Tăng cƣờng hợp tác trao đổi nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (Trang 111)

9. Nội dung cấu trúc của đề tài

3.5 Tăng cƣờng hợp tác trao đổi nguồn lực thông tin

Hoạt động thư viện trong bối cảnh hiện nay là sự liên kết, hợp tác, trao đổi và chia sẻ các nguồn lực thông tin với nhau. Trong bối cảnh chung hiện nay, sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin thư viện là biện pháp hữu hiệu để giúp chính họ tăng cường mọi nguồn lực (thông tin, cơ sở vật chất,…) và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Cũng như mọi cơ quan thư viện thông tin khác, TTTTTTV Trường CĐ TCHQ cần đẩy mạnh hoạt động trao đổi với các cơ quan thư viện thông tin, các tổ chức trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới, TTTTTV Trường cần:

- Mở rộng khai thác các CSDL, thông tin trên internet, chia sẻ thông tin với các thư viện cùng ngành, cùng lĩnh vực. Ngoài ra có thể chia sẻ nguồn lực thông tin với các trung tâm, thư viện khác như phối hợp chia sẻ nguồn dữ liệu thư mục, chia sẻ nguồn tài nguyên vật lý, chia sẻ người dùng tin. Nếu được, rất cần thiết xây dựng một website chung trong hệ thống các cơ quan thông tin thư viện của Bộ Tài Chính.

110

- TTTTTV cần chủ động hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tìm nguồn tài trợ về tài liệu, đặc biệt là tài liệu tiếng Anh có liên quan đến lĩnh vực đào tạo của nhà Trường. Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới, xây dựng các dự án hợp tác nhằm tăng cường nguồn lực thông tin cho TTTTTV dưới mọi hình thức.

111

KẾT LUẬN

Trong xu thế đổi mới giáo dục đại học hiện nay, TTTTTV Trường CĐ TCHQ đang ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình xứng đáng là “giảng đường thứ hai”, phục vụ đắc lực công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà Trường.

Nguồn lực thông tin là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để TTTTTV mở cửa phục vụ NDT, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ TTTTTV, là cơ sở để tiến hành các hoạt động hợp tác, trao đổi, chia sẻ nguồn lực giữa các đơn vị. Thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động của TTTTTV phụ thuộc vào sự đầy đủ, đa dạng và chất lượng của nguồn lực thông tin.Vì vậy, chiến lược xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ được coi là quan trọng hàng đầu.

Tác giả luận văn đã tiến hành thu thập, phân tích số liệu để làm nổi bật đặc điểm của NDT tại TTTTTV và nhu cầu thông tin của họ, cũng như nghiên cứu hiện trạng nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV từ năm 2008 đến nay để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cụ thể nhằm phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà Trường trong giai đoạn sắp tới.

Để duy trì, củng cố, tăng cường nguồn lực thông tin, TTTTTV Trường CĐ TCHQ phải có sự đổi mới trong công tác phát triển nguồn lực thông tin. Muốn vậy, trước hết TTTTTV cần xây dựng ngay một chính sách bổ sung đảm bảo tính khoa học, phù hợp, bám sát và thích ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo nhất là trong giai đoạn nhà Trường chuyển đổi sang hình thức đào tạo tín chỉ.

Bên cạnh đó, trước xu thế hội nhập và sự “bùng nổ thông tin” hiện nay, TTTTTV Trường CĐ TCHQ cần bàn bạc, thống nhất việc phối hợp bổ

112

sung với các trường khác cùng trực thuộc Bộ Tài Chính và các trường khác trong cùng lĩnh vựa đào tạo trên địa bàn để có thể chia sẽ nguồn lực thông tin, tiết kiệm kinh phí bổ sung và tránh lãng phí nguồn lực thông tin (nhất là đối với các loại tài liệu điện tử, CSDL mua của nước ngoài…).

Hơn nữa, mặc dù vốn tài liệu của TTTTTV Trường CĐ TCHQ là tương đối phong phú và đa dạng về nội dung, song trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học nói chung, sự mở rộng qui mô đào tạo của Trường TRƯỜNG CĐ TCHQ nói riêng, TTTTTV cần thiết phải mở rộng diện bổ sung tài liệu để đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề đào tạo của nhà Trường. TTTTTV cần dựa trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của NDT, kết hợp với việc xem xét nhiệm vụ đào tạo của nhà Trường trong từng giai đoạn để điều chỉnh hợp lý kế hoạch bổ sung. Mặt khác, trước hiện trạng số hạn chế về số lượng tài liệu điện tử và tài liệu ngoại văn, cùng với xu thế của thời đại công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế, TTTTTV cần ưu tiên bổ sung dạng tài liệu này để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của DNT. Ngoài ra việc nâng cao trình độ cán bộ thư viện, đào tạo NDT, giáo dục kiến thức thông tin cho NDT, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hoàn thiện cơ cấu tổ chức… là những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin tại TTTTTV trong thời gian tới.

