Các giả thuyết

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại việt nam (Trang 42)

Calisir & Clisir (2004) cho rằng kỳ vọng kết quả thực hiện có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hệ thống ERP, đồng thời dựa vào yếu tố này có thể dự đoán được sự hài lòng của người sử dụng về hệ thống ERP[3]

. Nghiên cứu của K.Amoako (2004) cho thấy rằng người dùng cuối quan tâm đến việc hệ thống hệ thống ERP hỗ trợ họ thực hiện tốt các công việc hàng ngày hơn là quan tâm đến khả năng tích hợp dữ liệu[4].

Giả thuyết H1 như sau:

H1: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy) của hệ thống ERP với việc chấp nhận hệ thống

Venkatesh (2003), K.Amoako cho rằng Kỳ vọng nỗ lực sẽ quyết định đến ý định sử dụng một hệ thống thông tin của người dùng cuối[3]

.

H2: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy) và việc chấp nhập hệ thống

Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cho những người tham gia vào dự án ERP[3].

Theo K. Amoako, truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người dùng thay đổi thái độ và hành vi với hệ thống, ngoài ra, người dùng cuối còn cảm thấy mình được tham gia vào hệ thống ngay từ đầu, với việc truyền thông thông suốt, họ có thể gửi những phản hồi của mình về những vấn đề mắc phải[4].

Kết quả nghiên cứu của K. Amoako cho thấy truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến việc làm tăng sự chấp nhận sử dụng của người dùng cuối. Giả thuyết H3 như sau:

H3: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa truyền thông trong dự án với việc chấp nhận hệ thống ERP

K. Amoako [4] cho rằng đào tạo giúp cho người dùng có thể tương tác với hệ thống và phát hiện ra những lợi ích mà hệ thống mang lại. Ngoài ra, đào tạo còn giúp cho người dùng tăng thêm tự tin vào khả năng của họ khi sử dụng hệ thống vì người dùng đã hiểu rõ cách vận hành hệ thống và có thể áp dụng tốt vào công việc của họ [3]. Kết quả nghiên cứu của K.Amoako[4]

chỉ ra rằng đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai và sử dụng ERP và có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng hệ thống ERP. Giả thuyết H4 như sau:

H4: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa đào tạo và chấp nhận hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức, quản lý đào tạo hiệu quả sẽ làm tăng việc chấp nhận sử dụng hệ thống của người dùng cuối.

Chia sẻ niềm tin về những ích lợi của hệ thống đến người dùng cuối sẽ giúp họ hiểu thêm về hệ thống và có ý thức sử dụng hệ thống hơn [3]. Kết quả nghiên cứu của K.Amoako[4]

triển khai và sử dụng ERP và có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng hệ thống ERP. Giả thuyết H5 như sau

H5: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa việc chia sẽ niềm tin và việc chấp nhận hệ thống ERP, điều này đồng nghĩa với việc nếu người quản lý quan tâm tốt tới việc chia sẻ iềm tin tới người dùng cuối sẽ làm tăng việc chấp nhận sử dụng hệ thống hơn.

Khi một hệ thống thông tin mới được triển khai trong một tổ chức, yếu tố ảnh hưởng xã hội sẽ xuất hiện vì những kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống cũng như hiểu biết về giá trị mà hệ thống mới mang lại cho công việc của các cá nhân trong tổ chức thường là không rõ ràng. Do đó ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng hệ thống mới[3]

. Vì thế giả thuyết H6 như sau:

H6: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa ảnh hưởng xã hội với việc chấp nhận hệ thống. Tác giả Yaveroglu và Donthu (2002) đã tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa về mức độ đổi mới thấp trong quốc gia có khoảng cách quyền lực cao[17]

Yeniyurt và Townsend (2003) cho biết khoảng cách quyền lực có ảnh hưởng âm (-) đến mức độ chấp nhận internet, điện thoại và máy tính để bàn[14].

Đối với việc chấp nhận sử dụng ERP, văn hóa dân tộc được xem như có ảnh hưởng rất đáng kể (Van Everdin-gen & Waarts, 2003), đối với một hệ thống thông tin trong tổ chức nói chung, văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong từng giai đoạn: phân tích, thiết kế, thực thi và sử dụng (Gallupe & Tan, 1999; Jarvenpaa & Leidner, 1998; Montealegre, 1997; Nelson & Clark, 1994; Straub, 1994; Watson, Ho, & Raman, 1994) [14]

Miller, Stacy, Batenburg, Ronald, Van de Wijngaert tìm thấy rằng ở những nơi mà nhân viên có quyền tự chủ cao tức khoảng cách quyền lực thấp thì tính sẵn sàng chấp nhận công nghê mới cao[10]

.Vì thế, giả thuyết H7 như sau:

H7: Khoảng cách quyền lực trong tổ chức càng thấp thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao

Theo nghiên cứu của Van Everdingen và Waarts (2003), hai tác giả này cho rằng định hướng dài hạn có ảnh hưởng dương (+) đến sự chấp nhận đổi mới về công nghệ thông tin[17]

.

Theo nghiên cứu của Wen Gong, Zhan G. Li và Rodney L. Stump (2007), các tác giả này cũng đã kiểm định định hướng dài hạn có ảnh hưởng dương (+) đến việc sử dụng và truy cập internet của người dùng cuối[17]

. Do vậy, giả thuyết H8 như sau:

H8: Mức độ định hướng dài hạn của người dùng cuối trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối đó càng cao, điều này đồng nghĩa với việc định hướng dài hạn có ảnh hưởng tích cực (+) đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP

Trong một tập thể mà mỗi cá nhân có thể sẵn sàng chia sẻ thông tin bổ ích cho những người khác khi đó dữ liệu của họ đã nhập vào hệ thống ERP thì những người khác có thể sử dụng thông tin đó để làm việc một cách hiệu quả. Do đó giả thuyết H9 như sau:

H9: Tính vì tập thể người dùng cuối trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối đó càng cao hay tính tập thể có tác động tích cực (+) đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP

Một khi mỗi cá nhân đều có tính tập thể cao, điều đó tương đương với mức độ hỗ trợ đồng nghiệp cao, do đó yếu tố này cũng có ý nghĩa tương tự như yếu tố tính tập thể. Vì vậy giả thuyết H10:

H10: Mức độ hỗ trợ của đồng nghiệp trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao hay sự hỗ trợ của đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực (+) đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP

Ngoài ra, bài nghiên cứu này còn đề xuất thêm các giả thuyết sau:

H11: Không có mối liên hệ giữa việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối đối với yếu tố giới tính

H12: Không có mối liên hệ giữa việc chấp nhận sử dụng ERP của người dùng cuối đối với yếu tố số năm kinh nghiệm

Tóm tắt

Chương này trình bày tóm tắt lại các khái niệm và mô hình lý thuyết của các tác giả trước đây về sự chấp nhận của người dùng cuối đối với công nghệ mới. Các khái niệm và mô hình được trình bày ở trên sẽ được sử dụng lại để làm cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu này.

Trên cơ sở của những mô hình tham khảo đã trình bày, mô hình "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại Việt Nam" đã được đưa ra. Mô hình này có 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận của người dùng cuối đối với hệ thống ERP, các yếu tố bao gồm: Kỳ vọng kết quả thực hiện (Hiệu quả mong đợi), Kỳ vọng nỗ lực, Ảnh hưởng xã hội, Đào tạo, Chia sẻ niềm tin, Truyền thông dự án, Khoảng cách quyền lực, Tính tập thể, Định hướng dài hạn, Hỗ trợ của đồng nghiệp.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu để xây dựng và đánh giá thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)