h. Các bước thu nợ gốc và lãi vay
2.2.4. Thực trạng các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cho vay của ngân hàng Nông Nghiệp chi nhánh tỉnh Champasak
Nông Nghiệp chi nhánh tỉnh Champasak
Quy mô tín dụng lớn chưa chắc đã phản ánh hiệu quả tín dụng tốt được, vì vậy người ta thường sử dụng hệ số sử dụng vốn vay. Hệ số này được thể hiện qua bảng 3.18.
Từ bảng 3.18 có thể thấy tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn ngân hàng huy động tăng dần qua các năm. Năm 2008 đến năm 2012, tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn của NHNo chi nhánh tỉnh Champasak lại không cao và còn có xu hướng giảm: năm 2008 đạt 45%, năm 2009 đạt 63%, năm 2010 đạt 60%, năm 2011 và năm 2012 lại giảm xuống chỉ đạt 56%. Điều này cho thấy, mặc dù số vốn huy động được rất lớn nhưng hoạt động tín dụng đối với khách hàng tại NHNo chi nhánh tỉnh Champasak còn rất hạn chế. Ngân hàng luôn áp dụng chặt chẽ quy trình cấp tín dụng, không đặt chỉ tiêu tổng dư nợ lên hàng đầu mà chú trọng đến hiệu quả tín dụng bằng cách lựa chọn các dự án khả thi và có hiệu quả, các khách hàng uy tín, có khả năng trả nợ cao. Thực tế, năng lực của khách hàng rất thấp, đặc biệt là khách hàng ngoài quốc doanh, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, không có tài sản thế chấp, vì vậy việc vay được vốn của ngân hàng là rất khó, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn. Hiệu suất sử dụng vốn thấp là điều không tốt bởi nhu cầu về vốn của khách hàng hiện này là rất cấp thiết, trong khi khối lượng vốn của ngân hàng thường xuyên thừa, phải thực hiện điều chuyển vốn lên trụ sở chính, gây khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng huy động vốn lớn, sẽ phải trả chi phí lớn, trong khi lại không thể thực hiện tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, không thu được lợi nhuận, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn trả lãi cho khách hàng gửi tiền và các khoản ngân hàng đi vay. Doanh nghiệp cần vốn nhưng lại không được đi vay, không đáp ứng được nhu cầu của mình, hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ, gây tổn thất cho doanh nghiệp và từ đó tổn thất cho nền kinh tế.
Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh thời kỳ 2008 – 2012
Đơn vị: triệu Kíp
Tiêu chí/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số vốn huy động 36.443 57.395 80.440 112.992 154.358
Tổng dư nợ 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 45 63 60 56 56 (Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2008 – 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ chu chuyển của vốn trong một thời gian nhất định, cho biết tần suất sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy, nó cũng được coi là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. Tại NHNo chi nhánh tỉnh Champasak, tình hình sử dụng vốn cụ thể ở Bảng 3.19.
Vòng quay vốn tín dụng đối với khách hàng không có sự thay đối nhiều trong 5 năm trở lại đây. Vòng vốn quay càng lớn thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả. Những thực tế hoạt động tại NHNo chi nhánh tỉnh Champasak cho thấy, năm 2008, năm 2009 vòng quay vốn tín dụng là 1,94 vòng, năm 2009, năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 1,88 vòng, năm 2009, năm 2010 vòng quay vốn tín dụng là 1,88 vòng và năm 2011, năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,85 vòng. Như vậy tốc độ chu chuyển vốn ngân hàng chậm đi trong thời gian một năm NHNo chi nhánh tỉnh Champasak có cơ hội sử dụng nguồn vốn huy động để thực hiện đầu tư, cho vay với khách hàng không đến hai vòng như vay đa dạng hóa cơ cấu tín dụng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng của khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và doanh nghiệp.