Để thực thi được những giải pháp trên, nhà Trường cần phải có sự quan tâm, ủng hộ về chủ trương, sự đầu tư thỏa đáng về kinh phí, đồng thời rất cần sự đồng thuận, nhất trí của tập thể cán bộ TTTTTV Trường CĐ TCHQ.

Trong thời gian tới, với sự quan tâm đầu tư của nhà Trường, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, chắc chắn công tác phát triển nguồn lực thông tin tại TTTTTV sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường CĐ TCHQ.

113

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

[2] Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2007), Quyết định Số 43/2007/QĐ – BGDDĐT ngày 15/08/2007 ban hành Quy Chế đào tạo Đại Học và Cao Đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

[3] Bộ văn hóa – thông tin (2007), Văn bản số 1598/VHTT-TV ngày 07/5/2007 Về việc hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trên phạm vi cả nước.

[4] Bộ văn hóa, Thể thao và Du Lịch (2008), Quyết định số 13/2008/QĐ – BVHTTDL ngày 10/3/2008 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện Trường đại học.

[5] Trịnh Kim Chi (2000), “Vấn đề chia sẻ nguồn lực”, Tập san Thư viện (1), tr. 13-15.

[6] Đinh Minh Chiến ( 2008), “Vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sau đại Học viện Kỹ thuật quân sự”, Tạp chí thư viện Việt Nam, (15), tr.32 – 35.

[7] Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005),

Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Hà Nội.

[8] Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số 159/2001/NĐ – CP về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

[9] Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2008), “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay”, Tạp chí Thông tin và Tư Liệu, (4), tr.10 – 13.

114

[10] Phạm Mỹ Dung (2004), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội.

[11] Nguyễn Hữu Giới (2005), “Làm gì để sách đến với người đọc?”

Tạp chí Người đọc sách, (3), tr.26 – 27.

[12] Phạm Minh Hạc (2001), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[13] Nguyễn Văn Hành (2008), “Thư viện đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (1), tr.30 – 34.

[14] Lê Thị Hồng Hạnh (2011),Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm Huế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức tín chí”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr.48 – 51.

[15] Nguyễn Thị Hạnh (2011), “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin – thư viện ở Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (3), tr.48 – 51.

[16] Nguyễn Thị Đức Hạnh (2004), “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á trong xu thế hội nhập khu vực”: Luận văn Thạc sỹ Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà nội.

[17] Hà Thị Thu Hiếu (2002), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông Tin – Thư viện đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[18] Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[19] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Cách nhìn hệ thống trong quản lý nguồn tài liệu khoa học nội sinh ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (3), tr. 1 – 6.

115

[20] Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hóa tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (1), tr. 5 – 10.

[21] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Bài giảng nguồn lực thông tin dành cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Khoa sau đại học Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[22] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

[23] Nguyễn Hữu Hùng (2004), “Phân tích thông tin khoa học và công nghệ để trở thành nguồn lực”, Hội thảo công tác thông tin Thư viện, Đà Nẵng, tr. 8 – 16.

[24] Nguyễn Hữu Hùng (1997), “Một số đặc điểm trong việc hình thành chính sách quốc gia về thông tin tư liệu và công nghệ ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (4), tr. 31 – 32.

[25] Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (2), tr. 11 – 14.

[26] Nguyễn Đắc Hưng (2005), Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[27] Tạ Bá Hưng (2000), “Phát triển nội dung số ở Việt Nam những nguyên tắc chỉ đạo”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (1), tr. 2 – 6.

[28] Tạ Thị Lâm (2010), “Vai trò của thư viện Đại học khoa học Huế trong công tác đào tạo học chế tín chỉ, thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (15), tr.40 – 45.

[30] Nguyễn Viết Nghĩa (1999), “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai thác tài liệu xám”. Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 4), tr.10 – 14. [31] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (số 1), tr.12-17.

[32] Nguyễn Viết Nghĩa (2011), Tập bài giảng Phát triển và quản trị vốn tài liệu dành cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

116

[33] Nguyễn Viết Nghĩa (2012), Tập bài giảng môn “Quản trị và phát triển nguồn tin” dành cho học viên cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[34] Trần Thị Minh Nguyệt (2012), Tập bài giảng “Người dùng tin và nhu cầu tin nâng cao” dành cho học viên Cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[35] Trần Thị Quý (2012), Tập bài giảng môn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Thông tin Thư viện” dành cho học viên Cao học ngành Thư viện học tại Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[36] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động Thông tin – Thư viện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nôi.

[37] Vũ Thị Hồng Quyên (2006), “Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại Viện Xã hội học”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

[38] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Pháp lệnh Thư viện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[39] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[40] Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[41] Vũ Văn Sơn (1995), “Chính sách chia sẻ nguồn lực trong thời kỳ áp dụng công nghệ thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (2), tr. 7 – 10.

