Quan điểm về nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh tỉnh Champasak

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 91 - 92)

h. Các bước thu nợ gốc và lãi vay

3.2. Quan điểm về nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh tỉnh Champasak

Chi nhánh tỉnh Champasak

Một số quan điểm của tác giả về nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp – Chi nhánh tỉnh Champasak như sau:

- Đánh giá tiềm năng của các doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ra các sản phẩm và chiến lược kinh doanh hợp lý: Phân tích, đánh giá một cách khách quan trên cơ sở tiềm năng của doanh nghiệp, xem doanh ngiệp có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội không? Tình hình kinh doanh có đem lại nguồn thu ổn định hay không?...

- Đa dạng hoá sản phẩm ngân hàng nhằm khai thác tối đa các phân lớp khách hàng một cách an toàn: Hiện tại các sản phẩm huy động vốn của ngân hang đang

hướng tới đối tượng nào? Còn bỏ qua các đối tượng khách hàng nào? Nhu cầu của lớp khách hàng chưa tiếp cận được này là gì? Sản phẩm họ cần là gì?

- Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn, hạn chế tối đa nợ xấu: Điều này vô cùng cần thiết với ngân hàng có lượng vốn không hẳn là quá dồi dào như chi nhánh. Việc đảm bảo nợ xấu thấp vừa tạo tính an toàn, vừa tăng uy tín thương hiệu và từng bước đáp ứng các chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập

- Ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ nhằm theo dõi, kiểm tra, kiểm soát kịp thời và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời việc ứng dụng công nghệ thông tin còn cho phép chi nhánh phát triển dần các sản phẩm ngân hàng điện tử, phân tán rủi ro trong kinh doanh

- Chú trọng phát triển nguồn lực con người, từ đó nâng cao hiệu quả quá trình thẩm định trước khi cho vay: Cán bộ tín dụng ngân hàng cần có năng lực, kinh nghiệm trong việc xem xét thẩm định hiệu quả kinh tế của phương án sản xuất kinh doanh, tính khả thi của phương án vay vốn, tính toán khả năng thu hồi nợ từ nguồn nào?...

- Nâng cao khả năng tiếp cận doanh nghiệp: Nắm bắt và nghiên cứu nhu cầu từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp các khối ngành khác khối truyền thống nông lâm nghiệp, doanh nghiệp liên doanh…quảng bá hình ảnh hoạt động của chi nhánh, đây là hai điều kiện quan trọng va tiên quyết mà chi nhánh Champasak cần thúc đẩy nhằm thu hút đối tượng khách hàng này tốt hơn.

- Chính sách ưu đãi về lãi suất, đơn giản về thủ tục: Đây là yếu tố then chốt trong việc canh tranh và thu hút khách hàng. Đặc biệt là đơn giản hoá quy trình thủ tục sẽ khuyến khích đối tượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của NHNNo chi nhánh Champasak nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 91 - 92)