Nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 31)

7. Bố cục luận văn

1.3.5.Nguồn lực thông tin

Thế giới đang trong quá trình “xã hội thông tin toàn cầu”. Việc hướng tới sự định hình một xã hội thông tin ở từng nước đã đặt ra yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng thông tin như một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia. Với sự phát triển của mạng Internet, không gian thông tin của nhân loại được mở rộng và lớn hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều trang Web được xây dựng trên mọi lĩnh vực để đăng tải và truyền thông tin. Các bản tin, các loại ấn phẩm, các cơ sở dữ liệu, các cuộc thảo luận và tham

vấn được xuất hiện trên mạng Internet. Mọi hoạt động trong xã hội hiện đại điều phải dựa trên thông tin.

Nắm bắt được xu thế thời đại, xác định chính xác vị trí của nguồn lực thông tin trong một cơ quan thông tin – thư viện, Trung tâm dành rất nhiều sự đầu tư phát triển nguồn lực nội sinh và ngoại sinh- tiền đề để xây dựng một thư viện điện tử hiện đại.

Là một trong bốn thành tố cơ bản (nguồn lực thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ thư viện, người dùng tin) cấu thành thư viện và cơ quan thông tin, nguồn lực thông tin phản ánh tiềm lực của mỗi thư viện và cơ quan thông tin trong quá trình xây dựng và phát triển. Đối với các trường đại học, trong quá trình hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhà trường đã tạo ra một khối lượng tài liệu có giá trị gọi là nguồn tin nội sinh bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hội nghị, hội thảo... Đây là nguồn thông tin rất có giá trị, phục vụ đắc lực cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, sinh viên.

Kho tài liệu hiện có tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN khá phong phú. Trong 17 năm qua (1993-2010) Trung tâm đã bổ sung hơn 15.000 đầu sách với 250.000 cuốn, ngoài ra còn tiếp nhận một số lượng lớn sách, báo, tạp chí về các khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, công nghệ, ngôn ngữ, kinh tế, luật... từ nguồn tài trợ của Quỹ Ford, quỹ Châu Á... đưa tổng số sách của Trung tâm lên tới hơn 130.000 đầu sách với gần 700.000 bản, 2.145 tên tạp chí với 450.000 cuốn. Đặc biệt, Trung tâm đã bổ sung vào kho tư liệu nhiều dạng tài liệu mới và quý: 2000 thác bản văn bia, hơn 500 đơn vị tài liệu nghe nhìn, hàng chục CSDL trên đĩa CD-ROM và trực tuyến trên mạng, gồm:

+ 6 CSDL tạp chí điện tử tóm tắt và toàn văn với tổng số 9.757 tên tạp chí (8.306.140 bài), bao gồm các CSDL hàng đầu thế giới như: ScienceDirect,

ProQuest Central, IEEE Computer Sciences, SpringerLink Journals, Wilson OmiFile Complete on eBridge Platform...

+ 5 CSDL sách điện tử với tổng số 56.127 cuốn gồm các CSDL eBary Academic Complete, International Engineering Consortium, SIAM eBooks, Springer eBooks copyright collection 2005 & 2007

+ Bộ giáo trình học tiếng Anh Lang Master

Trung tâm đã chuyển dạng số hàng chục giáo trình chuyên ngành của các tác giả là cán bộ của ĐHQGHN

Với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đưa thông tin tới tay người dùng tin nhanh nhất, chính xác nhất, từ những năm đầu thành lập, Trung tâm đã xây dựng Bản tin điện tử được lưu hành nội bộ trong ĐHQGHN. Định kỳ xuất bản 1 tháng/ấn phẩm, Bản tin mang đến cho bạn đọc những thông tin mới nhất về thư mục sách mới trong kho và được cập nhật hàng tháng. Ngoài ra, Trung tâm còn tiến hành xây dựng thư mục tóm tắt luận án, luận văn của các tác giả thuộc ĐHQGHN. Đây là công cụ hữu hiệu để bạn đọc tra cứu và là cơ sở để các thế hệ tiếp sau lựa chọn đề tài nghiên cứu.

Là cơ quan thông tin trực thuộc trường Đại học với số lượng người dùng tin đa dạng đòi hỏi Trung tâm phải tạo ra các loại hình dịch vụ. Từ dịch vụ cung cấp tài liệu gồm đọc tại chỗ và mượn về nhà cho đến cung cấp bản sao tài liệu gốc. Bộ phận chiếm tỷ trọng lớn của nguồn tin nội sinh trong trường đại học là tài liệu xám. Từ đặc điểm này, có thể thấy, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ sẽ là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vì thế, trong quá trình triển khai dịch vụ sao chụp các tài liệu xám, Trung tâm phải tính đến việc hạn chế sao chụp toàn bộ một tài liệu để cung cấp cho người dùng tin, cũng như số lượng bản sao chụp cần hạn chế ở mức thấp nhất. Ngoài ra, Trung tâm còn có dịch vụ cung cấp thông tin định kỳ theo yêu cầu đặt trước của bạn đọc. Hàng năm, Trung tâm tiến hành triển lãm sách để giới thiệu sách mới đến với bạn đọc. Nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt

động thông tin thư viện, Trung tâm tiến hành dịch vụ hỏi đáp, tổ chức hội nghị bạn đọc có sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà văn, nhà thơ và cán bộ thư viện để người dùng tin đánh giá về các mặt hoạt động, tinh thần phục vụ của cán bộ thư viện.

Cùng với sự phát triển của công nghệ số, các dịch vụ thông tin điện tử của Trung tâm ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng tin hiện đại. Các dịch vụ đó bao gồm:

- Dịch vụ truy cập Internet: cung cấp thông tin trên mạng Internet và Intranet đồng thời người dùng tin có quyền truy cập đến kho tư liệu của các thư viện khác trên thế giới thông qua giao thức Z39.50 và trao đổi thông tin bằng email.

- Dịch vụ khai thác đa phương tiện

- Dịch vụ trao đổi thông tin qua trang Web và diễn đàn của Trung tâm.

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 31)