[42] Vũ Văn Sơn (1995), “Một số quan điểm về chính sách phát triển nguồn tư liệu”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu (2), tr. 7 – 10.

[43] Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020.

117

[44] Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Đại học Quốc gia, Hà Nội. [45] Đoàn Phan Tân (2009), Tin học tư liệu, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[46] Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Quản lý thư viện trường học hiện đại: những thay đổi tất yếu khách quan”, Tạp chí Giáo dục, (126), tr.10 – 12.

[47] Ninh Thị Kim Thoa (2010), “Vai trò của quản lý chất lượng trong thư viện trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (21), tr.3 – 9.

[48] Bùi Loan Thùy, (2008) “Thư viện đại học phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (4), tr.14 –17.

[49] Trần Mạnh Tuấn (2005), “Nguồn tin nội sinh của trường đại học thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí thông tin và Tư liệu, (Số 3), tr.10 -11.

[50] Vũ Văn Thường (2010), Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục, Luận văn thạc sĩ Khoa học thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội.

[51] Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[52] Lê Văn Viết (2006), Thư viện học: những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội.

[53] Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục thế kỷ XXI: Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[54] Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (2010), Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, Thành phố Hồ Chí Minh.

118

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN CỦA HS SV TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH – HẢI QUAN

Các bạn Học sinh Sinh viên thân mến!

Để nâng cao chất lượng và năng lực phục vụ người đọc tại TTTTTV Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, xin các bạn vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây:

(Đối với những câu hỏi có phần gợi ý trả lời kèm theo các ô , bạn chỉ cần đánh dấu (x) vào ô phù hợp với yêu cầu của mình. Với các câu không gợi ý bạn có thể trả lời tùy theo suy nghĩ của mình).

Rất mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn. 1. Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin về mình:

Họ và tên (có thể không ghi): ______________ _____Ngành: __________ Sinh viên năm thứ:________Khóa/ ______ Lớp: _______________

Giới tính:Nam  Nữ

2. Thời gian bạn đến Thư viện là:

Thường xuyên (Hàng ngày) Thỉnh thoảng (Hàng tuần) Hiếm

khi (<4 lần/tháng)

3. Mục đích đọc tài liệu của bạn?

Nhu cầu học tập, nghiên cứu Giải trí Lý do khác

Xin bạn vui òng ghi rõ lý do: ___________________________________________ 4. Bạn có nhu cầu về chủ đề nội dung thông tin nào?

Liên quan đến chuyên ngành đang theo học Văn học, Chính trị xã hội

Khác

5. Bạn có tìm được những tài liệu mình quan tâm ở Thư viện hay không?

Tìm được (Trên 50%) Tìm được (Dưới 50%) Không tìm được

6. Bạn có nhu cầu đọc sách ngoại văn không?

Có Không

7. Ngoại ngữ nào bạn thường đọc nhiều nhất?

Tiếng Anh  Tiếng Pháp Tiếng Nga

Tiếng Nhật  Tiếng Hoa Loại khác

8. Bạn có hài lòng với thái độ phục vụ của cán bộ thư viện?

119

Ý kiến đóng góp của bạn: __________________________________________________ 9. Hình thức phục vụ thông tin nào dưới đây mà bạn đã và đang sử dụng?

STT TÊN DỊCH VỤ CÓ SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ RẤT TỐT TỐT BÌNH THƢỜNG 1 Đọc tại chỗ 2 Mượn về nhà 10. Bạn thích chọn sách:

Tự chọn trên kệ  Thông qua thủ thư (như hiện tại) 

11. Khi đến Thư viện , bạn thường sử dụng hình thức tra cứu nào?

Mục lục truyền thống  Tra cứu trên máy

12. Khi đến Thư viện , bạn thường sử dụng loại tài liệu nào?

Sách  Báo, Tạp chí Dữ liệu toàn văn (Tài liệu điện tử)

Báo cáo thực tập Khác

13. Đánh giá của bạn về các hoạt động của Thư viện:

Về nội dung tài liệu chuyên ngành mà bạn quan tâm

Rất đầy đủ  Đầy đủ Không đầy đủ Rất thiếu

Khả năng đáp ứng thông tin của Thư viện:

Kịp thời Không kịp thời 

14. Bạn quan tâm đến hoạt động nào của Thư viện?

Đào tạo người dùng tin  Giới thiệu sách mới 

Hội nghị bạn đọc  Triễn lãm sách 

Hoạt động khác (xin ghi rõ) ___________________________________________

__________________________________________________________________

15. Để nâng cao chất lượng phục vụ của Thư viện, bạn muốn kiến nghịđiều gì?

120

Bổ sung thêm các nguồn tin điện tử 

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 

Cải tiến hình thức phục vụ 

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)