Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (Trang 32)

9. Nội dung cấu trúc của đề tài

1.4Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin

Công tác bổ sung là một hình thức góp phần làm đa dạng và phong phú cho NLTT nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu thông tin của NDT. Tuy nhiên, để bổ sung những tài liệu có số lượng và chất lượng phù hợp thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Công tác bổ sung (phát triển NLTT) tại các cơ quan thông tin thư viện cần được tiến hành thường xuyên, đầy đủ theo các nguyên tắc sau:

31

1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng

Nguyên tắc tính Đảng là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc chỉ đạo trong công tác bổ sung vốn tài liệu của các thư viện Việt Nam. Nguyên tắc tính đảng là phải quán triệt tính đảng trong công tác bổ sung vốn sách, báo nghĩa là phải theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng để nghiên cứu, đánh giá nội dung tư tưởng và giá trị khoa học của mỗi cuốn sách, tài liệu mà từ đó lựa chọn đưa vào thư viện những sách, báo, tài liệu phục vụ đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, thiết thực với nhu cầu giảng dạy và học tập. Nội dung tư tưởng mỗi cuốn sách của thư viện phải là một yếu tố bảo đảm cho nhà trường luôn luôn đi đúng quỹ đạo giáo dục xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho nhà trường là một trung tâm văn hóa, giáo dục của Đảng.

1.4.2 Nguyên tắc khoa học và kế hoạch

Muốn bổ sung vốn tài liệu sát đúng với yêu cầu giảng dạy và học tập, công tác bổ sung vốn sách, báo phải có kế họach khoa học. Các kế hoạch đưa ra dựa trên đặc điểm, tính chất, nhu cầu của từng đối tượng khác nhau theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải phù hợp với các nội dung sau:

 Kế hoạch bổ sung vốn sách, báo phải quán triệt mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục và phương hướng phát triển giáo dục của nhà trường. Mục tiêu đó quy định nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường, đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ và nội dung kho sách của thư viện. Kế hoạch này cần phải quán triệt yêu cầu giáo dục gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

 Kế họach bổ sung vốn sách, báo phải phù hợp với số kinh phí được cấp: Xét theo quan điểm giáo dục với kinh tế với chính trị thì bổ sung vốn sách, báo một cách hiệu quả nhất là với số lượng kinh phí được cấp làm thỏa mãn một cách cao nhất nhu cầu của người đọc.

32

 Nắm vững kế hoạch xuất bản, phát hành sách từng năm học: Bổ sung sách, báo cho thư viện phải tiến hành kịp thời liên tục. Cán bộ Thư viện phải thường xuyên theo dõi kế hoạch xuất bản, phát hành thông qua mục lục giới thiệu sách mới, bản hướng dẫn đặt sách của nhà xuất bản để xây dựng kế hoạch bổ sung cụ thể.

1.4.3. Nguyên tắc đầy đủ, kịp thời, chính xác

Hầu hết các cơ quan thông tin – thư viện tiến hành bổ sung thường xuyên theo các giai đoạn cụ thể nhưng khi có yêu cầu đột xuất thì họ vẫn tiến hành bổ sung và phục vụ NDT một cách nhanh chóng và chính xác.

1.4.4 Nguyên tắc phù hợp

Việc bổ sung cần phải đảm bảo tính phù hợp với NCT của NDT tại cơ quan thông tin thư viện. Công tác phát triển nguồn lực thông tin căn cứ trên cơ sở NCT của NDT, cơ quan thông tin thư viện phải xem xét, nghiên cứu và đánh giá NCT để đạt hiệu quả trong công tác bổ sung và nâng cao chất lượng phục vụ NDT.

1.5. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Tài chính Hải quan

1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trước yêu cầu cấp bách phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ về Tài chính - Kế toán để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Nam Trung bộ, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 28 tháng 6 năm 1976, Bộ Tài chính quyết định thành lập Trường Trung học Tài chính - Kế toán IV, từ đây là mốc thời gian hình thành và phát triển Nhà trường.

Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi về trình độ cán bộ quản lý kinh tế tài chính

33

phải được nâng cao, yêu cầu Nhà trường phải đáp ứng nên ngày 02 tháng 01 năm 2001 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán IV. Khi được nâng cấp, từ lãnh đạo đến đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý khẩn trương xây dựng nội dung chương trình đào tạo, đề cương môn học, giáo trình… quy chế quản lý sinh viên … tăng cường mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học … để đào tạo trình độ cao đẳng.

