9. Nội dung cấu trúc của đề tài
2.1.6 Đặc điểm theo ngôn ngữ của tài liệu
Đối với tài liệu dạng sách, ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trong tổng số sách hiện có của TTTTTV với 3.102 đầu/ 15.646 bản với tỷ lệ 95.5% đầu/ 97.5% bản.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Tổng loại Triết học - Tâm lý học Tôn giáo Khoa học xã hội Ngôn ngữ Khoa học tự nhiên Công nghệ Nghệ thuật Văn học Địa lý - Lịch sử Truyệ n Số lượng 1008 268 8 7947 614 231 4989 46 119 462 348 Tỷ lệ 6.40% 1.20% 0.10% 49.50 3.80% 1.40% 31.10 0.40% 1.00% 2.90% 2.20% THEO BẢN SÁCH 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 T
Tổng loạiTriết học - Tâm lý họcTôn giáoKhoa học xã hộiNgôn ngữKhoa học tự nhiênCông nghệ Nghệ thuậtVăn học Địa lý - Lịch sửTruyện
Số lượng 170 68 6 1689 190 50 743 22 36 136 140
Tỷ lệ 5.87% 2.10% 0.20% 51.62 5.80% 2.00% 22.71 0.10% 1.10% 4.20% 4.30%
57
Bảng 2.4 Cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ (loại hình sách)
NGÔN NGỮ
ĐẦU TÊN TÀI LIỆU BẢN TÀI LIỆU SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%) SỐ LƢỢNG TỶ LỆ (%) Tiếng Việt 3102 95.5 15646 97.5 Song ngữ Anh – Việt
34 1.05 149 1.0 Tiếng Anh
108 3.25 220 1.3 Khác
6 0.2 25 0.2
Trong thành phần cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ của TTTTTV, tài liệu song ngữ Anh – Việt chiếm tỉ lệ ít nhất. Tổng số tài liệu thể hiện bằng song ngữ Anh – Việtchiếm khoảng 1.05% số lượng đầu tên tài liệuvà bằng 1.0% số lượng bản tài liệu. Tài liệu bằng các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Nhật… gần như không đáng kể trong các kho tài liệu của TTTTTV.
Sách ngoại văn do giá thành cao và chủ yếu là do bạn đọc không có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo nên việc bổ sung rất hạn chế, TTTTTV chỉ có thể bổ sung số lượng nhỏ những tài liệu thật sự cần. Đây cũng là một hạn chế trong công tác phát triển nguồn tài liệu ngoại văn hiện nay của TTTTTV.
58
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nguồn lực thông tin theo ngôn ngữ
Đối với loại hình ấn phẩm định kỳ, ngôn ngữ thể hiện chủ yếu bằng tiếng Việt. Tổng số 49 đầu báo, tạp chí, chỉ có 2 tạp chí bằng ngôn ngữ tiếng Anh đó là Sài gòn Times và EconomicTime.
Đối với luận văn thạc sĩ, chỉ có duy nhất 1 bản được trình bày bằng tiếng Anh (nội dung đề tài thuộc chuyên ngành tiếng Anh).
96%
1% 3%
0%
TỶ LỆ % ĐẦU TÊN SÁCH
Tiếng việt
Song ngữ Anh - Việt Tiếng Anh Khác 98% 1% 1% 0% TỶ LỆ % BẢN SÁCH Tiếng việt
Song ngữ Anh - Việt Tiếng Anh
59
Nhận xét hiện trạng nguồn lực thông tin
- Ưu điểm
Hiện nay nguồn lực thông tin của thư viên Trường CĐ TCHQ có số lượng tương đối lớn (chỉ tính riêng với loại hình sách đến hết tháng 9/2013, TTTTTV có 3250 nhan đề với 16040 cuốn). Nội dung của nguồn lực thông tin khá phong phú, đa dạng bao gồm các lĩnh vực khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội); các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực kinh tế (Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng, Hải quan, Kinh doanh thương mại, …); Tiếng anh; …
Về nội dung của nguồn lực thông tin tại TTTTTV nhìn chung khá bao quát, bám sát tất cả các ngành đào tạo của Trường CĐ TCHQ. Tương ứng với mỗi chuyên ngành đào tạo TTTTTV đều có giáo trình do Hội đồng khoa học nhà trường thẩm định từ công trình của giảng viên trong trường và một số giáo trình bổ sung từ nguồn bên ngoài, bên cạnh giáo trình là các tài liệu tham khảo có nội dung sát với chương trình đào tạo. Về cơ bản nguồn lực thông tin của TTTTTV đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giảng viên và HS SV, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của những đối tượng này.
