Hệ thống thu thập, xử lý và khai thác tài nguyên điện tử

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 62)

7. Bố cục luận văn

2.2.3.Hệ thống thu thập, xử lý và khai thác tài nguyên điện tử

Công tác tin học hóa không chỉ dựa trên phần mềm Libol 5.5 Trung tâm còn chủ động xây dựng phần mềm quản lý nguồn tin điện tử do chính cán bộ công nghệ thông tin của đơn vị lập trình. Mục tiêu của Trung tâm là thiết lập một hệ thống thu thập tự động, đưa vào lưu trữ và khai thác nguồn tài nguyên điện tử, đồng thời xây dựng giải pháp khai thác nguồn tài nguyên điện tử từ xa qua Internet cho mọi độc giả của Trung tâm TTTV, ĐHQGHN. Đối tượng quản lý của các phần mềm này bao gồm các CSDL điện tử (tạp chí, sách điện tử toàn văn ...) đã được Trung tâm mua bản quyền và các CSDL điện tử phi thương mại trên Internet, các nguồn tài nguyên thông tin điện tử khác. Máy chủ LAN Biên mục Bổ sung Định chỉ số và làm tóm tắt Lưu thông Tra cứu XBP nhiều kỳ OPAC Máy chủ Web Web OPAC

Hình 14. Giao diện ebook do Trung tâm tự thiết kế

Phần mềm quản lý này cũng hỗ trợ trình duyệt dưới dạng web và có khả năng tương thích với phần mềm Libol 5.5 hiện đang sử dụng tại Trung tâm, do đó người dùng tin có thể sử dụng khai thác các tiện ích một cách khá đồng bộ. Hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật của một phần mềm tin học hiện đại. Cụ thể:

- Chương trình được xây dựng dựa trên hệ điều hành Windows XP, có khả năng tích hợp với các webserver Microsoft IIS 5+, có khả năng tích hợp với hệ quản trị CSDL. Đồng thời chương trình cũng hỗ trợ trình duyệt web, tuân thủ các chuẩn công nghiệp: TCP/IP, HTTP, FTP, SSL, XML...

- Giao diện người dùng, kể cả giao diện khai thác và quản trị hoàn toàn trên Web; Tùy biến giao diện theo các chức năng của người sử dụng (người khai thác và cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản trị), phân quyền và hạn chế mức độ truy cập cho các lớp người sử dụng khác nhau

- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và bảng mã chuẩn quốc tế UNICODE để mã hóa và lưu trữ dữ liệu dạng văn bản. Đối với văn bản tiếng Việt tuân thủ theo TCVN; có cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu. Dữ liệu trong hệ thống được phân loại một cách khoa học và có khả năng kết xuất dữ liệu dạng thư mục ra cấu trúc MARC21

- Những người sử dụng, truy cập kho tài nguyên phải là bạn đọc của Trung tâm Thông tin - Thư viện, phải đăng kí là thành viên và truy cập phải có tài khoản và mật khẩu hợp lệ.

- Hỗ trợ người sử dụng phân loại các tài nguyên điện tử theo khung phân loại DDC 14, cho phép tổ chức thông tin theo một cấu trúc cây phân cấp (thư mục), bao gồm nhiều nhánh và nhiều mức. Mỗi nhánh có thể có các mục thông tin và các nhánh con.

- Hỗ trợ người sử dụng xây dựng các siêu dữ liệu cho tài nguyên điện tử đã được thu thập theo các chuẩn thư viện hiện đại như MARC21, Dublin core ... (Có khả năng thêm bớt các trường thông tin của MARC21 tùy theo các loại tài nguyên điện tử: sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học ...)

- Hỗ trợ kết xuất dữ liệu thư mục sang MARC21 để nhập vào các hệ quản trị thư viện điện tử của Trung tâm

- Có khả năng thống kê báo cáo theo các chủ đề đã được phân loại - Cho phép tìm toàn văn và tìm theo các thuộc tính của thông tin.