Đến cuối năm 2005, Bộ Tài chính chủ trương quy tụ các cơ sở đào tạo của Bộ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thành một đầu mới để tập trung đầu tư về con người, cơ sở vật chất và các mặt khác để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng thành một trường lớn của Bộ Tài chính có uy tín trong nước, nên ngày 22 tháng 11 năm 2005, Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí quyết định thành lập trên cơ sở tổ chức lại 3 đơn vị đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Tài chính là Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán IV (trên cơ sở Trường Trung học Tài chính - Kế toán IV); Trường Cao đẳng Hải quan (trên cơ sở Trường Nghiệp vụ Hải quan); Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Tài chính và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Sự hình thành và phát triển của Trường tác động bởi nhiều yếu tố: nhân loại đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, trong đó lao động sang tạo trí tuệ giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội; giáo dục và đào tạo có sự cạnh tranh mạnh mẽ; yêu cầu đào tạo phải đáp ứng nhu cầu xã hội; mọi hoạt động của Nhà trường đều phải được đánh giá kiểm định…

Trong quá trình hình thành Trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực của tập thể, đoàn kết có tâm huyết, yêu ngành yêu nghề, nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý… nhờ đó mà những bước đi ban đầu của Trường đã từng bước ổn định và phát triển về mọi mặt.

34

Trong bối cảnh nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra trước mắt cho Nhà trường những cơ hội và thách thức là làm sao đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Nhiệm vụ mới của Trường phải duy trì ổn định các hoạt động để từng bước hiện đại hoá nội dung chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội và người sử dụng là nhiêm vụ trọng tâm của Nhà trường. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ và cấp bách để duy trì ổn định và phát triển trường, trên các mặt cơ bản mà những năm qua Trường mang lại những kết quả đạt được

1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường

Chức năng nhiệm vụ của Trường là nghiên cứu khoa học và đào tạo các ngành/chuyên ngành Tài chính Hải quan.

Về quy mô đào tạo của Trƣờng đang không ngừng phát triển: năm 2006 số lượng thí sinh đăng kí dự thi là 9.000 thí sinh. Sau khi mở rộng ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm… cùng với việc quảng bá thương hiệu của trường, nên số thí sinh đăng ký dự thi những năm qua đều tăng, cụ thể: năm 2007 có 15.518 thí sinh; năm 2008 có 20.184 thí sinh,… năm 2010 hơn 18.000 thí sinh, năm 2011 gần 27.000 thí sinh, năm 2012 có 18.950 thí sinh, năm 2013 có 18.600 thí sinh; tỷ lệ số thí sinh dự thi hàng năm đều ở mức cao trên 80%. Đến nay tổng quy mô đào tạo của Trường hơn 10.500 học sinh, sinh viên, trong đó bậc cao đẳng chiếm gần 70%.

Sau gần 35 năm hoạt động, Trường đã đào tạo hơn 100.000 cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng về tài chính, kế toán, thuế, hải quan… bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hơn 80.000 lượt người.

Nhiệm vụ đào tạo: Hiện nay, Trường đang đào tạo bậc cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, không chính quy; liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, liên kết và bồi dưỡng ngắn hạn, hợp tác quốc tế.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG 1. Ngành Tài chính – Ngân hàng với các chuyên ngành:

- Tài chính doanh nghiệp - Ngân hàng

- Bảo hiểm

- Tài chính nhà nước - Thuế

- Thuế - Hải quan

2. Ngành Kế toán với các chuyên ngành:

- Kế toán doanh nghiệp - Kế toán tài chính nhà nước

3. Ngành Hệ thống thông tin quản lý với chuyên ngành:

- Tin học quản lý

4. Ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành:

- Marketing - Quản trị kinh doanh tổng hợp

5. Ngành Kinh doanh thƣơng mại với các chuyên ngành:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu - Hải quan

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1. Ngành Hạch toán – Kế toán với các chuyên ngành:

- Kế toán doanh nghiệp - Kế toán tài chính nhà nước

2. Ngành Tài chính – Tiền tệ với chuyên ngành:

- Quản lý ngân sách nhà nước - Nghiệp vụ thuế

- Bảo hiểm

3. Ngành Tin học với chuyên ngành:

- Tin học kế toán

4. Ngành Kinh doanh với các chuyên ngành:

- Nghiệp vụ khai hải quan

36

5. Ngành Quản trị - Quản lý với các chuyên ngành:

- Quản trị bán hàng

- Quản trị hành chính văn phòng

CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP LÊN CAO ĐẲNG 1. Tài chính – Ngân hàng với các chuyên ngành:

- Tài chính nhà nước - Kinh doanh ngân hàng

2. Ngành kế toán với các chuyên ngành:

- Kế toán doanh nghiệp - Kế toán tài chính nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Ngành Hệ thống thông tin quản lý với chuyên ngành:

- Tin học quản lý

4. Ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành:

- Quản trị Marketing

- Quản trị kinh doanh tổng hợp

5. Ngành Kinh doanh thƣơng mại với các chuyên ngành:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu - Hải quan

Về mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo: Mục tiêu chương trình đào tạo là việc mở thêm các ngành học mới ngoài các ngành truyền thống về tài chính, kế toán, hải quan, như Hệ thống thông tin quản lý, Kinh doanh thương mại và nhiều chuyên ngành mới. Những chuyên ngành này được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.

