Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại việt nam (Trang 97)

Nghiên cứu này chỉ thực hiện khảo sát nhân viên của các doanh nghiệp sử dụng ERP mà không phân biệt vùng, miền nên không có sự so sánh về sự chấp nhận sử dụng ERP ở các khu vực khác nhau.

Do cỡ mẫu chưa đủ lớn, nên bài nghiên cứu chưa làm rõ được sự tương quan của một số biến độc lập mà trong thực tế cho thấy chúng có tương quan với nhau. Ví dụ: trong thực tế có thể thấy có tương quan giữa việc truyền thông với chia sẻ niềm tin, công tác truyền thông tốt, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ chia sẻ tốt hơn niềm tin của mình về lợi ích của ERP với tập thể nhân viên. Đây sẽ là cơ sở cho việc mở rộng những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, Nghiên cứu thị trường, Nhà xuất bản Lao Động, 2009

[2]. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu với SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh, 2005

[3]. Lisa Seymour, Wad anai Makanya, Simon Berrange’, End- users’

Acceptance of Enterprise resource planning systems: an investigation of Antecedents, University of Cape Town, South Africa, 2007

[4]. Kwasi Amoako-Gyampah, F. Salam, An extension of the technology acceptance model in an ERP implementation environment, Information Systems and Operations Management Department, Bryan School of Business and Economics, University of North Carolina at Greensboro, Greensboro, NC 27402, USA, 10 August 2003

[5]. Kakoli Bandyopadhyay, User Acceptance of ERP Systems in the United States, Information Systems and Analysis Department, Lamar University. [6]. Ibrahim M. Al-Jabri and Ahmad Al-Hadab, end user adoption of erp systems: investigation of four beliefs, King Fahd University of Petroleum & Minerals, College of Industrial Management Department of Accounting and MIS, Dhahran 31261 – Saudi Arabia

[7]. Hisham Alhirz, Kamaljeet Sandhu and Sajeev, User Adoption and Acceptance of Enterprise Resource Planning, (2000). 24(1), 115–139.

[8]. Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi, Đề xuất mô hình chấp nhận sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam, Hội nghị nghiên cứu khoa học và công nghệ lần thứ 12, Đại học Bách Khoa TPHCM, 26-28/10/2011

[9]. Kakoli Bandyopadhyay, Soumava Bandyopadhyay, user acceptance of information technology across cultures,

[10].Stacy Miller, Ronald Batenburg, Lidwien van de Wijngaert, National culture influences on European ERP adoption, ECIS 2006 Proceedings, 1-1- 2006

[11].Panorama consultant group, A guide to increasing user acceptance of ERP system, 2010

[12].Muhammad Zubair Aslam, User resistance in Post ERP implementation stage, Master thesis, 15 credits, INFM02, in Informatics, June, 2010

[13].Rubina Adam , Paula Kotzé, Alta van der Merwe, Acceptance of enterprise resource planning systems by small manufacturing enterprises

[14].Ravi Nath, Vasudeva N.R. Murthy, Factors for Global Diffusion of the Internet, IGI Global, 2009

[15].Lê Hưng (2009). Toàn cảnh ứng dụng ERP 2008, Tạp chí Pcworld. Internet: http://www.pcworld.com.vn/b/quan-tri/quan tri / 2009 / 06 / 1194161/toan-canh-ung-dung-erp-2008-phan1-hien-trang-trien-khai-erp/, 1/4/2012

[16].Hà Nguyễn, Ứng dụng ERP vào doanh nghiệp Việt Nam, Internet: http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Quan-ly-360/Quan-

ly/Ung_dung_ERP_vao_doanh_nghiep_Viet_Nam/, 1/4/2012

[17].Võ Thị Xuân Nhung, Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận văn cao học, ĐHBK TPHCM, 2008

[18].Geert Hofstede (1991), Software of the mind, MacGraw-Hill

[19].Panorama-consulting (2012), 2012 ERP report, http://panorama- consulting.com/Documents/2012-ERP-Report.pdf

[20]. Majed Al-Mashari a, Abdullah Al-Mudimigh a, Mohamed Zairi

[21]. Các lợi ích của hệ thống ERP. Internet: http:// perp. Vn / Advice .aspx ? id=701, 1/4/2012

[22].Panorama-consulting (2011), ERP market share – vendor evaluation

2011. Internet: http://whatiserp.net/erp-report/erp-market-share-and-vendor- evaluation-2011/, 1/4/2012

[23].http://en.wikipedia.org/wiki/Enterprise_resource_planning, 1/4/2012

[24].E.W.T. Ngai, C.C.H. Law *, F.K.T. Wat, Examining the critical success

factors in the adoption of enterprise resource planning

[25].Thomas Lauer & Balaji Rajagopalan, Conceptualization of User Acceptance and Resistance in System Implementation Research: A Re- examination of Constructs

[26].Số liệu khảo sát về ứng dụng ERP tháng 6.2010. Internet: http://fast.com.vn/he-thong-thong-tin-doanh-nghiep/giai-phap-erp/567-so-lieu- khao-sat-ve-ung-dung-erp-thang-6-2010.html, 1/4/2012

[27]. AMR Research (2000), AMR Research predicts enterprise application market will reach $78 billionby 2004, Retrieved December 20,2004

[28].AMR Research (2005), AMR research releases ERP market report showing overall market growth of 14% in 2004. Retrieved January 20, 2006 [29].Báo cáo chuyên sâu, tập đoàn FPT 29/12/2010

[30]. Bức tranh các doanh nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin 2010. Internet: www.hca.org.vn, 1/4/2012

[31].Venkatesh. V., Morris, M. G., Davis, G. B. & Davis, F. D. (2003).