- Cung cấp cả hai dạng tìm kiếm đơn giản và tìm kiếm nâng cao. Tìm kiếm nâng cao cho phép tìm kiếm thông tin kết hợp nhiều yếu tố trên cơ sở các toán tử Boolean, tìm các nội dung có liên quan, tìm theo một chủ đề nhất định, sắp xếp kết quả theo các tiêu chí khác nhau...

- Hỗ trợ truy nhập thông qua HTTP or SOCKS proxy - Truy cập cục bộ và từ xa qua SSL,….

Hình 15. Sách điện tử toàn văn đã đƣợc update lên mạng để khai thác

Tựu chung lại: Trung tâm Thông tin -Thư viện ĐHQG bắt đầu sử dụng phần mềm Libol từ 2001. Về cơ bản phần mềm có ưu điểm là đã giải quyết được tất cả các công việc của một thư viện, khép kín đường đi của một cuốn sách từ khâu bổ sung, phân loại đến khâu mượn trả. Toàn bộ hoạt động của Trung tâm đã được tiến hành thông qua hệ thống mạng. Đảm bảo hợp lý, khoa học, chính xác và tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí. So với các phần mềm quản trị thư viện trước kia, Libol thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, phần mềm này cũng còn một số nhược điểm, đó là

- Khả năng lưu trữ biểu ghi hạn chế (khoảng 1 triệu biểu ghi) trong khi tài nguyên số của Trung tâm ngày càng phát triển về số lượng và đa dạng về loại hình.

- Còn có sự chồng chéo chức năng của từng modul. Ví như, chức năng in nhãn xếp giá không nằm trong phân hệ Biên mục mà lại nằm trong phân hệ Bổ sung và do phòng Bổ sung quản lý, trong khi việc in và dán nhãn lại do phòng Biên mục đảm nhiệm.

- Chức năng kế toán nằm trong modul Bổ sung chưa được sử dụng nhiều do thủ tục thu chi khá phức tạp, trải qua nhiều công đoạn ký duyệt. Mặt khác, công việc này do phòng Tài vụ đảm nhiệm do đó Trung tâm đã sử dụng phần mềm chuyên về kế toán để thực hiện nhiệm vụ trên.

- Mượn liên thư viện là phân hệ quan trọng khi tiến hành xây dựng thư viện điện tử. Hình thức chia sẻ phổ biến nhất là phối hợp nguồn dữ liệu thư mục giữa các cơ quan thông tin – thư viện đại học. Mỗi cơ quan thông tin – thư viện đều có một số lượng biểu ghi nhất định về một lĩnh vực nào đó, sự hợp nhất giữa chúng sẽ tạo nên một ngân hàng dữ liệu cực kỳ phong phú và đa dạng. Người dùng tin sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn tài liệu. Tuy nhiên, để vận hành và duy trì hoạt động này phụ thuộc nhiều yếu tố, một trong những khó khăn gặp phải đó là sự không thống nhất về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Đây là cơ sở có tính chất nền tảng. Dù cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ nhưng không có tiếng nói chung về mặt chuyên môn thì các cơ quan thông tin – thư viện đại học khó mà cùng nhau thiết lập một hệ thống thống nhất. Đây cũng chính là vấn đề khá phức tạp hiện nay và là trở ngại đáng kể trong tiến trình kết hợp các cơ quan thông tin – thư viện đại học. Chính vì thế, modul mượn liên thư viện không được Trung tâm khai thác trong hoạt động thông tin của đơn vị

- Phần mềm không tích hợp được với hệ thống RFID trong khi Trung tâm đang trong quá trình áp dụng công nghệ này để xây dựng thư viện điện tử.

Với một số nhược điểm trên, lãnh đạo Trung tâm đề xuất lựa chọn phần mềm quản lý thư viện Virtual để thay thế phần mềm Libol 5.5.

Một phần mềm thư viện muốn phát huy hết ưu điểm rất cần trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng thư viện điện tử tại trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội Thực trạng và giải pháp hòan thiện (Trang 62)