7. Bố cục luận văn
2.3.3. Tạo lập và phát triển tài nguyên số vấn đề trọng tâm trong xây
dựng TVĐT
Tài nguyên số là hạt nhân của thư viện điện tử. Tạo lập và phát triển kho tài liệu số hóa đòi hỏi phải đầu tư lớn và liên tục. ĐHQGHN với vai trò là một trong hai trường đại học đào tạo chất lượng cao hàng đầu của cả nước, với nhu cầu phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học đẳng cấp quốc tế, đào tạo tín chỉ, e-learning (đào tạo điện tử); đòi hỏi Trung tâm phải có kho tài nguyên tri thức khổng lồ, có khả năng đáp ứng tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo với chất lượng cao. Theo GS.TS. Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết , trường đang thực hiện Đề án 16+23 nhằm xây dựng 16 ngành đào tạo ĐH và 23 chuyên ngành đào tạo SĐH đạt trình độ quốc tế vào năm 2012. Theo học các chương trình này, sinh viên được hỗ trợ để học tiếng Anh nâng cao; từ năm thứ 2, bài giảng do các giáo viên nước ngoài và trong nước dạy bằng tiếng Anh; được thực hành, tham gia nghiên cứu tại các
phòng thí nghiệm hiện đại...Mục tiêu của nhà trường là tập trung đào tạo đáp ứng theo nhu cầu xã hội với nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể làm việc tại bất kỳ đâu trên thế giới với 77 ngành đào tạo, trong đó có 105 chuyên ngành đào tạo đại học khác nhau, có 5 chương trình đào tạo tài năng, 3 chương trình đào tạo tiên tiến, 20 chương trình chất lượng và nhiều chương trình đào tạo đặc biệt khác.
Từ thực tế đó, Trung tâm xác định việc đầu tư xây dựng và phát triển kho tài nguyên tri thức một mặt phải khởi tạo nguồn tài nguyên tri thức bằng cách xây dựng các CSDL điện tử chuyên ngành, xây dựng thư viện các bài giảng điện tử, đầu tư xây dựng và phát triển các nguồn tài nguyên số hóa (số hóa các luận án, luận văn, các giáo trình, sách giáo khoa của ĐHQGHN, các đề tài nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN); mặt khác từng bước kết nối với các trung tâm thông tin-thư viện lớn trong nước và quốc tế, các trung tâm học liệu của cả nước để khai thác tối đa các nguồn lực thông tin đã được đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, đồng thời làm giàu thêm kho tài nguyên tri thức của ĐHQGHN.
Phương án đầu tiên mà Trung tâm lựa chọn để tạo lập tài nguyên số là số hóa tài liệu nội sinh in trên giấy hiện có, ưu tiên số hóa luận án, luận văn, giáo trình, kết quả nghiên cứu khoa học. Công việc số hóa tài liệu nội sinh là nhiệm vụ trọng tâm, cần được triển khai trước khi bắt tay vào xây dựng thư viện điện tử. Bởi lẽ, sau khi xây dựng xong hạ tầng mạng và có các phần mềm Hệ thống, phần mềm TVĐT đầy đủ nhưng cơ quan vẫn không có hoặc có rất ít tài liệu số hoá nội sinh chắc chắn TVĐT đó không thể phát huy được hiệu quả. Bằng nguồn kinh phí của dự án thư viện điện tử, Trung tâm đầu tư hệ thống thiết bị số hóa Kirtas APT BookScan 1200 của Hoa Kỳ. Các sản phẩm sau khi số hoá bằng kỹ thuật và phần mềm Kirtas có chất lượng hình ảnh đẹp nhất, thậm chí đẹp hơn cả bản gốc. Kirtas mang đến một phương pháp sinh lợi và dễ dàng có thể số hoá các tài liệu trên giấy như bản viết tay, các tài liệu
tham khảo, luận văn, sách sử… và đưa nội dung lên mạng qua một giao diện hoàn hảo để phổ biến rộng khắp trên Internet và đồng thời đảm bảo được tính bảo mật. Hệ thống thiết bị số hóa được trang bị bao gồm: Máy số hóa với tốc độ tối đa là 1200 trang/giờ với tính năng lật giở trang tự động bằng cánh tay robot; 01 bộ máy tính Dell và phần mềm biên tập book scan editor (BSE) phục vụ công tác biên tập dữ liệu số hóa. Cho đến nay, Trung tâm đã tiến hành số hóa các tài liệu quý hiếm, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ với trên 200.000 trang tài liệu giấy xuất ra tài liệu số dưới các định dạng file .DOC, .PDF, PDFA để lưu trữ và hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu số.
