9. Nội dung cấu trúc của đề tài
2.3.2 Trình độ đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ công tác tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.7 Đội ngũ cán bộ
TRÌNH ĐỘ SỐ LƢỢNG GIỚI TÍNH
Đại học thư viện 01 Nữ
Trung cấp thư viện 01 Nữ
Đại học khác 04 Nữ
Khác 01 Nữ
Tổng 7
Nguồn: TTTTTV Trường CĐ TCHQ
Nhìn vào Bảng 2.5 ta thấy lực lượng cán bộ làm việc tại TTTTTV là rất mỏng, chỉ có nữ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thư viện thì chỉ có 2. Đây là một hạn chế mà trong thời gian tới TTTTTV cần phải khắc phục.
2.3.3. Người dùng tin và nhu cầu tin a. Người dùng tin
Người dùng tin (NDT) là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu thư viện. Nghiên cứu đặc điểm của NDT và nhu cầu tin (NCT) của họ là công việc quan trọng không thể thiếu của bất kể cơ quan thông tin thư viện nào. Trên cơ sở đặc điểm NDT và NCT, các cơ quan sẽ vạch ra định hướng phát triển phù hợp để hoạt động thông tin có thể thoả mãn tốt nhất nhu cầu của NDT.
Để nghiên cứu NDT và NCT tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ, tác giả đã sử dụng các phương pháp quan sát, phỏng vấn, thống kê số lượng và trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi, trong đó điều tra bằng phiếu hỏi là hình thức chủ yếu. Phiếu điều tra được gửi tới các nhóm đối tượng NDT trong
80
Trường, bao gồm: cán bộ lãnh dạo, quản lý, chuyên viên; giảng viên và HS SV. Phương pháp điều tra chọn mẫu được tiến hành với số phiếu phát ra là 550 phiếu (trong đó: cán bộ lãnh đạo, quản lý: 30 phiếu; chuyên viên, giảng viên: 120 phiếu; HS SV: 400 phiếu). Số phiếu thu về là 500 phiếu, đạt 91 % (cán bộ lãnh đạo, quản lý: 20 phiếu; chuyên viên, giảng viên: 100 phiếu; HS SV: 380 phiếu).
Trên cơ sở phiếu điều tra thu về được, kết hợp với các biện pháp nghiên cứu kể trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu, thống kê, phân tích đánh giá, tổng hợp, từ đó xác định thành phần NDT, các lĩnh vực thông tin, loại hình thông tin mà NDT quan tâm, ngôn ngữ tài liệu mà đối tượng NDT của TTTTTV Trường CĐ TCHQ thường sử dụng.
Căn cứ mục đích sử dụng thông tin là phục vụ công tác quản lý, giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học, có thể phân chia NDT tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ làm 3 nhóm, đó là: cán bộ lãnh đạo, quản lý; chuyên viên, giảng viên và HS SV.
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Cán bộ lãnh đạo quản lý là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, điều hành bộ máy quản lý. Họ chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan, bộ phận mà họ quản lý. Họ là những người đưa ra quyết định hoặc chuẩn bị đưa ra quyết định ở các cấp khác nhau. Nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý của Trường CĐ TCHQ bao gồm: Ban giám hiệu, Trưởng - phó phòng khoa, bộ môn, trung tâm và các tổ chức đoàn thể của Trường.
Nhóm NDT này chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số NDT ở TTTTTV, nhưng lại là nhóm người dùng đặc biệt quan trọng. Họ vừa là người xây dựng các chiến lược phát triển cho Trường vừa quản lý điều hành các hoạt động của nhà Trường theo chiến lược đã đề ra. Chính vì thế, để làm tốt công việc, nhóm NDT này cần những thông tin tổng hợp chính xác và đầy đủ mang tính vĩ mô và vi mô đã được xử lý, phân tích từ nhiều
81
nguồn khác nhau. Cùng với công tác quản lý, nhóm NDT này còn tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Do cường độ lao động cao, thời gian để đến trực tiếp đọc tài liệu gốc cũng rất hạn chế nên yếu cầu thông tin của những nhóm này là những chuyên đề, số lượng, dữ liệu cô đọng, súc tích; sản phẩm thông tin thường là các bản tóm tắt, thư mục, chuyên đề, tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc….
