Cán bộ thư viện trong môi trường điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 84)

7. Bố cục luận văn

2.3.4. Cán bộ thư viện trong môi trường điện tử

Kỷ nguyên thông tin vừa tôn vinh vừa đặt ra những thách thách thức đối với hoạt động thông tin thư viện. Người cán bộ thư viện ngày nay đang thực hiện vai trò cầu nối giữa một bên là dòng thác thông tin tăng trưởng nhanh chóng và một bên là nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng lớn và khắt khe.

Người cán bộ thư viện hôm nay phải biết khám phá, giúp người đọc xác định được nhu cầu của họ, thậm chí còn phải biết khơi gợi, tạo lập cho người đọc những nhu cầu thông tin mới. Họ không chỉ biết tổ chức ngăn nắp, khoa học tài liệu và đặt nó trong tình trạng sẵn sàng hoạt động mà còn phải biết tạo ra các sản phẩm dịch vụ trên nguồn tin sẵn có, làm gia tăng giá trị sử dụng của thông tin. Người cán bộ thư viện thông tin của chúng ta xưa nay hoạt động và tư duy công việc một cách thụ động thì nay người cán bộ thư viện phải có khả năng marketing thông tin để hướng người đọc, người dùng tin đón nhận, chia sẻ, cộng tác với mình trong công việc.

Việc sử dụng các công nghệ thông tin để nâng cao tỷ lệ phổ biến thông tin đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chức năng của thư viện truyền thống và các dịch vụ được thiết kế để xử lý thông tin in ấn. Cán bộ thư viện hiện nay

đang đối mặt với các thách thức lớn. Họ phải bổ sung kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng công nghệ thông tin mới nhằm cung cấp dịch vụ đáp ứng cho người dùng thư viện. Cán bộ thư viện phải kết hợp hài hoà dịch vụ truyền thống với các công nghệ mới trong tạo lập, thu thập, cô đọng và truyền tải thông tin.

Trong những năm qua đội ngũ cán bộ của Trung tâm đã nắm vững và vận hành một hệ thư viện bước đầu được tin học hóa tương đối đồng bộ ở tất cả các khâu nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ trẻ của Trung tâm với nghiệp vụ vững vàng đã tham gia đào tạo, giảng dạy tại các cơ sở đại học, sau đại học hàng đầu tại Việt Nam, đã từng tham gia nhiều dự án, nhiều chương trình lớn của quốc gia và quốc tế với nhiều vai trò khác nhau: chỉ đạo, tư vấn, điều hành… Trong đó, có nhiều cán bộ được đào tạo dài hạn, ngắn hạn hoặc tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế chuyên ngành thông tin-thư viện tại các nước như: Mỹ, Nga, Pháp, Đức, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan...

Với vai trò là Chủ tịch Liên hiệp thư viện đại học phía Bắc, đội ngũ cán bộ Trung tâm đã thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin-thư viện, xuất bản cho các thư viện đại học trong cả nước và cho Đại học Quốc gia Lào.

Sự thành công của một dự án phụ thuộc vào 3 yếu tố: Con người, tài chính và kỹ thuật, trong đó yếu tố con người là quyết định. Vì vậy, vấn đề đào tạo, phát triển nguồn lực cho việc quản lý, vận hành và khai thác một hệ thống thư viện điện tử hiện đại, mang tầm vóc của một trung tâm thông tin thư viện đẳng cấp quốc tế là một hoạt động có tính chiến lược. Từ những yêu cầu mới của việc hiện đại hóa Trung tâm và kế hoạch chiến lược phát triển của ĐHQGHN trong những năm tới cho thấy cần phải tổ chức đào tạo và bồi dưỡng bằng nhiều loại hình cho những nhóm đối tượng khác nhau, trước hết

là đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản trị nhằm khai thác tối đa năng lực của hệ thống thông tin.

Từ khi thư viện xuất hiện cho đến nay đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với các loại hình thư viện khác nhau. Tuy nhiên ở bất kỳ thời kỳ nào thì mục tiêu hướng tới của thư viện chính là người dùng tin. Mọi biện pháp, sáng tạo ra các sản phẩm- dịch vụ thông tin đều xuất phát từ nhu cầu của bạn đọc. Mỗi thư viện từ truyền thống cho đến hiện đại đều lựa chọn đối tượng người dùng tin nhất định của mình để phục vụ. Mối quan hệ giữa thư viện và bạn đọc ngày càng trở nên khăng khít, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bạn đọc đến thư viện để bổ sung kiến thức nâng cao trình độ còn thư viện căn cứ vào nhu cầu của người dùng tin để đầu tư phát triển cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)