Phương án thứ hai là Bổ sung/ tích hợp nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử đang được xuất bản (bản tin, tạp chí điện tử, các chế bản điện tử trước khi in ra trên giấy). Chúng ta đều biết: hầu hết các ấn phẩm hiện nay đều vừa xuất bản trên giấy vừa tồn tại dưới dạng điện tử và nếu tận dụng được nguồn này, ta sẽ tiết kiệm được nhiều công sức, thời gian. Với nguồn kinh phí đầu tư tài nguyên điện tử cho dự án có hạn, Trung tâm nghiên cứu, tận dụng triệt để chính sách ưu tiên của các Nhà xuất bản lớn trên thế giới. Trung tâm chú trọng bổ sung tài liệu tiếng Anh về 7 ngành đào tạo bậc đại học theo nhiệm vụ chiến lược đạt trình độ quốc tế, đó là: Khoa học máy tính, Công nghệ điện tử viễn thông, Ngôn ngữ học, Địa chất, Vật lý, Sinh học, Quản trị kinh doanh. Hiện nay, mỗi năm Trung tâm mua nhiều cơ sở dữ liệu điện tử online của nước ngoài nhưng bạn đọc chỉ được quyền truy cập trong một thời gian nhất định. Đến nay, Trung tâm đã xây dựng được hơn 95,3 nghìn biểu ghi từ các cơ sở dữ liệu Science Direct Subject Collection, ACM Digital Library on eBridge, SpringerLink. Cụ thể:
- Đăng ký dịch vụ truy cập cổng thư viện số của Hiệp hội Máy tính Mỹ (ACM) bao gồm trên 102,500 bài báo toàn văn từ các tạp chí chuyên ngành máy tính có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao (High Impact Factors) và tài liệu
chuyên khảo do ACM xuất bản và số lượng này đang tăng lên hàng tháng. Ngoài ra, dịch vụ này còn cung cấp trên 33.000 trích dẫn từ các bài báo trong tạp chí được xuất bản từ năm 1960 đến nay và trên 69.000 trích dẫn từ các bài báo được xuất bản trong 1,100 quyển tài liệu chuyên khảo kể từ năm 1986 đến nay.
- Mua quyền truy cập vào CSDL của Hiệp hội của các chuyên gia máy tính lớn nhất thế giới IEEE Computer Society.
- Tạp chí điện tử toàn văn Science Direct Subject Collection của Nhà xuất bản Elservier. Science Direct là một dịch vụ chuyển giao hơn 1800 tạp chí điện tử toàn văn có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao với gần 6 triệu bài báo về các lĩnh vực và chủ đề khoa học, công nghệ khác nhau, được công bố bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. ScienceDirect có các phương án lựa chọn cấp phép tối ưu, từ phương thức cơ bản là truy cập trực tiếp vào nguồn dữ liệu tới việc hỗ trợ khách hàng cùng chia sẻ một nguồn dữ liệu. Với nguồn kinh phí của dự án, Trung tâm quyết định lựa chọn mua thông tin hồi cố của Nhà xuất bản để sở hữu vĩnh viễn thông tin đơn vị đặt mua một lần. Căn cứ vào các chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN và phạm vi kinh phí Trung tâm đã đặt mua tạp chí chuyên ngành bao gồm 856 tạp chí điện tử toàn văn của Elsevier từ số xuất bản đầu tiên cho đến năm 1994 và được hưởng quyền truy cập miễn phí tới các bộ sưu tập.