- Nhóm chuyên viên, giảng viên
Nhóm NDT này tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ bao gồm giảng viên, chuyên viên nghiên cứu ở các phòng, khoa, bộ môn, trung tâm... Nhóm đối tượng này phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đó là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đối với giảng viên, họ không chỉ là người cung cấp cấp tri thức mà còn là người hướng dẫn HS SV đến với tri thức, khoa học bằng con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Qua nghiên cứu của tác giả, nhóm chuyên viên và giảng viên là đối tượng phát huy tốt nhất nguồn lực thông tin của TTTTTV Trường CĐ TCHQ . Việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin có sẵn của TTTTTV sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng của bài giảng cũng như chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học của nhóm đối tượng này. Đồng thời, họ còn là những người tuyên truyền chỉ dẫn cho HS SV trong việc tìm kiếm, khai thác nguồn tài liệu có tại TTTTTV. Nhóm chuyên viên, giảng viên vừa là những NDT thường xuyên, vừa là chủ thể dùng tin năng động và tích cực của TTTTTV. Họ là những người thường xuyên tái tạo, cung cấp thông tin qua các bài giảng, các công trình nghiên cứu khoa học được công bố… Họ có tầm hiểu biết rộng, có chuyên môn sâu và có kinh nghiệm sử dụng thư viện nên cũng khá thành thạo khi sử dụng các hệ thống tra cứu tin, sử dụng mạng internet. Nhóm người này có khả năng trình bày chính xác các yêu cầu thông tin mà họ cần.
82
Phân tích 100 phiếu điều tra nhu cầu tin của nhóm người dùng này, tác giả đã thống kê được một số thông tin về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, lĩnh vực chuyên môn của họ như sau:
Bảng 2.8 Trình độ của nhóm NDT cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm chuyên viên, giảng viên
NHÓM NDT TỔNG SỐ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ TS Th.S CN CN A B,C Cán bộ lãnh đạo, quản lý 20 02 10 08 03 14 03 Chuyên viên, giảng viên 100 02 53 45 05 36 59 Tổng 120 04 63 53 08 50 62
Bảng 2.9 Lĩnh vực chuyên môn của nhóm NDT cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm chuyên viên, giảng viên
LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN SỐ LƢỢNG
Kinh tế 36
Kế toán 29
Quản trị kinh doanh 12
Thuế - Hải quan 07
Quản trị văn phòng 04 Pháp luật 05 Lý luận chính trị 06 Giáo dục thể chất 03 Tin học 07 Ngoại ngữ 08 Toán 03 Tổng 120
83 - Nhóm học sinh, sinh viên
Đây là nhóm đối tượng NDT đông đảo nhất, bao gồm tất cả HS SV thuộc các bậc đào tạo (trung cấp, cao đẳng) và các hệ đào tạo (chính quy, liên thông). Nhóm NDT này có trình độ chuyên môn chưa cao, sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo nhưng lại là nhóm sử dụng nguồn lực thông tin tại TTTTTV tích cực và thường xuyên nhất.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học hiện nay, buộc HS SV phải đổi mới phương pháp học tập để có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Hiện nay, phương pháp tự học tự nghiên cứu đang được chú trọng, do đó TTTTTV là nơi lý tưởng và cần thiết để HS SV tự học, tìm tài liệu, thông tin phục vụ cho quá trình học tập của cá nhân.
Do đặc thù của ngành nghề đào tạo nên lực lượng HS SV của Trường CĐ TCHQ hầu hết là nữ, nam chiếm số lượng rất nhỏ; về độ tuổi thì trong khoảng từ 18 đến 23 tuổi. Vì vậy, tác giả chỉ tiến hành phân tích chỉ tiêu lĩnh vực tài liệu mà HS SV quan tâm trên 380 phiếu điều tra nhu cầu tin thu được của HS SV Trường CĐ TCHQ. Kết quả thu được từ cuộc khảo sát như sau:
Bảng 2.10 Chủ đề tài liệu quan tâm
CHỈ TIÊU SỐ PHIẾU TỶ LỆ
Liên quan đến chuyên ngành đang theo học (Kinh tế, Tài
chính, Kế toán,…)
203 53
Văn học, chính trị xã hội 102 27
Khác 85 20
Nhìn chung, sự phân chia thành 3 nhóm đối tượng NDT ở TTTTTV Trường CĐ TCHQ chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy, để thoả mãn NCT của các nhóm NDTnày thì việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá, xem xét trên mỗi nhóm NDT là rất cần thiết.