Bảng 2.15: Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh thời kỳ 2008 - 2012
Đơn vị: triệu Kíp
Chí tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh số thu nợ 40.125 70.355 90.545 120.310 160.220
Tổng dư nợ 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483
Vòng quay vốn tín dụng 2,42 1,94 1,88 1,88 1,85
(Nguồn: bảng tổng kết các năm tử 2008 đến năm 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)
Năm 2012, khi nhiều khoản nợ có giá trị lớn, công tác thu nợ đạt kết quả cao, doanh số thu nợ tăng là 160.220 triệu Kíp trong khi đó dư nợ tăng trưởng là 36% vòng quay vốn tín dụng nên được cải thiện. Những thực tế vòng quay vốn tín dụng của
NHNo chi nhánh tỉnh Champasak đã giảm xuống chỉ còn 1,85 vòng/năm (Năm 2012). Đây không phải là dấu hiệu đáng mừng khi hoạt động của các ngân hàng ngày càng rủi ro hơn. Doanh số thu nợ mặc dù cao nhưng nhưng các cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm hơn trong vấn đề đôn đốc, kiểm tra, giảm sát việc sử dụng vốn vay; công tác thu nợ được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Vòng quay vốn tín dụng tăng lên cũng chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng của NHNo chi nhánh tỉnh Champasak cũng tăng lên.
Doanh lợi của toàn bộ vốn ( ROA )
Nhìn vào Bảng 3.20 ta có thể thấy sự không ổn của chỉ tiêu qua các năm như năm 2008 là 4,04%, năm 2009 lại giảm đi chỉ còn 2,89%, đến năm 2010 lại tăng lên 15,39%, năm 2011 giảm đi nhiều (chỉ có 4,90%) và năm 2012 lại tăng lên 5,20%. Thực tế trên cho thấy hiệu quả hoạt động của Chi nhánh chưa cao và chưa ổn định.
Bảng 2.16: Doanh lợi toàn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh năm 2008-2012
Đơn vị: triệu Kíp
Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận 1.842 1.691 12.829 5.700 8.177
Vốn kinh doanh NH 45.535 58.359 83.356 116.213 157.223 Doanh lợi vốn kinh doanh NH (%) 4,04 2,89 15,39 4,90 5,20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến năm 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)
Doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE )
Nhìn vào Bảng 3.21 có thể thấy năm 2009 chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có là rất thấp (chỉ 4,19%), năm 2010 tăng lên 23,93% là đáng mừng nhưng năm 2011 lại giảm xuống còn 9,49% và năm 2012 tăng lên 9,59%. Số liệu bảng 3.21 cũng cho thấy doanh lợi vốn tự có tăng giảm thất thường.
Bảng 2.17:Vốn chủ sở hữu của Chi nhánh năm 2008-2012
Đơn vị: triệu Kíp
Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận 1.842 1.691 12.829 5.700 8.177
Vốn tự có NH 37.984 40.347 53.598 60.008 85.185 Doanh lợi vốn tự có NH (%) 4,84 4,19 23,93 9,49 9,59
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến năm 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)
Nhìn vào Bảng 3.22 có thể thấy doanh lợi doanh thu tín dụng của các năm khá chênh lệch nhau: năm 2008 tăng 11,13%, năm 2009 giảm đi còn 4,66%, năm 2010 là tăng cao nhất so với các năm (tăng đến 26,70%), năm 2011 và năm 2012 giảm đi vì 2 năm này càng có nhiều NH vào hoạt động ở trong tỉnh sự cạnh tranh nhau cũng nhiều hơn những Chi nhánh tỉnh Champasak vẫn đạt doanh lợi của doanh thu tín dụng ở trên 8,95% và 9,45%.
