ERP). Sau khi được thu thập đủ số lượng mẫu yêu cầu, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm khẳng định rằng các thang đo đảm bảo về độ tin cậy, độ hiệu lực hội tụ và độ hiệu lực phân biệt. Để đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết, phân tích nhân tố, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy đa biến
3.1.3.Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau:
Thang đo chính thức
Cơ sở lý thuyết Thang đo sơ bộ Phỏng trực tiếp vấn
Điều chỉnh Nghiên cứu định
lượng
Cronbach alpha