Nguồn tin điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 70)

7. Bố cục luận văn

2.2.5.Nguồn tin điện tử

Từ 5 CSDL ban đầu lưu trữ trên đĩa CD-ROM qua các giai đoạn phát triển và hội nhập, Trung tâm đã có trong tay hàng ngàn biểu ghi thư mục, tóm tắt, toàn văn của các tạp chí lớn trong và ngoài nước về đầy đủ các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, máy tính, kinh tế, luật,..

Năm 2002 Trung ta đã mua quyền truy cập CSDL Omnifile để người dùng tin ĐHQGHN có thể tra cứu trên mạng Intranet. Năm 2004 Trung tâm tiếp tục mua bổ sung hai CSDL trực tuyến về toán học và các khoa học liên quan là SIAM và Project Euclid. Các năm tiếp sau, Trung tâm đã dành phần lớn kinh phí cho việc bổ sung tài liệu trực tuyến và mua quyền truy cập CSDL của các nhà xuất bản lớn trên thế giới như: CSDL tạp chí về khoa học máy tính và viễn thông IEEE & CAM, kết nối Spinger Link với 8 ngành khoa học. Ngoài ra, Trung tâm còn mua sách điện tử Springer Link Ebook Copyright 2005; từ điển điện tử E-Lexicon Pro 2.0 và CSDL LangMaster học tiếng Anh

trực tuyến mua bản quyền của công ty Edusoft giúp cho các cán bộ, sinh viên của ĐHQG HN nâng cao trình độ ngoại ngữ, ….

Cùng với sự gia tăng không ngừng số lượng tài liệu điện tử và tài liệu truyền thống Trung tâm ngày càng thu hút được nhiều đối tượng người dùng tin đến khai thác, sử dụng. Những con số thống kê hàng năm sau đây cho ta thấy được hiệu quả công tác thông tin của đơn vị

Năm học Tổng số bạn đọc Lượt tài liệu

2004-2005 18.720 868.729

2005-2006 21.383 1.259.447

2006-2007 21.000 1.034.415

2007-2008 24.080 1.353.927

Kết quả này cho thấy bạn đọc đến Trung tâm ngày một nhiều hơn, các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm đã đáp ứng được tương đối tốt nhu cầu học tập nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN

2.3. Giai đoạn từ quý II năm 2008 đến nay: Dự án đầu tƣ chiều sâu của ĐHQGHN

Năm 2008, dự án đầu tư chiều sâu của Trung tâm “Xây dựng và phát triển thư viện điện tử tại Trung tâm TT-TV, ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nghiên cứu khoa học và đào tạo đẳng cấp quốc tế”bắt đầu được triển khai với tổng kinh phí 41 tỉ đồng. Theo đó, Trung tâm tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ phù hợp và có đủ khả năng kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin với hệ thống các trung tâm thông tin thư viện trong nước và quốc tế; đồng thời đưa Trung tâm trở thành Trung tâm TT-TV đầu mối thông qua việc tạo lập một hệ thống quản lý khai thác, chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức qua mạng với các bài giảng, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học, các CSDL

điện tử chuyên ngành trong nước và một số nước khác trong khu vực. Kinh phí đầu tư của hạng mục này là hơn 14 tỉ đồng.

2.3.1. Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và công nghệ

Việc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cho Trung tâm được dựa trên thiết kế như sau:

Hình 18: Đề xuất sơ đồ đấu nối vật lý mạng Trung tâm

Với mô hình trên ta thấy rõ cả tính sẵn sàng cao lẫn tính mở rộng theo chiều dọc rất tốt. Việc có tới hai cân bằng tải (Loadbalancer) làm việc song song với nhau ở chế độ sao lưu chuyên dụng (hot-backup) đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối các yêu cầu từ người sử dụng đến các máy chủ bên trong làm cho hệ thống luôn có thể cung cấp được dịch vụ. Các máy chủ được sử dụng tùy vào năng lực của mình, mỗi khi tải của toàn bộ hệ thống đạt ngưỡng cao, ta có thể dễ dàng tăng thêm các máy chủ làm cho năng lực của toàn bộ hệ thống được nâng lên, giải quyết việc quá tải chung của toàn hệ thống. Việc triển khai kỹ thuật máy chủ ảo (virtual server) như vậy cũng làm

cho việc một vài máy chủ hỏng hóc chỉ làm giảm năng lực của toàn hệ thống mà không gây đình trệ, gián đoạn hoạt động của hệ thống.

