Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 102 - 105)

h. Các bước thu nợ gốc và lãi vay

3.4.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp

Ngân hàng Nơng nghiệp Lào đang càng ngày hồn thiện và phát triển hơn nữa thị trường. Để giữ vững và tiếp tục phát triển hơn nữa, ngân hàng cần phải có những điều chỉnh thích hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng mối quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tiếp tục nhân được các nguồn vốn từ các dự án ủy thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biết là nguồn vốn dài hạn.

Thứ nhất, nâng cao khả năng tác nghiệp của cán bộ tín dụng trong q trình tham gia cấp tín dụng

Cơ cấu dư nợ tín dụng tại NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak tập trung vào một số khách hàng truyền thống, quy mơ tín dụng khơng lớn, việc vay – việc vay trả nợ thực hiện thường xuyên, liên tục. Điều này đôi khi làm giảm khả năng tác nghiệp của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh. Khả năng tác nghiệp của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong q trình tác nghiệp cho vay đối với khách hàng. Khách càng ngày càng địi hỏi qua trình tác nghiệp thật nhanh chóng để sớm tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để không bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Do đó khả năng tác nghiệp của cán bộ tín dụng cần phải được quan tâm bồi dưỡng và kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, việc áp dụng các sản phẩm tín dụng mới với các quy trình cấp tín dụng khác nhau sẽ buộc cán bộ tín dụng tại Chi nhánh phải nâng cao khả năng tác nghiệp cụ thể để đảm bảo thời gian, độ chính xác trong q trình cấp tín dụng. u cầu này cần

phải đặc biệt quan tâm đối với đội ngũ cán bộ tín dụng tại các phịng giao dịch của Chi nhánh, bởi hoạt động tín dụng các phịng giao dịch chủ yếu tập trung cho vay đối với đối tượng khách hàng vay vốn cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và khách hàng là cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Điều này làm hạn chế đáng kể khả năng thu hút khách hàng và khả năng tác nghiệp của cán bộ tín dụng trong hoạt động tín dụng bởi các sản phẩm này thường khá đơn giản.

Trong thời gian tới, cùng với việc ap dụng quy trình cho vay của các sản phẩm tín dụng mới trong đó có một số sản phẩm sẽ được thực hiện một phần hoặc tồn bộ tài các phịng giao dịch. Vấn đề này yêu cầu phải sớm có biện pháp đào tạo, nâng cao khả năng tác nghiệp của cán bộ tín dụng tại hội sở Chi nhánh và các phịng giao dịch để đảm bảo khả năng nắm bắt và xử lý kịp thời, chính xác, đạt chất lượng cao của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Theo quan điểm của tác giả, việc đào tạo khả năng tác nghiệp cần được thực hiện sớm thông qua việc tổ chức lớp học tập trung tại Chi nhánh và mời chuyên gia, cán bộ tín dụng nhiều kinh nghiệm của NHNo Lào về trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tín dụng tại các phịng giao dịch cần được tìm hiểu thơng qua thực tế hoạt động cấp tín dụng tại hội sở Chi nhánh dể tránh tình trạng bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc mới.

Thứ hai, thiết lập thêm mạng lưới hoạt động

Ngân hàng là một tổ chức mang tính chất cung cấp các dịch vụ. Do đó, việc tiếp cận với các đối tượng khách hàng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để tiếp cận với nhiều khách hàng, Chi nhánh cận mở thêm mạng lưới hoạt động để tạo thuận lợi cho khách hàng và dễ dàng thu hút được nhiều hơn nguồn tiền gửi.

Trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng đua nhau phát triển mạng lưới Chi nhánh và phịng giao dịch một cách rầm rộ gây khó khăn cho Chi nhánh

trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Do vậy, việc mở rộng mạng lưới của Chi nhánh cần phải được thực hiện một cách kỹ càng chu đáo để mang lại hiệu quả cao.