User Acceptance of Information Technology: Towards a Unified View. MIS Quarterly, 27(3), 425–478

[32].Daphne Rich, Jén Dibbern, End user satisfaction in ERP Post Implementation: An Investigation of maintenance Activities, User support services and system Integration, 2010

[33].Hawking, P., & Stein, A. (2004). Revisiting ERP Systems: Benefit Realization. Proceedings of the 37th. Hawaii International Conference on System Sciences

[34].Nishapa Pontue (2003), “Effects of organizational culture factors on the adoption of enterprise resource planning (ERP) system by organizations in Thailand”, Chulalongkorn University

[35].Woosang Hwang, Jungsik Jeong, Udayan Nandkeolyar, The antecedents of erp adoption: using secondary data

[36].ERP là gì ? Internet: http://erpvietnam.wordpress.com/2008/05/page/16/ , 1/4/2012

Phụ lục A: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI DÀN BÀI THẢO LUẬN

(Dàn bài phỏng vấn đối tượng là người quản lý trong doanh nghiệp) Xin chào Anh/Chị

Tôi tên là Nguyễn Thị Huyền Trang, học viên cao học ngành MIS, trường đại học Bách Khoa TPHCM. Tôi đang thực hiện đề tài khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối (end user) Mong Anh/Chị dành chút thời gian thảo luận về vấn đề này. Tất cả ý kiến của các Anh/Chị đều có ý nghĩa đối với khảo sát

1. Theo Anh/Chị, dấu hiệu nào để nhận biết là người dùng cuối có chấp nhận/ không chấp nhận việc sử dụng hệ thống ERP?

2. Theo các Anh/Chị, yếu tố giới tính và yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP hay không (ví dụ: Nhân viên là nam giới sẽ dễ dàng chấp nhận sử dụng hệ thống hơn là nữ, nhân viên trẻ tuổi dễ chấp nhận hơn nhân viên lớn tuổi)? Các yếu tố này có quyết định đến việc chọn nhân viên trong phòng ban các Anh/Chị tham gia vào dự án ERP hay không? 3. Theo các Anh/Chị, kinh nghiệm đã sử dụng một hệ thống ERP (hoặc hệ thống tương tự) có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của một nhân viên hay không? Các yếu tố này có quyết định đến việc chọn nhân viên trong phòng ban các Anh/Chị tham gia vào dự án ERP hay không? 4. Các Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến về các yếu tố sau:

a. Kỳ vọng kết quả thực hiện (Performance Expectancy): được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin rằng khi sử dụng một hệ thống đặc thù nào đó sẽ giúp họ đạt được lợi ích khi thực hiện công việc

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Sử dụng hệ thống ERP giúp tôi tăng năng suất trong công việc (làm được nhiều việc hơn)

 Sử dụng hệ thống ERP giúp tôi cải thiện hiệu suất công việc (làm việc ít sai sót hơn)

 Tóm lại, hệ thống ERP giúp tôi làm việc hiệu quả hơn (đạt kết quả tốt hơn)

 Tôi cảm thấy hệ thống ERP hữu ích cho công việc của mình

Các anh/chị vui lòng cho biết:

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên.

b. Kỳ vọng nỗ lực được định nghĩa là mức độ dễ dàng sử dụng hệ thống  Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi hiểu rõ cách thức để làm việc trên hệ thống (biết cách thao tác trên hệ thống)

 Quy trình xử lý thông tin trong hệ thống rất dễ hiểu.  Rất dễ dàng để học được các cách thao tác trên hệ thống

Các anh/chị vui lòng cho biết:

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

c. Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thức rằng những người quan trọng khác (người quản lý/quản lý trực tiếp, đồng nghiệp..) tin rằng anh ta/cô ta nên sử dụng hệ thống mới

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi sử dụng hệ thống ERP vì người quản lý trực tiếp của tôi tin rằng tôi nên sử dụng hệ thống này trong công việc

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

d. Đào tạo: công tác hướng dẫn cho người dùng cuối sử dụng hệ thống Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi đã hoàn thành các khóa học về ERP

 Thông qua chương trình đào tạo, mức độ hiểu biết của tôi về hệ thống ERP tăng lên đáng kể

 Người hướng dẫn đã cũng cấp cho tôi đầy đủ các kiến thức cần thiết để sử dụng hệ thống ERP

 Tài liệu hướng dẫn trong khóa học được cung cấp đầy đủ và chi tiết

 Người hướng dẫn trong khóa học đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình  Chương trình đào tạo giúp tôi tự tin khi làm việc với hệ thống

