Vietcombank: Ngân hàng TMCP có hơn 90% là vốn nhà nước

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 35 - 38)

Năm 2009 về trước, Vietcombank luôn là đơn vị tài trợ chính cho các tổng cơng ty, tập đồn nhà nước, doanh nghiệp lớn…Tỷ trọng cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm trên 40% tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank.

Từ năm 2010, cùng với cơn bão khủng hoảng tài chính, bất động sản, đặc biệt là nợ cơng, Vietcombank đã có những điều chỉnh lớn để đảm bảo an tồn và giữ được vị trí dẫn dắt trong ngành như hiện nay. Với điều kiện về nguồn vốn lớn, Vietcombank chấp nhận các rủi ro về tỷ lệ nợ xấu cao, sử dụng chiến lược mở rộng thị trường, chiếm lĩnh các khách hàng của ngân hàng khác trong thời kỳ khó khăn, mở rộng quy mơ cho vay, hệ thống sản phẩm và đối tượng khách hàng. Cụ thể gồm có các giải pháp chính:

- Phát triển dịch vụ, sản phẩm: Ngồi những sản phẩm sẵn có, Vietcombank

xác định đa dạng hóa sản phẩm cả bán buôn và bán lẻ để mở rộng quy mơ. Triển khai các chương trình huy động vốn cá nhân, các sản phẩm có tính gối đầu để duy trì liên tục số dư tiền gửi từ dân cư, các sản phẩm đặc trưng trên nền tảng công nghệ cao. Nghiên cứu và đưa vào áp dụng các sản phẩm liên kết, bán chéo, các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay với cam kết gửi tiền đối với TCKT với tôn chỉ “Tạo sự khác biệt”. Tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn để tranh thủ huy động nguồn vốn dài hạn.

Vietcombank còn mở rộng liên tục các sản phẩm cho vay, xác định tín dụng cá nhân là yếu tố quan trọng, tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm cá nhân trên nền tảng công nghệ cao để tăng cường cho vay, ứng trước cho nhóm khách hàng có tính thanh khoản cao.

- Mở rộng đối tượng khách hàng: Bên cạnh nhóm khách hàng truyền thống,

trong tình hình kinh tế khó khăn, các ngân hàng nhỏ đang siết chặt cho vay, tìm cách giảm tỷ lệ nợ xấu, hạn chế cho vay khách hàng lớn, Vietcombank lại mạnh dạn mở rộng đối tượng khách hàng này. Ngồi ra, Vietcombank cịn tích cực mở rộng thêm nhóm khách hàng cá nhân mặc dù vướng phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác.

- Tăng quy mơ cho vay đi đơi với kiểm sốt chất lượng:

Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn; dư nợ ngoại tệ - VND. Triển khai các gói cho vay ưu đãi đối với các khách hàng tốt. Tập trung cho vay ưu đãi các ngành; lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Tập trung tăng trưởng tín dụng vào danh mục khách hàng tốt; Xây dựng danh sách quản lý và phát triển danh mục khách hàng mục tiêu/tiềm năng cho cả hệ thống; xây dựng chính sách giá theo ngành/địa bàn/từng khách hàng. Xác định phát triển tín dụng cá nhân là một trong các hoạt động bán lẻ tạo sự phát triển bền vững của VCB. Thiết kế các gói sản phẩm tín dụng phù hợp với chủ trương kích thích tiêu dùng. Thiết kế mới và tiếp tục chuẩn hóa các sản phẩm bất động sản và sản xuất kinh doanh; Phối hợp với khối bán bn để phát triển tín dụng bán lẻ; Kiểm sốt chất lượng tín dụng. Tăng cường xử lý nợ xấu bằng các biện pháp: Sử dụng DPRR, bán nợ và cấn trừ nợ, tái cấu trúc nợ

- Giảm chi phí huy động vốn: Căn cứ vào tình hình thị trường và chỉ đạo của

Ngân hàng Nhà Nước, lãi suất tiền gửi giảm mạnh trong năm vừa qua, tạo điều kiện cho Vietcombank được sử dụng nguồn vốn giá rẻ. Hơn nữa, Vietcombank là đơn vị dẫn đầu về công nghệ trong ngành ngân hàng, liên tục đưa ra các sản phẩm, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, tiện ích tài khoản...hấp dẫn cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, thu hút lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất gần như không đáng kể. Đây là lợi thế để Vietcombank giảm tối đa chi phí vốn.

- Giảm cho vay liên ngân hàng: Vốn là ngân hàng “chủ nợ” của thị trường

liên ngân hàng. Đối mặt với tình hình khó khăn của nền kinh tế, Vietcombank hạn chế tối đa cho vay liên ngân hàng, chỉ duy trì các khoản vay tính thanh khoản cao, khơng cho vay với các ngân hàng có quy mơ vốn bé, tính an tồn thấp. Rủi ro từ thị trường này rất cao, nên Vietcombank chuyển vốn từ đây sang thị trường bán lẻ, nhằm phân tán rủi ro tốt nhất.

-Nâng cao hệ thống quản lý rủi ro tín dụng:Vietcombank đã áp dụng một hệ

thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung, được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lýrủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa

kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng. Tại Hội sở chính: Các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng được phân định tách biệt nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…). Trong năm 2012, Vietcombank đã thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ từ khâu cho vay để hạn chế khả năng phát sinh nợ xấu đồng thời tăng cường rà soát, đánh giá lại chất lượng khách hàng/khoản vay. Bên cạnh đó, Hội sở chính tăng cường cơng tác giám sát từ xa tất cả các chi nhánh, công ty trực thuộc, đưa ra các cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi ro đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với một số chương trình tín dụng nhằm phát hiện các giao dịch khơng tn thủ điều kiện, quy trình. Mơ hình tính tốn xác xuất vỡ nợ PD, LGD từng bước được hoàn thiện và được ứng dụng thử nghiệm tại một số chi nhánh lớn của Vietcombank. Trong năm 2012, Vietcombank đã triển khai Dự án Business modeling bao gồm xây dựng báo cáo ngành, mơ hình dự báo doanh nghiệp để chuẩn hố phân tích rủi ro ngành, lượng hoá và chuẩn hoá việc xác định giới hạn tín dụng với khách hàng.

Nhờ có những điều chỉnh kịp thời này, Vietcombank đã đạt được những kết quả ấn tượng trong năm 2010, 2011 như sau:

Bảng1.1: Tình hình dư nợ của Vietcombank giai đoạn 2010 - 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Hạng mục Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Tăng trưởng

Dư nợ ngắn hạn Tỷ đồng 94.715 123.312 30,2%

Dư nợ trung, dài hạn Tỷ đồng 82.099 86.106 4,8%

Dư nợ VND Tỷ đồng 11.480 135.863 18,7%

Dư nợ ngoại tệ Triệu USD 3.228 3.476 7,4%

Dư nợ SME Tỷ đồng 30.242 29.891 - 1,2%

Tỷ lệ nợ xấu % 2,83% 2,03% -28,27%

Với những thành tích này, Vietcombank có thể xem là một điển hình trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng của những ngân hàng có nguồn vốn lớn, có thể chấp nhận rủi ro cao.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 35 - 38)