Có thể nhận thấy, hệ thống an ninh mạng rất quan trọng khi hệ thống thông tin của Trung tâm được kết nối vào mạng Internet. Các ứng dụng và dịch vụ được cung cấp trên mạng Internet nếu không có biện pháp an ninh và bảo mật tốt thì hệ thống dữ liệu sẽ bị tấn công. Do vậy hệ thống an ninh mạng là không thể thiếu. Trung tâm đã lựa chọn triển khai Firewall Nokia IP390. Tường lửa này cung cấp đầy đủ các tính năng bao gồm tường lửa, phát hiện đột nhập, antivirus, anti-spyware, tường lửa cho các ứng dụng web, bảo mật cho VoIP, ngăn chặn các kết nối cá nhân, lọc web cũng như bảo đảm kết nối điểm tới điểm và từ xa tới một cách an toàn.

Song song với hệ thống an ninh mạng (firewall), Trung tâm đặc biệt quan tâm đến hệ thống an ninh kho mở. Tiếp thu thành quả của ngành bảo mật thế giới, Trung tâm đã lựa chọn hệ thống RFID (Radio Frequency Identification- Nhận dạng sóng tần số radio). RFID có rất nhiều tính năng ưu việt như: cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID; đọc và ghi thông tin, không cần mã vạch, đọc hơn một quyển sách tại một thời điểm thời gian, chống trộm, dễ dạng quản lý giá sách, trả sách tự động... Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm. Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Khi sử dụng thẻ RFID cho sách, sẽ không cần việc quét mã như khi sử dụng hệ thống mã vạch. Hơn nữa, hệ thống RFID cho phép nhận dạng đồng thời nhiều thẻ, quản lý kho nhanh chóng và tự động

Hình 19: Thẻ RFID

Để phát huy tối đa tiện ích của công nghệ RFID, Trung tâm đầu tư 2 bộ thiết bị đi kèm bao gồm:

- Hai cánh cổng an ninh nằm ở cửa vào thư viện, có tác dụng báo động đối với các tài liệu được mang trái phép ra khỏi phòng đọc

Hình 20: Cổng an ninh

- Trạm lưu thông - Trạm lập trình

- Thiết bị kiểm kê cầm tay

Hình 21: Thiết bị kiểm kê cầm tay

Ngoài ra, một số hệ thống camera sẽ được bố trí để quan sát được các hoạt động trong phòng đọc mở và phòng đọc sách quý hiếm để đảm bảo không thất thoát sách, báo tài liệu của Trung tâm

Việc triển khai các thiết bị chuyển mạch lớn, thông minh tại trung tâm tin học và các tầng, phòng đọc cho phép triển khai các ứng dụng trên nền vận hành liên tục ba chương trình (triple play) bao gồm data, voice, video mà trong đó các ứng dụng như VoIP, IPTelephony, Video conferencing rất khả quan. Đồng thời, các thiết bị chuyển mạch đó cũng tạo tiên đề cho việc triển khai các dịch vụ cung cấp nội dung tài liệu đa phương tiện của thư viện số hiê ̣n đại.

Cung cấp Intranet/Internet qua mạng WIFI với mạng lưới các điểm truy cập đặt trong khuôn viên của Trung tâm là một trong những nội dung khi xây dựng thư viện điện tử. Dịch vụ này sẽ làm tăng đáng kể việc sử dụng có hiệu quả các thông tin mà Trung tâm có, cũng như giảm thiểu được áp lực thiếu máy tính cá nhân dùng chung. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của CNTT, giá máy tính xách tay đang có chiều hướng giảm mạnh, nhiều sinh viên có thể tự trang bị máy tính xách tay phục vụ việc học tập, vui chơi và giải trí của mình. Tuy nhiên việc triển khai cụ thể mạng WIFI có thể đòi hỏi một đánh giá cụ thể, lựa chọn phương cách cung cấp dịch vụ, khảo sát thiết kế tại chỗ nơi đặt các điểm truy cập nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc triển khai dịch vụ này.