Bảng 2.18: Doanh lợi của vốn tín dụng của Chi nhánh năm 2008-2012
Đơn vị:triệu Kíp
Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Lợi nhuận cho vay 1.842 1.691 12.829 5.700 8.177 Số dư nợ cho vay 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483 Doanh lợi tín dụng của NH
(%) 11,13 4,66 26,70 8,95 9,45
(Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2008 đến năm 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)
Chất lượng cho vay của Chi nhánh
•Tỷ lệ đảm bảo tiền vay bằng tài sản
Nhìn chung tỷ lệ đảm bảo tiền vay bằng tài sản đảm bảo của NHNo chi nhánh tỉnh Champasak luôn ở mức cao năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ chiếm 70%. Những từ năm 2010 đến năm 2012 giá trị tài sản đảm bảo lại giảm dần, năm 2012 chỉ chiếm 58%. Do là, các khách hàng kinh doanh có hiệu quả, có phương án sử dụng vốn khả thi sẽ được NHNo chi nhánh tỉnh Champasak tạo điều kiện cho vay. Đặc biệt là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, vốn chủ sở hữu ít, không có hoặc tài sản đảm bảo giá trị thấp, nhưng đáp ứng được các yêu cầu về phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính lành mạnh vẫn được linh động cho vay vốn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Bảng 2.19: Tỷ lệ đảm bảo tiền vay bằng tài sản của Chi nhánh thời kỳ 2008- 2012
Đơn vị: triệu Kíp
Tiêu chí/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị tài sản đảm bảo 11.601 25.556 29.911 39.647 50.131
Giá trị tài sản đảm bảo/dư nợ (%) 70 70 62 62 58
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến năm 2012 của Chi nhánh)
•Tỷ lệ nợ xấu
Khi xem xét đến hiệu quả tín dụng, ngoài việc xem xét tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, các ngân hàng cũng phải xem xét đến chất lượng của hoạt động tín dụng của mình. Về phía ngân hàng, chất lương tín dụng thể hiện ở mức phạm vị, mức đọ giới hạn tín dụng phải phù hợp với tiềm lực của ngân hàng và phải đảm bảo được khả năng cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt là phải đảm bảo nguyền tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi
Bảng 2.20: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh thời kỳ 2008 - 2012
Đơn vị: triệu Kíp
Tiêu chi/năm 2008 2009 2010 2011 2012
Nợ xấu 150,12 530,42 480,10 602,63 1.520,25
Tổng dư nợ 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483
Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,90 1,46 0,99 0,94 1,75
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến 2012Chi nhánh)
Báo cáo về nợ xấu của Chi nhánh ở trên Bảng 3.25 cho thấy tại một số thời điểm đã tăng lên, tuy nhiên quy mô nợ xấu này là ở mức trung bình đối với quy định của NHTW Lào. Từ Năm 2008 - 2012 , với việc giám sát chặt chẽ, thu nợ kịp thời các khoản nợ đến hạn và tập trung xử lý dứt điểm nợ tồn đọng cũ nên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đến cuối năm đạt được mức khá tốt.
Trong năm 2009 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 1,46%, nay là số tỷ lệ không đáng mừng cho Chi nhánh. Thức tế trong năm này nhiều NH tại Lào cũng phải chịu ảnh hưởng giống nhau từ khủng hoảng kinh tế thế giới, chỉ khác là NH nào ảnh hưởng nhiều NH nào ảnh hưởng ít. Trong năm 2010 và 2011 tỷ lệ nợ xấu vấn ở dưới 1% có thể nói là tốt. Và đến năm 2012 số tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đã tăng không thất thường. Vì năm này từ đầu năm thời tiết rất là lạnh anh hưởng tới các nhà nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi. . . ; đến tháng 6 cùng một năm lại có lũ làm cho các nhà sản xuất và các
hoạt động kinh doanh phải cắt đứt vấn đền này đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã tăng đến 1,75%
Qua xem xét các khoản nợ xấu của Chi nhánh trong năm qua cũng cho thấy, phần nhiều các khoản nợ xấu này điều có nguyên nhân là do các nhà nông nghiệp, lâm nghiệp và doanh nghiệp gặp khó khăn sản xuất kinh doanh như: doanh nghiệp chưa thu được tiền của khách hàng; doanh nghiệp gặp khó khăn những việc tiêu thụ sản phẩm. . . Vì vậy, việc thu hồi các khoản nợ xấu này đối với Chi nhánh là không quá khó. Chi nhánh có những biện pháp trợ giúp doanh nghiệp phù hợp thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thành toán nợ trong tương lai.
