Phần mềm thư viện điện tử Virtual

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 77)

7. Bố cục luận văn

2.3.2.Phần mềm thư viện điện tử Virtual

Lựa chọn được phần mềm vừa thân thiện với người dùng tin, lại vừa tích hợp được các tính năng kỹ thuật tiên tiến là bài toán cần lời giải ngay đối với Trung tâm. Phần mềm thư viện tích hợp Libol 5.5 là phần mềm trong nước được thiết kế rất linh hoạt, giá thành hợp lý, đáp ứng các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ của ngành song tính linh hoạt, khả năng bao quát, lưu trữ của phần mềm còn hạn chế. Trong khi đó, tài liệu ngày càng gia tăng cả về số lượng và dung lượng. Tất yếu phải có sự lựa chọn phần mềm khác đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra cho Trung tâm trong giai đoạn mới- giai đoạn hoàn thiện quá trình điện tử hóa tiến tới môi trường số hóa. Qua khảo sát, nghiên cứu và cân nhắc, Trung tâm quyết định lựa chọn phần mềm quản lý thư viện Virtual để thay thế Libol 5.5. Phần mềm này bắt đầu được triển khai và cài đặt từ tháng 10/2010. Trong năm học 2009-2010 Trung tâm triển khai đào tạo hướng dẫn, cài đặt, chuyển đổi dữ liệu để nhanh chóng đưa vào sử dụng hệ điều hành thư viện điện tử Vitual với nhiều tính năng ưu việt thay thế cho phần mềm thư viện cũ.

Phần mềm quản lý thư viện Virtual do công ty VTLS Inc- Mỹ xây dựng và được sử dụng tại hơn 90 thư viện trên toàn thế giới. Phần mềm này có khả năng quản lý tới hàng triệu biểu ghi, chạy ổn định trên hệ điều hành UNIX, hệ quản trị dữ liệu Orade. Về mặt kỹ thuật, Virtual được cấu trúc tới 3 tầng khách/chủ, hỗ trợ bảng mã Unicode cho từng loại ngôn ngữ. Giao diện người dùng dưới hình thức đồ họa sinh động và hỗ trợ chuẩn truy cập, tìm kiếm thông tin qua cổng Z39.50. Phần mềm này tuân thủ đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ trên thế giới như chuẩn biên mục MARC, kết nối liên thư viện, chuẩn SIP2, tích hợp với hệ thống RFID và các thiết bị tự động. Số modul mà phần

mềm Virtual thiết kế ít hơn (biên mục, bổ sung, lưu thông, OPAC, quản lý ấn phẩm nhiều kỳ), những tính năng tương hỗ được đặt chung vào một modul.

Hệ thống Virtual bao gồm 3 thành phần chính: -Giao diện người dùng

-Hệ thống máy chủ -Hệ thống CSDL

Máy trạm Virtual là giao diện chính kết nối người dùng với hệ thống, tương tác bởi các giao diện đồ họa dễ sử dụng. Phần mềm này còn hỗ trợ rất nhiều tính năng thân thiện với người dùng, như: người dùng được lựa chọn ngôn ngữ trên máy trạm, Virtual sẽ hiển thị phần dịch tương ứng mà người dùng đã tạo thông qua “Virtual Language Editor”, sử dụng giao thức Z39.50 cho mọi hoạt động, chạy trên Windows và các trình duyệt web khác

Hệ thống máy chủ giúp cán bộ quản trị mạng của Trung tâm tự chỉnh nhiều tính năng như thiết lập, xem và chỉnh sửa các thông số của từng module, thông tin người sử dụng, cấu hình nội dung biểu ghi xuất hiện trên OPAC, lưu thông và cổng thông tin tích hợp iPortal. Hệ thống này kết nối thẳng với CSDL Oracle- một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ nhất thế giới, nó có tính có tính an toàn, bảo mật cao, tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu, cho phép các user truy nhập tới CSDL phân tán như một khối thống nhất.

Phần mềm Virtual còn được hỗ trợ bởi cổng thông tin tích hợp iPortal, cho phép người dùng sử dụng dịch vụ trên OPAC và lưu thông từ xa trên trình duyệt web và công nghệ hình ảnh đồ họa vector sinh động. Bạn đọc của Trung tâm tìm kiếm thông tin theo phương thức tìm đơn giản hoặc nâng cao, có thể tìm kiếm cùng lúc nhiều CSDL.

Modul bổ sung có tính tích hợp và tương tác cao, dễ dàng tạo đơn đặt bằng cách kéo- thả. Phần mềm tự động nhận khi có hóa đơn, tạo biểu ghi sơ lược và có thể truy cập ngay vào danh sách mới.

Modul biên mục được thiết kế bằng giao diện đồ họa (GUI) để thay thế những dòng lệnh tương tác với máy tính, thân thiện với người sử dụng, làm cho máy tính trở nên sử dụng dễ dàng hơn đối với người dùng không có kinh nghiệm nhiều. Cán bộ thư viện sẽ trực tiếp biên mục và sửa trên biểu ghi gốc dựa trên MARC 21, chuẩn biên mục FRBR, Unicode.

Module lưu thông quản lý biểu ghi bạn đọc theo MARC, quản lý tiền phạt, áp dụng công nghệ RFID tự động mượn- trả, báo cáo và theo dõi tài khoản,…

Module quản lý ấn phẩm nhiều kỳ. Module này tự động tạo biểu ghi ấn phẩm, công cụ pattern editor dễ sử dụng, tạo các biểu ghi nhanh và dễ dàng.

Với những thông tin trên cho thấy, phần mềm Virtual là sự lựa chọn thay thế đúng đắn để Trung tâm có thể quản lý tốt hơn tài nguyên số và thân thiện hơn với người dùng tin.

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 77)