Như chúng ta đã biết, việc mua một chiếc máy tính để kết nối với Internet khá đắt. Vì khi đó, ngoài việc mua máy tính bạn còn phải trả chi phí cho hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, quản trị và nâng cấp thiết bị trong quá trình sử dụng. Chủ trương xây dựng một Trung tâm TT-TV hiện đại với mạng WIFI phục vụ cho việc tra cứu rất cần có sự đầu tư đồng bộ máy tính cá nhân với tiêu chí gọn- nhẹ- tích hợp nhiều tính năng. Vì thế, Trung tâm đã nghiên cứu sử dụng giải pháp công nghệ Sunray trong công tác tra cứu của bạn đọc. Sunray là giải pháp máy tính để bàn không phần cứng của công ty Sun Microsystems. Thiết bị này có thể kết nối mạng chuẩn mà không cần cấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình, không ứng dụng, không hệ điều hành tại chỗ, hoạt động im lặng và hoàn toàn linh hoạt cho mỗi người. Các ưu điểm của Sun Ray:

 Không nhiễm virus (không cần nâng cấp hệ điều hành hay phần cứng); tiêu thụ điện năng thấp (khoảng 11w).

 Dễ cài đặt, tiết kiệm chi phí quản lý, 2 quản trị viên cho khoảng 3.000 máy client (thin-client là máy tính mạng, loại thiết bị phần cứng đơn giản thường không có đĩa cứng, ổ CD-ROM hay các khe cắm mở rộng). Không cần phải bảo trì nâng cấp từng máy trạm như trước kia mà chỉ cần nâng cấp, bảo trì máy chủ

 Không có dữ liệu tại chỗ nên không có khả năng mất cắp, bảo mật nhờ xác thực bằng thẻ thông minh.

Trung tâm đã đầu tư 20 máy Thin-client làm máy trạm phục vụ công tác tra cứu của bạn đọc tại khu vực Thượng Đình, máy chủ cung cấp dịch vụ của máy Thin-client được tận dụng máy chủ cũ của Trung tâm.

Trong khuôn khổ của dự án thư viện điện tử, năm 2009 Trung tâm đề xuất đầu tư mua hệ thống số hóa sách đóng tập với công suất hơn 1.200 trang/giờ. Hiện Trung tâm đã tiến hành số hóa kho tài liệu luận văn luận án tiến sĩ để từng bước hình thành kho tài nguyên có giá trị khoa học cao phục vụ học tập, nghiên cứu của bạn đọc. Đến nay Trung tâm đã xây dựng được CSDL số hóa 2.000 luâ ̣n án tiến sĩ, luâ ̣n văn tha ̣c sĩ được bảo vê ̣ ở ĐHQGHN, 600 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ , cấp ĐH QG, cấp Nhà nước đã được nghiê ̣m thu.

Nói tóm lại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý và cơ sở vật chất của Thư viện là nền tảng cho sự phát triển tương lai và là cơ sở để cung cấp các dịch vụ. Trước những thay đổi trong thực tiễn tài chính, một thư viện thành công cần nắm bắt những giá trị phát triển mục tiêu như một phương tiện để duy trì và nâng cao các hoạt động cả hiện tại và tương lai. Bằng các nguồn tài trợ,

hợp tác với các cơ quan văn hoá khác để tăng cường phát triển nguồn tin điện tử, và cung cấp dịch vụ tốt hơn.

2.3.2. Phần mềm thư viện điện tử Virtual

Lựa chọn được phần mềm vừa thân thiện với người dùng tin, lại vừa tích hợp được các tính năng kỹ thuật tiên tiến là bài toán cần lời giải ngay đối với Trung tâm. Phần mềm thư viện tích hợp Libol 5.5 là phần mềm trong nước được thiết kế rất linh hoạt, giá thành hợp lý, đáp ứng các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ của ngành song tính linh hoạt, khả năng bao quát, lưu trữ của phần mềm còn hạn chế. Trong khi đó, tài liệu ngày càng gia tăng cả về số lượng và dung lượng. Tất yếu phải có sự lựa chọn phần mềm khác đáp ứng được các yêu cầu mới đặt ra cho Trung tâm trong giai đoạn mới- giai đoạn hoàn thiện quá trình điện tử hóa tiến tới môi trường số hóa. Qua khảo sát, nghiên cứu và cân nhắc, Trung tâm quyết định lựa chọn phần mềm quản lý thư viện Virtual để thay thế Libol 5.5. Phần mềm này bắt đầu được triển khai và cài đặt từ tháng 10/2010. Trong năm học 2009-2010 Trung tâm triển khai đào tạo hướng dẫn, cài đặt, chuyển đổi dữ liệu để nhanh chóng đưa vào sử dụng hệ điều hành thư viện điện tử Vitual với nhiều tính năng ưu việt thay thế cho phần mềm thư viện cũ.

