Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 93)

h. Các bước thu nợ gốc và lãi vay

3.3.2.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

- Trong công tác cho vay cán bộ tín dụng cần áp dụng tốt các kỹ thuật phân tích tín dụng, trong đó có nguyên tắc 6C, đó là: đặc tính tư cách cho vay (Character); năng lực của người vay (Capacity); thu nhập của người vay (Cash); đảm bảo tiền vay (Collateral); Các điều kiện khác (Conditions); kiểm soát (Control).

- Xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ tại tổ chức tín dụng.

- Xây dựng và tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. Thông tin tín dụng; thông tin khách hàng và các thông tin tài chính tiền tệ; thông tin kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân

hàng trong quá trình thẩm định, phân tích và đánh giá khách hàng để có được quyết định cho vay chính xác. Về mặt kỹ thuật, trước một đề nghị xin vay vốn của khách hàng, câu hỏi đầu tiên của cán bộ thẩm định là: khách hàng này như thế nào? Có đủ độ tin cậy để “chọn mặt gởi vàng” không? Để có câu trả lời đúng về những vấn đề này đòi hỏi ngân hàng phải phân tích, đánh giá đúng về khách hàng trên cơ sở nguồn thông tin thu thập được về khách hàng, về phương án sản xuất kinh doanh, về dự án đầu tư, về uy tín và vốn kinh doanh của khách hàng, về tài sản đảm bảo,… Các thông tin này đòi hỏi phải đầy đủ, chính xác và kịp thời, phải đảm bảo tính an toàn.

- Đồng thời ngân hàng phải tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin không chỉ thu thập mà còn phải biết xử lý, phân tích thông tin đó, để đưa ra những nhận định đánh giá về dự án, về khách hàng vay vốn, từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay.

Cụ thể, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển và để đưa ra được quyết định cho vay nhanh chóng có độ tin cậy cao hơn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thì cần một một số giải pháp sau:

+ Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin tín dụng tại đơn vị, đây là yếu tố hạ tầng, yếu tố công nghệ quan trọng trong điều kiện hiện nay. Chỉ có công nghệ hiện đại, sử dụng hiệu quả mới cho phép thu thập, quản lý và xử lý nguồn dữ liệu lớn, nhanh chóng và chính xác.

+ Thu thập thông tin đầu vào có liên quan một cách đầy đủ và có tính chủ động, trong đó có thông tin về thị trường (giá cả, tỷ giá, giá vàng, diễn biến thị trường,…); thông tin về tình hình hoạt động doanh nghiệp; về khách hàng đang quan hệ tín dụng và cả những thông tin về đối tượng khách hàng để có giải pháp xử lý thu hồi nợ, nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đồng thời chủ động thực hiện chính sách khách hàng, thu hút khách hàng quan hệ với ngân hàng.

+ Tổ chức tốt công tác khảo sát, kiểm tra trực tiếp thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mỗi khi có yêu cầu, đề nghị vay vốn ngân hàng. Đây là hoạt động mang tính chất bắt buộc như là nguyên tắc trong quá trình thẩm định khoản vay, nó thể hiện quan điểm “trăm nghe không bằng một thấy”, chỉ có khảo sát, kiểm tra thực tế khách hàng, kết hợp với các thông tin qua phân tích đánh giá tình

hình tài chính, khả năng kinh doanh cũng như hiệu quả của phương án kinh doanh, dự án đầu tư – đối tượng mà khách hàng xin vay vốn để đầu tư, mới giúp cho ngân hàng nhận định, đánh giá đầy đủ và đúng đắn về khách hàng vay vốn, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.

+ Mặt khác, trong quá trình này ngân hàng cần khai thác tốt nguồn thông tin tín dụng từ Trung tâm Thông tin Tín dụng - CIC để củng cố cho nhận định, đánh giá của mình và nắm bắt được thực tế tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng.

- Xác định các yếu tố cần thẩm định đối với từng khoản vay để làm cơ sở thu thập thông tin:

+ Trước khi ra quyết định cho vay, cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiến hành các bước thẩm định khách hàng, thẩm định và phân tích khoản vay để xác định năng lực trả nợ của khách hàng, dự báo những rủi ro tiềm ẩn từ đó đề ra biện pháp quản lý khách hàng để phòng ngừa và hạn chế rủi ro …

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hết sức đa dạng, mỗi khoản vay đều có tính chất đặc thù riêng, do đó ngoài các yếu tố cần thẩm định theo quy trình như: hồ sơ pháp lý của khách hàng vay vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh,… thì đối với cho vay theo dự án đầu tư phải xác định xem dự án có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế hay không, các sản phẩm và đối thủ cạnh tranh trên thị trường, chất lượng sản phẩm mà dự án tạo ra so với các sản phẩm hiện có trên thị trường, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm, chất lượng nguồn nguyên liệu, khả năng phát triển của sản phẩm, các yếu tố của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến dự án …

- Thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của khoản vay: Thẩm định chính xác và đầy đủ hồ sơ pháp lý của khách hàng vay khi giải quyết cho vay sẽ bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro nếu có tranh chấp xảy ra. Thông thường, khi thẩm định tính pháp lý của khoản vay và khách hàng vay cần chú ý tránh những sai sót như: cho vay cá thể không đủ năng lực hành vi, cho vay tổ chức thiếu tư cách pháp nhân, người đại diện tổ chức không đủ thẩm quyền quyết định, người đại diện tổ chức không đủ thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp mục

đích sử dụng không thực hiện ưu tiên thanh toán đối với các giao dịch đảm bảo, … là một trong những rủi ro có khả năng gây ra tổn thất nặng nề nhất cho ngân hàng.

- Phân tích và đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 93)