Trước hết Chi nhánh cần phối hợp với NHNo Lào mở rộng mạng lưới phòng giao dịch tại tất cả các huyện của tỉnh Champasak. Vì hiện nay Chi nhánh vừa có 3 phịng giao dịch ở 7 huyện cả tỉnh, trong khi các huyện cũng xa nhau, vì vậy gây khó khăn nhiều cho ngân hàng đang sử dụng dịch vụ của Chi nhánh ở các huyện chưa có phịng giao dịch, khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng người ta phải đi phòng giao dịch ở huyện gần nhất nên gây khó khăn, vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí đi lại cho khách hàng. Những việc phát triển mang lưới thường gây ra sự tốn kém những chi phí ban đầu, do đó, Chi nhánh cần tích cực trong việc đàm phán, chủ yếu sử dụng các hình thực đi thuê hoạt động hoạt đi thuê tài chính với việc ký kết hợp đồng mang tính chất lâu dài. Trong điều kiện NHNo Lào không đồng ý hoặc chưa đủ điều kiện để mở thêm phòng giao dịch ở huyện nào Chi nhánh cũng nên chuyển nhân viên ở phòng giao dịch gần nhất đi phụ trách phục vụ khách hàng ở huyện nào chưa có phịng giao dịch.

Huyện nào đã có phịng giao dịch rồi Chi nhánh cũng nên thường xuyên cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất như lăn sơn, vệ sinh, bảng hiệu,... để đảm bảo các phòng giao dịch luôn được khang trang sạch sẽ, tạo hình ảnh đẹp về NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak.

Thường xuyên đào tạo bổi dưỡng kỹ năng chăm sóc khách hàng và thường xuyên gửi nhân viên xuống tận các xã, làng để kết hợp với chủ tịch xã hoặc người dân để mở rộng nhóm tín dụng, nâng cao sự hiểu biết của người dân về ngân hàng.

Ngoài ra việc phát triển mạng lưới hoạt động cần phải kết hợp với hoạt động khác như hoạt động Marketing hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm,... để đưa ra sự phát triển đồng bộ và kết hợp hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng định hướng và kế hoạch phát triển dài hạn

Một biện pháp mà Chi nhánh có thể làm là ln ln đánh giá một cách chi tiết, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn, tình hình thực tiễn của tỉnh Champasak (mơi trường kinh tế, pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý, môi trường đối ngoại) để tìm ra những khó khăn vướng mắc xuất phát từ phía Chi nhánh hay những

người gửi tiền. Đồng thời, Chi nhánh phải chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn. Trên cơ sở đó, Chi nhánh lập chiến lược dài hạn về huy động vốn để từ đó có những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho bản thân Chi nhánh nói riêng, cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Champasak cũng như kinh tế xã hội của Lào nói chung.

Các định hướng và kế hoạch về việc huy động vốn phải được xuất phát từ những yêu cầu sau:

- Công tác huy động vốn của Chi nhánh phải quan triệt quan điểm phát huy nội lực - Coi khai thác triệt để nguồn vốn trên mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau vừa làm nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính giải pháp cho Chi nhánh

- Gắn chiến lược huy động và chiến lược sử dụng vốn trong một thể đồng bộ, chặt chẽ

- Ln có biện pháp nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn đặc biệt là vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp, đồng thời tăng khối lượng tiền gửi từ các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc.

Thứ tư, không ngừng đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại

Hiện nay, các NHTM khác đã xác định được vài trị quan trọng của cơng nghệ đối với sự phát triển của ngân hàng và chú trọng đầu tư phát triển cơng nghệ. Trong điều kiện đó, nếu NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak không tập trung hơn nữa cho phát triển công nghệ ngang tầm với các nước trong khu vực thì thế mạnh về cơng nghệ của NHNo Lào so với các NHTM khác sẽ mất dần với nguy cơ tụt hậu, nhất là khi Lào đã trở thành thành viên chính thực của WTO vào năm gần đây.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w