Tùy vậy, trong số những khoản nợ xấu của Chi nhánh, vấn tốn tại một số khoản nợ xấu do doanh nghiệp không muốn trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ cho Chi nhánh. Do vậy, trong thời gian tới, để hạn chế các khoản nợ xấu này phát sinh, thì cùng với việc tích cực đôn đốc, giám sát thu hồi nợ vay, xử lý kịp thời các khoản nợ đến hạn, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khi khó khăn…
Qua xem xét tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng có thể xác định được tình hình tín dụng chung của hệ thống, đồng thời cũng xác định được những khoản nợ có vấn đề, những khoản nợ không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân từ phía khách hàng như: mất khả năng thành toán; thời hạn tra nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh…
•Tỉ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.21: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh thời kỳ 2008- 2012
Đơn vị: triệu Kíp
Tiêu chí/năm 2008 2009 20010 2011 2012
Dư nợ quá hạn 5.850 13.500 15.200 17.975 28.875
Tổng dư nợ 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,53 3,72 3,16 2,82 3,33
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến 2012 Chi nhánh)
Nhìn vào Bảng 3.26 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo chi nhánh tỉnh
Champasak tăng giảm thất thường. Mặt khác, nếu tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng càng cao, đêm lợi nhuận cho ngân hàng càng nhiều, càng có hiệu quả. Nhưng trong thực tế NHNo chi nhánh tỉnh Champasak lại khác, năm 2008 nợ quá hạn của
khách hàng là 5.850 triệu Kíp, trong đó khi tổng dư nợ của các doanh nghiệp mới chỉ là 16.539 triệu Kíp, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,53%. Sang năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng lên chiếm 3,72% vì năm này là có khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động kinh doanh tại Lào. Đến năm 2010 dư nợ quá hạn là 15.200 triệu Kíp, tỷ lệ dư nợ lại giảm chỉ có 3,16% , năm 2011 dự nợ quá hạn là 17.975 triệu Kíp, tổng dự nợ trong năm là 63.658, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,82%. Năm 2012 nợ quá hạn NHNo chi nhánh tỉnh Champasak đã tăng lên 28.875 triệu Kíp, tỷ lệ cùng tăng lên 3,33%. Vì trong năm này có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà nông và lâm nghiệp, các hoạt động kinh doanh bị cắt đứt vì đường giao thông trong tỉnh không thể đi ra tỉnh khác được; giao thông chỉ bằng phương tiện máy bay vì có lũ ở Champasak. Nhưng so với tổng dư nợ đối với khách hàng, vẫn đảm bảo cho ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển. Dù sao cũng cần đi sâu và tìm hiểu tình hình cụ thể mới đưa ra các kết luận chính xác được.
Có thể thấy việc diễn ra tình trạng nợ quá hạn cao tại NHNo chi nhánh tỉnh Champasak là bởi các nguyên nhân sau:
- Từ khi Ngân hàng Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào ban hành quyết định 06/QĐNH CHNCND Lào ngày 21/05/2004 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại lại và có nhiều thay đổi so với các năm trước. Đến ngày trả lãi hàng tháng mà khách hàng không trả được nợ lãi hay gốc thì khoản nợ đó bị chuyển sang nợ loại 2 đã làm tăng các khoản nợ quá hạn.
- Ngân hàng có thể gặp phải vấn đề rủi ro đạo đức, lựa chọn đối nghịch. Có những doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém, mà đội ngũ lãnh đạo không có kiến thức, trình độ quản lý và nghiệp vụ cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, khi đã kinh doanh thua lỗ thì không thể và cũng không muốn trả ngân hàng. Dù họ có phải chịu lãi suất phạt nếu các khoản vay bị chuyển thành nợ quá hạn, nhưng họ vấn tiếp tục trì hoãn, cố tính không trả nợ, làm tăng khoản nợ quá hạn cho ngân hàng.
- Sự biến động giá cả, lãi suất, tỷ giá trên thị trường. Trong những năm gần đầy, nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang; các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất… Các nhân tố này đã tác động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
kinh doanh của khách hàng vay vốn của ngân hàng. Giá cả các yếu tố đầu vào đắt đỏ khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận giảm và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn giảm. Đồng thời, ngoài các doanh nghiệp, khách