- Tạp chí điện tử SpringerLINK là nguồn dữ liệu điện tử hàng đầu của NBX Springer dành cho các nhà nghiên cứu trong hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. SpringerLINK hiện có trên 1,200 tạp chí toàn văn có giá trị khoa học cao
- CSDL sách điện tử eBrary Academic Complete là CSDL sách điện tử trực tuyến lớn nhất hiện nay với trên 40,000 đầu sách từ trên 1,500 nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. CSDL này cung cấp thông tin về khoa học công nghệ, khoa học về sự sống, máy tính, khoa học chính trị, kinh doanh, kinh tế,
giáo dục học, luật học, nghệ thuật, lịch sử, ngôn ngữ, triết học, tâm lý học, tôn giáo
- Springer eBook là bộ sưu tập sách điện tử chuyên ngành với rất nhiều đầu sách đã đoạt giải Nobel bao gồm hơn 3000 đầu sách điện tử và các tài liệu tham khảo hàng năm, được nhóm thành 12 bộ sưu tập chủ đề thuận tiện cho tìm kiếm, hỗ trợ kết nối trực tiếp với hơn 10.000 đầu tài liệu và 3000 đầu sách nghiên cứu mới bổ sung hàng năm,...
Trong khuôn khổ dự án, Trung tâm đã tính đến các khả năng phát triển, hợp tác để phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn tài nguyên thông tin được đầu tư, đồng thời tiếp tục tham gia các consortium (tổ hợp) về bổ sung tài liệu điện tử như : dự án peri để bổ sung CSDL Ebsco , cũng như khả năng dùng chung một số tài nguyên điện tử khác (kết nối với ma ̣ng Vi naren). Vì vậy, những nguồn tài nguyên thông tin được đề xuất là những nguồn tài nguyên thông tin không trùng lặp với các dự án đã và đang triển khai của ĐHQGHN, cũng như không trùng lặp với các nguồn tài nguyên thông tin của các thư viện lớn trong nước.
Bám sát các chương trình đào tạo, tăng cường bổ sung giáo trình và tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ, nhiệm vụ chiến lược (16 + 23) và các chương trình đào tạo khác của ĐHQGHN, kết thúc năm học 2009-2010 Trung tâm đã bổ sung 267 tên sách tiếng Anh chuyên ngành với 267 cuốn; 57 tên giáo trình tiếng Anh với 1.140 cuốn. Tất cả giáo trình tiếng. Anh trên đều có các học liệu đi kèm, hỗ trợ cho việc dạy và học của thầy và trò trong ĐHQGHN. Ngoài ra, Trung tâm còn bổ sung thêm 3 CSDL điện tử:
CSDL Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform về công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng, nghệ thuật, sinh vật học, quản trị kinh doanh, giáo dục, khoa học đại cương, nhân văn, thông tin thư viện;
CSDL ProQuest Central về các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kinh tế và trên 18.000 bản luận văn tiến sĩ;
CSDL eBrary Academic Complete về khoa học công nghệ, khoa học về sự sống, máy tính, khoa học chính trị, kinh doanh, kinh tế, giáo dục học, luật học, nghệ thuật, lịch sử, ngôn ngữ, triết học, tâm lý học, tôn giáo
và 1 CSDL học tiếng Anh LangMaster với 5 trình độ
Một thư viện đạt tiêu chuẩn một thư viện điện tử cần hội tụ đầy đủ các yếu tố: Phần mềm tốt, cơ sở hạ tầng hiện đại tương ứng, kho tài nguyên số phong phú, cán bộ thư viện hội tụ đủ tố chất của một chuyên gia thông tin và người dùng tin thông thái. Trong đó, yếu tố con người luôn luôn được đánh giá cao.