- Hạn chế
Nguồn lực thông tin của TTTTTV tuy có số lượng tương đối lớn, nội dung khá phong phú; song cơ cấu còn chưa cân đối giữa các môn loại; chưa đa dạng về loại hình tài liệu.Các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Kinh doanh thương mại, Hải quan, Kinh doanh xuất nhập khẩu có số lượng tài liệu khá hạn chế so với các ngành còn lại như Tài chính, Kế toán, Quản trị. Cơ cấu này tuy chưa cân đối nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bạn đọc (đặc biệt là HS SV) vì số lượng HS SV của ngành này cũng hạn chế so với các ngành khác. Trong cơ cấu tài liệu chuyên ngành thì lĩnh vực Kế toán, Tài chính, Quản trị chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong cơ cấu chung của nguồn lực
60
thông tin hiện có tại TTTTTV thì tài liệu thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội chiếm tỷ trọng đầu sách cao nhất 56.92% tương ứng với 1689 cuốn.
Mặc dù ngày nay, các TTTTTV ở Việt Nam nói chung, TTTTTV cao đẳng đại học nói riêng rất chú trọng bổ sung loại tài liệu điện tử/tài liệu số hoá tiến tới việc xây dựng thư viện điện tử, thư viện số; do đó tỷ trọng các loại hình tài liệu này đang lớn dần trong cơ cấu thành phần loại hình tài liệu của các đơn vị. Tuy nhiên, tại TTTTTV Trường CĐ TCHQ, loại hình tài liệu điện tử chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Loại hình tài liệu chính của TTTTTV là dạng truyền thống (tài liệu trên giấy), bao gồm: sách chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học, báo, tạp chí…
Hơn nữa, loại hình tài liệu của TTTTTV mặc dù chủ yếu là dạng truyền thống (phân loại theo vật liệu mang tin) song lại cũng rất thiên lệch, không có sự cân đối, hài hòa giữa các loại hình. Cụ thể, loại tài liệu là sách chiếm tới 96% tổng số vốn tài liệu của TTTTTV. Loại hình tài liệu là ấn phẩm định kỳ có khối lượng hạn chế nên chưa đủ để lập thành một kho riêng biệt mà chỉ được sắp xếp trên 2 giá, được ghép chung với kho sách.
Sách ngoại văn đã có số lượng rất nhỏ trong cơ cấu vốn tài liệu nhưng lại chiếm tỷ lệ khá lớn là sách photocopy, chất lượng in kém (do không mua được sách nhập ngoại).
Đặc biệt, tài liệu xám chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong thành phần vốn tài liệu của TTTTTV Trường CĐ TCHQ. Mặc dù tổng số các công trình nghiên cứu khoa học, các tập bài giảng của cán bộ, giảng viên trong Trường vốn đã không nhiều (với đối tượng HS SV, kể từ năm 2011, nhà Trường mới bắt đầu triển khai việc nghiên cứu khoa học trong HS, song TTTTTV cũng không thu thập được nhiều vì SV HS đang trong giai đoạn làm quen với nghiên cứu khoa học). Điều này thể hiện sự yếu kém trong công tác phát triển loại hình tài liệu xám/tài liệu nội sinh của TTTTTV. Đây cũng là một vấn đề nổi cộm trong công tác phát triển nguồn lực thông tin của TTTTTV Trường CĐ TCHQ thời gian qua, rất cần có giải pháp khắc phục trong thời giai tới.
61