84
b. Nhu cầu tin
NCT là đòi hỏi khách quan của con người với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của mình. Nhu cầu tin với tư cách là một loại nhu cầu về tinh thần của con người vừa có những đặc điểm của nhu cầu nói chung vừa có những nét riêng biệt. Khi đòi hỏi của con người về thông tin trở nên cấp thiết thì NCT xuất hiện. Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu của con người nảy sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động khác nhau. Bất kỳ hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ. Hoạt động càng phức tạp, nhu cầu về tiếp nhận thông tin càng cao. NCT phát triển tác động trở lại sự phát triển của các hoạt động, góp phần phát triển xã hội. NCT là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Vì vậy, có thể nói nhu cầu tin là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin thư viện.
Hiện nay tại TTTTTV, nhóm NDT đông đảo nhất, sử dụng nguồn lực thông tin thường xuyên và tích cực nhất là HS SV. Vì vậy, tác giả chỉ cung cấp những kết quả số liệu chi tiết thu được từ nhóm này để làm cơ sở cho công tác phát triển nguồn lực thông tin.
Qua quá trình so sánh, phân tích, tổng hợp từ phiếu điều tra NCT của các nhóm NDT, tác giả đã thu về một số vấn đề về đặc điểm NCT ở Trường CĐ TCHQ qua các số liệu cụ thể sau:
- Về mục đích đọc tài liệu
Bảng 2.11 Mục đích đọc tài liệu của HS SV
CHỈ TIÊU SỐ PHIẾU TỶ LỆ
Nhu cầu học tập, nghiên cứu 282 74
Giải trí 68 18
85
Đo đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của lĩnh vực hoạt động cá nhân khác nhau dẫn đến mục đích sử dụng thông tin của từng nhóm NDT cũng khác nhau. Nhóm NDT là HS SV sử dụng TTTTTV để đọc tài liệu phục vụ tự học, tự nghiên cứu là chủ yếu, chiếm 74%. Chỉ có một số ít HS SV được hỏi cho biết đọc tài liệu nhằm mục đích giải trí và mục đích khác. Trong khi đó, có 100% giảng viên được hỏi thì cho biết mục đích để đọc tài liệu là nghiên cứu, giảng dạy.
- Về thời gian đến TTTTTV
Bảng 2.12 Thời gian đến TTTTTV trong một tháng của HS SV
CHỈ TIÊU SỐ PHIẾU TỶ LỆ
Thường xuyên (Hàng ngày) 83 21.8 Thỉnh thoảng (Hàng tuần) 207 54.5 Hiếm khi (<4 lần) 90 23.7
Như vậy, mặc dù là mục đích đến TTTTTV phần lớn để học tập, nghiên cứu.Nhưng thời gian thường xuyên đến TTTTTV của các nhóm NDT là rất thấp (cụ thể với HS SV là 21.8%; riêng đối với 2 nhóm còn lại thì tỷ lệ này còn thấp hơn_ qua quan sát trực tiếp).
- Nhu cầu về chủ đề nội dung thông tin
Bảng 2.13 Nhu cầu về chủ đề nội dung thông tincủa HS SV
CHỈ TIÊU SỐ PHIẾU TỶ LỆ
Liên quan đến chuyên ngành đang theo học (Kinh tế, Tài
chính, Kế toán,…)
203 53
Văn học, chính trị xã hội 102 27
86
Hầu hết những NDT sử dụng những thông tin có nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu, giảng dạy (đối với chuyên viên giảng viên) và phù hợp với ngành nghề theo học (đối với HS SV). Trong từng nhóm, nhu cầu về nội dung thông tin cũng khác nhau do chủ yếu đặc thù về lĩnh vực chuyên môn (ví dụ cùng là nhóm đối tượng HS SV, nhưng nhu cầu về nội dung thông tin của các HS SV ngành Tài chính Ngân hàng có sự khác biệt so với các HS SV thuộc ngành Quản trị). Trước yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ công tác quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu nên nhu cầu thông tin của người dùng khá đa dạng về nội dung và thường rải rác ở các lĩnh vực khoa học thuộc các ngành nghề đào tạo của nhà Trường.