Phần mềm quản lý thư viện Virtual do công ty VTLS Inc- Mỹ xây dựng và được sử dụng tại hơn 90 thư viện trên toàn thế giới. Phần mềm này có khả năng quản lý tới hàng triệu biểu ghi, chạy ổn định trên hệ điều hành UNIX, hệ quản trị dữ liệu Orade. Về mặt kỹ thuật, Virtual được cấu trúc tới 3 tầng khách/chủ, hỗ trợ bảng mã Unicode cho từng loại ngôn ngữ. Giao diện người dùng dưới hình thức đồ họa sinh động và hỗ trợ chuẩn truy cập, tìm kiếm thông tin qua cổng Z39.50. Phần mềm này tuân thủ đầy đủ các chuẩn nghiệp vụ trên thế giới như chuẩn biên mục MARC, kết nối liên thư viện, chuẩn SIP2, tích hợp với hệ thống RFID và các thiết bị tự động. Số modul mà phần

mềm Virtual thiết kế ít hơn (biên mục, bổ sung, lưu thông, OPAC, quản lý ấn phẩm nhiều kỳ), những tính năng tương hỗ được đặt chung vào một modul.

Hệ thống Virtual bao gồm 3 thành phần chính: -Giao diện người dùng

-Hệ thống máy chủ -Hệ thống CSDL

Máy trạm Virtual là giao diện chính kết nối người dùng với hệ thống, tương tác bởi các giao diện đồ họa dễ sử dụng. Phần mềm này còn hỗ trợ rất nhiều tính năng thân thiện với người dùng, như: người dùng được lựa chọn ngôn ngữ trên máy trạm, Virtual sẽ hiển thị phần dịch tương ứng mà người dùng đã tạo thông qua “Virtual Language Editor”, sử dụng giao thức Z39.50 cho mọi hoạt động, chạy trên Windows và các trình duyệt web khác

Hệ thống máy chủ giúp cán bộ quản trị mạng của Trung tâm tự chỉnh nhiều tính năng như thiết lập, xem và chỉnh sửa các thông số của từng module, thông tin người sử dụng, cấu hình nội dung biểu ghi xuất hiện trên OPAC, lưu thông và cổng thông tin tích hợp iPortal. Hệ thống này kết nối thẳng với CSDL Oracle- một cơ sở dữ liệu mạnh mẽ nhất thế giới, nó có tính có tính an toàn, bảo mật cao, tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu, cho phép các user truy nhập tới CSDL phân tán như một khối thống nhất.

Phần mềm Virtual còn được hỗ trợ bởi cổng thông tin tích hợp iPortal, cho phép người dùng sử dụng dịch vụ trên OPAC và lưu thông từ xa trên trình duyệt web và công nghệ hình ảnh đồ họa vector sinh động. Bạn đọc của Trung tâm tìm kiếm thông tin theo phương thức tìm đơn giản hoặc nâng cao, có thể tìm kiếm cùng lúc nhiều CSDL.

Modul bổ sung có tính tích hợp và tương tác cao, dễ dàng tạo đơn đặt bằng cách kéo- thả. Phần mềm tự động nhận khi có hóa đơn, tạo biểu ghi sơ lược và có thể truy cập ngay vào danh sách mới.

Modul biên mục được thiết kế bằng giao diện đồ họa (GUI) để thay thế những dòng lệnh tương tác với máy tính, thân thiện với người sử dụng, làm cho máy tính trở nên sử dụng dễ dàng hơn đối với người dùng không có kinh nghiệm nhiều. Cán bộ thư viện sẽ trực tiếp biên mục và sửa trên biểu ghi gốc dựa trên MARC 21, chuẩn biên mục FRBR, Unicode.

Module lưu thông quản lý biểu ghi bạn đọc theo MARC, quản lý tiền phạt, áp dụng công nghệ RFID tự động mượn- trả, báo cáo và theo dõi tài khoản,…

Module quản lý ấn phẩm nhiều kỳ. Module này tự động tạo biểu ghi ấn phẩm, công cụ pattern editor dễ sử dụng, tạo các biểu ghi nhanh và dễ dàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 70)