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

e. Chia sẻ niềm tin: niềm tin của những người dùng cuối tin rằng hệ thống một cách tổng thể sẽ có ảnh hưởng tich cực đến tổ chức

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Đồng nghiệp tôi tin vào lợi ích mà hệ thống mang lại cho doanh nghiệp

 Những người quản lý trong doanh nghiệp tôi tin vào lợi ích mà hệ thống mang lại

Các anh/chị vui lòng cho biết:

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

f. Truyền thông trong dự án: Các thông tin trong quá trình triển khai dự án được truyền thông đến người dùng đầy đủ

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Việc triển khai hệ thống luôn được truyền thông đầy đủ đến tôi  Tôi luôn được truyền thông về ERP thông qua các phương tiện

truyền thông trong công ty ( bản tin, email…)

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

g. Khoảng cách quyền lực: là mức độ các cá nhân trong tổ chức chấp nhận sự không công bằng về phân phối quyền lực (Hofstede). Tổ chức có khoảng cách quyền lực lớn sẽ ít có sự đổi mới bởi vì con nguời trong tổ chức đề cao và tôn kính quyền lực, ít có sáng kiến, ít chủ động trong việc xem xét và thảo luận về công nghệ mới và hầu nhu nhân viên chờ dợi hiệu lệnh cụ thể từ nguời có quyền hoặc từ ý kiến của cấp trên

 Tôi được cấp trên khuyến khích đưa ra những đề xuất mới để cải thiện cho hệ thống ERP phục vụ tốt hơn

 Tôi không ngại khi đưa ra những ý kiến không bằng lòng về hệ thống ERP với cấp trên

 Cấp trên của tôi thường tham khảo ý kiến của nhân viên khi các quyết định liên quan đến hệ thống ERP

 Cấp trên của tôi là người dân chủ, ít khi độc đoán và gia trưởng đối với những công việc có liên quan đến ERP

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

h. Định hướng dài hạn: nhân viên trong tổ chức có định huớng dài hạn là nhân viên có suy nghĩ và quan tâm tới tương lai. Nhân viên có định huớng dài hạn đuợc đặc trưng bởi tính bền bỉ, thích nghi đuợc với hoàn cảnh mới, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với những điều vừa thay đổi, kiên nhẫn chờ đợi kết quả, kiên trì theo đuổi mục tiêu với niềm tin là những kết quả tốt nhất sẽ đến

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi kiên trì làm việc trên hệ thống ERP để đạt được kỹ năng và kiến thức cho mục tiêu tương lai của tôi

 Tôi nghĩ rằng sử dụng ERP để làm việc thì sẽ nâng cao kinh nghiệm làm việc trên ERP, tốt cho resumé (bảng sơ yếu lý lịch) của tôi

 Tôi thường hành động vì mục tiêu lâu dài hơn là vì mục tiêu trước mắt

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

i. Tính tập thể: đại diện cho sự quan tâm gần gũi với cộng đồng xã hội, ở đó các cá nhân quan tâm đến lợi ích tập thể nhiều hơn là lợi ích của riêng cá nhân họ. Trong môi trường văn hóa tập thể, các cá nhân hành động dựa trên lợi ích của cả tập thể cho dù lợi ích đó có thể mâu thuẫn với lợi ích của cá nhân

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi sử dụng ERP vì thông qua ERP tôi có thể chia sẻ dữ liệu cho nhóm để lợi ích của nhóm được nâng lên

 Tôi tin rằng khi sử dụng ERP để làm việc thì việc làm đó là quan trọng cho những người khác

 Tôi sử dụng ERP vì không muốn cùng một dữ liệu, đã nhập rồ mà người khác phải nhập lần nữa

 Tôi nghĩ rằng nên chia sẻ với đồng nghiệp về kỹ năng làm việc trên ERP cũng như về kiến thức trong công việc để đồng nghiệp làm việc tốt hơn

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên

j. Hỗ trợ của đồng nghiệp: con người mong muốn chia sẻ kiến thức và kỹ năng làm việc của mình cho người khác và sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi hoàn thành công việc trên ERP là nhờ làm việc chung nhóm với người khác (làm việc nhóm)

 Đồng nghiệp của tôi sẵn sàng giải đáp và giúp đỡ trong việc sử dụng ERP

 Đồng nghiệp của tôi thường chia sẻ về kinh nghiệm liên quan đến ERP

 Đồng nghiệp của tôi thường chia sẻ về kiến thức, tài liệu hướng dẫn liên quan đến ERP

Các anh/chị vui lòng cho biết

 Các câu/từ trong các câu hỏi trên có rõ ràng, dễ hiểu không? Cần sửa đổi, bổ sung câu từ như thế nào?

 Có cần thêm/bớt câu hỏi nào để giúp làm rõ nghĩa cho định nghĩa trên k. Chấp nhận thệ thống:

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp làm rõ hơn định nghĩa trên

 Tôi luôn sẵn sàng sử dụng ERP

 Tôi rất hứng thú với việc sử dụng erp trong công ty

 Tôi muốn hệ thống ERP được triển khai và sử dụng trong toàn bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối tại việt nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)