Đặc điểm nhu cầu của nhóm cán bộ, giảng viên là thông tin có tính chất nghiên cứu chuyên sâu, tính lý luận, tính thời sự… liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ. Đối với HS SV, họ sử dụng thông tin về cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản của các bộ môn khoa học thuộc chương trình học. Ngoài ra, họ còn sử dụng thông tin liên quan đến cách tiếp cận nghiên cứu khoa học, các thông tin chuyên đề nhằm phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ học tập là chủ yếu.
- Nhu cầu đối với loại hình và ngôn ngữ của tài liệu
Đối với nhóm cán bộ, quản lý, thông tin họ cần là những thông tin mang tính tổng hợp, thời sự, dự báo. Vì vậy, tài liệu mà họ lựa chọn là sách tra cứu, đề tài nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí… Ngoài ra, họ cũng có nhu cầu về các loại hình tài liệu khác, phục vụ trực tiếp cho các yêu cầu công việc của họ.
Nhóm cán bộ giảng dạy là những người có trình độ chuyên môn cao, đồng đều, cần những thông tin có tính chất nghiên cứu sâu, tính khoa học và tính thời sự của các vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ. Do đó, những loại hình tài liệu mà họ thường sử dụng là giáo trình, đề tài nghiên cứu, báo, tạp chí chuyên ngành, cơ sở dữ liệu, sách giáo khoa…
87
Đối với HS SV, để phục vụ nhiệm vụ chính là học tập, loại hình tài liệu được sử dụng nhiều nhất là sách giáo trình, báo, tạp chí chuyên ngành. Qua khảo sát NDT là HS SV Trường CĐ TCHQ về việc sử dụng giáo trình, báo, tạp chí chiếm 100% số người được hỏi. Do đặc thù chuyên môn của ngành nghề theo học nên HS SV cũng sử dụng các loại hình tài liệu khác nhau như sách tra cứu, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu…
Qua khảo sát, các nhóm NDT của TTTTTV Trường CĐ TCHQ ít sử dụng các loại tài liệu điện tử như đĩa CD-Rom, tài liệu toàn văn (fulltext), sách điện tử e-book… Tuy nhiên, việc sử dụng internet để tìm kiêm thông tin đang trở thành xu hướng tìm thông tin được nhiều người sử dụng. Có 92,5 % số người được hỏi thường xuyên sử dụng internet để phục vụ việc tìm kiếm, khai thác nguồn lực thông tin. Việc sử dụng ngoại ngữ để đọc tài liệu của hầu hết NDT ở TTTTTV Trường CĐ TCHQ rất hạn chế. Nhu cầu đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài chỉ có ở một số cán bộ, giảng viên trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ đọc tài liệu chủ yếu của hầu hết HS SV.
- Mức độ đáp ứng NCT của nguồn lực thông tin đối với NDT
Bảng 2.14 Mức độ đáp ứng NCT của nguồn lực thông tin tại TTTTTV
CHỈ TIÊU SỐ PHIẾU TỶ LỆ
Tìm được: trên 50% 173 45.6 Tìm được: dưới 50% 122 32
Không tìm được 85 22.4
Nhìn vào Bảng 2.12 chúng ta thấy về cơ bản nguồn lực thông tin hiện có tại TTTTTV đã đáp ứng được NCT của NDT, đặc biệt là nhóm HS SV.
Thông qua quan sát trực quan, kết quả thu được đối với nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên viên, giảng viên về mức độ thỏa mãn NCT cũng rất khả quan. Đa phần NDT thuộc 2 nhóm này cho rằng nguồn lực thông tin về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của HS SV và soạn bài giảng của GV.
88
- Nhu cầu về hình thức phục vụ thông tin
Yêu cầu của HS SV về hình thức phục vụ thông tin chủ yếu là cung cấp tài liệu gốc để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. Qua nghiên cứu cho thấy, NDT sử dụng hình thức mượn tài liệu về nhà chiếm ưu thế hơn so với hình thức đọc tại chỗ.
Có rất nhiều hoạt động cần thay đổi ngay trong giai đoạn nhà Trường chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín