Nhận thức của người dùng cuối đóng vai trò quan trọng trong sự chấp nhận ban đầu của một công nghệ thông tin đặc thù. Tuy nhiên, khi mà người dùng có kinh nghiệm về công nghệ thì nhận thức này có thể thay đổi.
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) là mô hình nghiên cứu theo quan điểm tâm lý xã hội nhằm xác định các yếu tố của xu hướng hành vi có ý thức. Được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Aj en (1975, 1980), đây được xem như là nghiên cứu tiền đề cho các lý thuyết về thái độ. Trong mô hình này hành vi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành động tiêu dùng, ngoài ra còn 2 yếu tố khác là yếu tố thái độ và chuẩn chủ quan của con người[31]
Hình 2.3: Mô hình TRA
Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được Aj en xây dựng từ lý thuyết TRA và bổ sung thêm yếu tố nhận thức hành vi, yếu tố này được xem như là những kỹ năng cần thiết, những nhận thức của riêng từng cá nhân hướng tới việc đạt kết quả. Mô hình này được xem như tối ưu hơn mô hình gốc trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một hoàn cảnh nghiên cứu
Mô hình TAM (technology acceptance model) được xây dựng bởi Fred Davis(1989) và Richard Bago i (1992) đã dựa trên nên tảng của lý thuyết TRA cho việc thiết lập các mối liên hệ giữa các biến để giải thích hành vi của con người trong việc chấp nhận sử dụng hệ thống thông tin[31]
Hình 2.5: Mô hình TAM
Trong mô hình này, nhận thức tính hữu ích (ích lợi cảm nhận) của công nghệ được định nghĩa là mức độ mà người dùng cảm nhận được sự hữu ích do công nghệ mang lại, họ tin rằng nhờ công nghệ sẽ làm tăng lên thành quả công việc của họ. Con người có dùng hay không dùng một ứng dụng nào đó thì dựa vào việc ứng dụng đó có giúp họ thực hiện công việc của họ tốt hơn hay không. Nhân tố < biến bên ngoài> góp một phần quan trọng trong việc giải thích hành vi chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng..
Theo Bhattacherjee, người dùng cuối sẽ thỏa mãn hơn với sản phẩm dịch vụ khi họ nhận thấy nó hữu ích hơn các sản phẩm dịch vụ khác. Vì thế, nhận thức tính hữu ích là nhân tố chính trong hành vi chấp nhận sử dụng hệ thống ERP của người dùng cuối[32].
Nhận thức tính dễ sử dụng (dễ sử dụng cảm nhận) là nói đến mức độ mà người dùng cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi học và sử dụng công nghệ. Người dùng cuối cho rằng một ứng dụng được đưa ra rất hữu ích, nhưng cùng thời điểm đó, ứng dụng quá khó để sử dụng, thì lợi ích mang lại từ việc sử dụng ứng dụng không đủ bù đắp cho nỗ lực sử dụng nó.
Ngoài ra một hệ thống sẽ được chấp nhận nhanh chóng nếu người dùng cuối có thể học cách sử dụng một cách dễ dàng. Một hệ thống nâng cao đặc tính này sẽ
làm tăng sự thỏa mãn của người dùng cuối. Vì thế, yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng được mong đợi là một yếu tố quan trọng về sự chấp nhận.
Việc sử dụng công nghệ sẽ hiệu quả hơn khi công nghệ làm cho nhân viên có thể sử dụng được thông tin và tự họ quyết định cách sử dụng công nghệ trong việc hỗ trợ họ thực hiện nhiệm vụ [1]
TAM được xem là mô hình được ứng dụng nhiều nhất trong việc giải thích hành vi sử dụng hệ thống
Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được xây dựng bởi Venkatesh và các cộng sự (2003) đã giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với hệ thống thông tin. Mô hình này phát triển dựa 8 lý thuyết, mô hình giải thích sự chấp nhận công nghệ trước đây: lý thuyết hành động hợp lý (TRA – Aj en và Fisshbei, 1980), Lý thuyết hành vi dự định (TPB – Ajzen - 1985), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Davis 1980, TAM 2 – Venkatesh và Davis 2000), Mô hình động cơ thúc đẩy (MM – Davis, Bagozzi, Warshaw 1992), Mô hình chấp nhận công nghệ kết hợp thuyết hành vi dự định (C-TAM-TPB, Taylor, Todd 1995), Thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT – Moore và Benbasat, 1991), thuyết nhận thức xã hội (SCT – Compeau Higgins, 1995), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU – Thompson, Higgins, Howell 1991). Trong đó TRA, TPB và TAM có ảnh hưởng nhiều nhất đến UTAUT[8]
.
Mô hình UTAUT bao gồm các yếu tố tác động trực tiếp tới ý định hành vi (BI):
Hiệu quả mong đợi (PE): mức độ mà cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp đạt hiệu quả công việc cao hơn
Nỗ lực mong đợi (EE): mức độ dễ dàng sử dụng hệ thống
Ảnh huởng xã hội (SI): mức độ cá nhân nhận thức nguời khác tin rằng nên sử dụng hệ thống mới
Ðiều kiện thuận lợi (FC): mức độ mà cá nhân tin rằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc sử dụng hệ thống là yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi sử dụng (UB).
Giới tính (G), tuổi tác (A), kinh nghiệm (E) và tự nguyện sử dụng (VU) là các yếu tố gián tiếp tác động đến các yếu tố chính về ý định và hành vi sử dụng (Venkatesh và các cộng sự, 2003).
Mô hình UTAUT giải thích đuợc 70% các truờng hợp trong ý định hành vi sử dụng tốt hơn các mô hình truớc Mô hình UTAUT được dùng nhiều trong các nghiên cứu về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới.