Với mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh, các giả thuyết của mô hình như sau:
H1: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy) với việc chấp nhận hệ thống ERP
H2: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa Kỳ vọng nỗ lực (Effort Expectancy) và việc chấp nhập hệ thống ERP
H3: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa truyền thông, đào tạo trong dự án với việc chấp nhận hệ thống ERP
H4: Có mối liên hệ tích cực (+) giữa việc chia sẻ niềm tin và việc chấp nhận hệ thống ERP
H5: Khoảng cách quyền lực trong tổ chức càng thấp thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao (hay Khoảng cách quyền lực thấp trong tổ chức càng cao thì việc chấp nhận hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao, điều ngày đồng nghĩa với có mối liên hệ tích cực (+) giữa khoảng cách quyền lực thấp với việc chấp nhận hệ thống ERP)
H6: Mức độ định hướng dài hạn của người dùng cuối trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối đó càng cao
H7: Tính vì tập thể người dùng cuối trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối đó càng cao
H8: Mức độ hỗ trợ của đồng nghiệp trong tổ chức càng cao thì sự chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối càng cao
H9: Không có mối liên hệ giữa việc chấp nhận ERP của người dùng cuối đối với yếu tố giới tính
H10: Không có mối liên hệ giữa việc chấp nhận ERP của người dùng cuối đối với yếu tố số năm kinh nghiệm