Về loại hình đào tạo: Ngoài loại hình đào tạo chính quy, không chính quy; Trường đã tổ chức triển khai loại hình đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng,bồi dưỡng ngắn hạn (Khai báo hải quan, khai báo thuế, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về tài chính, kế toán….).

37

Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Đây là một trong những nội dung có tinh chất quyết định của sự phát triển Nhà trường. Gồm các hoạt động: biên soạn đề cương, giáo trình, tài liệu, tổ chức nhiều cuộc hội thảo để có những giải pháp phù hợp phục vụ cho dạy và học; phát hành nội san nghiên cứu khoa học.

Thành tích khen thƣởng: Với những bề dày trong công tác đào tạo và những kết quả đã đạt được gần 35 năm qua, Trường được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba; cuối năm 2006 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba; năm 2010 Huân chương Độc lập hạng Nhì; năm 2011 đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao cờ thi đua, và nhiều đơn vị tập thể cá nhân đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, huy hiệu và bằng khen do các đơn vị cấp trên khen tặng.

Mục tiêu, Định hƣớng phát triển trƣờng:

Trong quá trình hình thành và phát triển, mọi hoạt động của Trường luôn tác động bởi những yếu tố khách quan như: Tình hình phát triển kinh tế đất nước, chủ trương của Thành phố về xây dựng cơ sở vật chất… nên phải có sự điều chỉnh về lộ trình và mục tiêu cụ thể, nếu năm 2008 Trường có định hướng phát triển như sau:

Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan là trung tâm đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính, kế toán, hải quan có chất lượng cao theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Năm 2008 lập đề án đề nghị nâng cấp lên đại học, năm 2010 đào tạo đại học, đến năm 2015, thành trường đại học đa ngành và là trường trọng điểm của Bộ Tài chính; đến năm 2020 đạt trường trọng điểm quốc gia” thì năm 2009 trở đi Trường phải điều chỉnh:

Sứ mạng: Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan là trung tâm đào tạo chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng, tư vấn có chất lượng

38

cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, kế toán nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng yêu cầu xã hội để phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn: Năm 2009 tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết để lập đề án nâng cấp trường và những năm tiếp theo thành trường đại học đa ngành; đến năm 2020 trở thành trường đại học trọng điểm, đạt quy mô và chất lượng ngang tầm với các trường đại học lớn của quốc gia và khu vực.

Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện định hướng trên, Trường đã xác định 3 mục tiêu cơ bản và cụ thể như sau:

1. Duy trì và phát triển quy mô đào tạo tương xứng với các yếu tố đảm bảo công tác đảo tạo của trường như: đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, kinh phí…; mở rộng ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo cho ngành tài chính và xã hội.

2. Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học để từng bước xây dựng trường thành cơ sở đào tạo có chất lượng cao, uy tín trong ngành và xã hội.

3. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết như: nguồn nhân lực, điều kiện về cơ sở vật chất, mở rộng diện tích đất, kinh phí… để lập đề án nâng cấp thành trường Đại học và phát triển trường cho những năm tiếp theo.

Để đạt những mục tiêu cụ thể, thì lãnh đạo và tập thể giảng viên cán bộ quản lý đã đề ra kế hoạch cần phấn đấu thực hiện những giải pháp cơ bản và đồng bộ như sau:Tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý; Xây dựng cơ sở vật chất; Kinh phí; Nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó gắn kết hợp tác giữa đào tạo với nhu cầu xã hội và nhà sử dụng; Công tác nghiên cứu khoa học; Công tác kiểm định giáo dục.

Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan (Trường CĐ TCHQ) được thành lập theo Quyết định số 6641/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tổ chức lại 3 đơn vị

39

đào tạo thuộc Bộ Tài chính là Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán IV (tiền thân là Trường Trung cấp Tài chính - Kế toán IV), Trường Cao đẳng Hải quan và Phân viện TP. Hồ Chí Minh thuộc Học viện Tài chính.

Trường CĐ TCHQlà trường công lập thuộc Bộ Tài chính.Lịch sử hình thành và phát triển của Trường đến nay đã tròn 35 năm. Trong khoảng thời gian ấy, Trường đã đào tạo được trên 100.000 cán bộ về tài chính, kế toán và hải quan phục vụ trong các ngành kinh tế của đất nước. Với thành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (Trang 32)