Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp Lào

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 109 - 112)

h. Các bước thu nợ gốc và lãi vay

3.4.4. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp Lào

Ngân hàng Nơng nghiệp Lào đang càng ngày hồn thiện và phát triển hơn nữa thị trường. Để giữ vững và tiếp tục phát triển hơn nữa, ngân hàng cần phải có những điều chính thích hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng mối quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ từ phía NHNo Lào:

- NHNo Lào cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra cơng tác hạch tốn và chứng từ hạch toán, hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh. Định kỳ hàng tháng có thống kê sai sót chỉnh sửa đối với các hoạt động nghiệp, báo cáo lãnh đạo để kịp thời chỉnh sửa. Nâng cao vai trị thanh tra giám sát, có cơ chế và chỉ đạo theo chiều dọc thống nhất. Lập tiêu chí thanh tra giám sát đúng với vai trị của NHNo Lào với mục tiêu giữ vững an tồn hệ thống ngân hàng mình.

- Cần phối hợp chặt chẽ giữa cơ chế chinh sách của mình với cơ chế chính sách chúng của Ngân hàng Trung Ướng. Theo dõi những biến động và cơ chế lãi suất, cơ chế chính sách mới của Ngân hàng Trung Ướng để sớm ban hành hướng dẫn kịp thời, đồng bộ triển khai thực hiện tới các Chi nhánh ngân hàng của mình.

- Hỗ trợ NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật như: mở rộng thêm mạng lưới hoạt động, trang thiết bị đầy đủ các công cụ cần thiết trong qua trình kinh doanh, nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ thơng tin để từng bước hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng đảm bảo khi khách hàng ddeesns giao dịch cảm thấy yên tâm và tin tương vào ngân hàng.

- NHNo Lào cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thực tế tứng địa phương, thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các Chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần để ra các văn bản phù hợp với thực tế, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các Chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn và thực tế khơng đáp ứng được u cầu đề ra của các quy định, trong khi các Chi nhánh cũng không dám vận dụng hoặc vi phạm các quy định đó.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học về những vấn đề thực tế phát sinh, các hội thi nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.

KẾT LUẬN

Với việc gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nước ngồi, các tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có cơ hội để xâm nhập thị trường Lào. Và như vậy sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng nội địa cũng tăng lên. Tuy nhiên đây cũng là động lực để ngành ngân hàng Lào phát triển vững hơn, nhanh hơn. Để chủ động trong q trình hơi nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng thời nhằm nâng cao năng lực tín dụng, NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak cần khẩn trương khắc phục các điểm yếu, phát huy các điểm mạnh, vượt qua thách thức và tân dụng cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Cho đến nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động sử dụng vốn quan trọng nhất của các NHTM Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ln là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm và đặt lên hàng đầu của NHTM. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak, luận văn đã hoàn thành một số nội dụng chủ yếu sau:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng, hiệu quả tín dụng của NHTM và khẳng định tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng.

Từ những vấn đề lý luận được nghiên cứu và hệ thống hóa, luận văn đã áp dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng tại NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak, phần tích đánh giá hiệu quả hoạt động tại Chi nhánh, những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tại NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã kiến nghị một số giải pháp mang tính khả thi với điều kiện hiện nay của NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak, kiến nghị với NHNo Lào trong việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, trao quyền tự chủ hơn cho các Chi nhánh trong hoạt động tín dụng, giúp các Chi nhánh đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực,...

Ngoài ra, luận văn đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan trong việc tạo một hành lang pháp lý an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của các NHTM, đáp ứng địi hỏi ngày càng cao các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, làm cho tín dụng trở thành cơng cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, góp phần cho sự phát triển ổn định của xã hội.

Với khả năng và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, luận văn chắc hẳn cịn có nhiều thiếu sót. Mong rằng những ai quan tâm sẽ đóng góp những ý kiến quy báu cho tác giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 109 - 112)