Năm 2010, 2011, 2012, Sacombank xứng đáng với danh hiệu ngân hàng có chất lượng “tín dụng xanh” hàng đầu Việt Nam khi duy trì được tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn dưới 1% trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng là 3,4%. Để đạt điều này, Sacombank đã áp dụng các biện pháp chính như sau:
-Thắt chặt tăng trưởng tín dụng: Với đặc thù ngân hàng nhỏ, nguồn vốn hạn
chế, năng động và luôn luôn cải tiến, Sacombank đã sử dụng các biện pháp thắt chặt tăng trưởng tín dụng xấu, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng để đảm bảo thanh khoản của toàn hệ thống. Song song với việc thành lập Ban và phân phan ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn của từng đơn vị một cách quyết liệt, Sacombank còn phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, hỗ trợ tối đa cho việc kiểm soát, xác thực thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng nhất. Các dịch vụ thông tin, ngân hàng điện tử, hệ thống quản lý khách hàng…của Sacombank được đánh giá là hiện đại và tốt nhất hiện nay.
-Kiểm soát tối đa tính thanh khoản của dư nợ: Với đặc thù ngân hàng nhỏ,
nguồn vốn hạn chế, năng động và luôn luôn cải tiến, Sacombank đã sử dụng các biện pháp thắt chặt tăng trưởng tín dụng xấu, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng tín dụng để đảm bảo thanh khoản của toàn hệ thống. Song song với việc thành lập Ban và phân phan ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn của từng đơn vị một cách quyết liệt, Sacombank còn phát triển nhanh chóng về công nghệ thông tin, hỗ trợ tối đa cho việc kiểm soát, xác thực thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng nhất. Các dịch vụ thông tin, ngân hàng điện tử, hệ thống quản lý khách hàng…của Sacombank được đánh giá là hiện đại và tốt nhất hiện nay.
-Chuyển đổi đối tượng khách hàng: Thay bằng việc tiếp tục cho vay đối tượng
khách hàng doanh nghiệp lớn, Sacombank chuyển dần sang đối tượng khách hàng cá nhân, phong phú các sản phẩm mới như: cho vay du học, hỗ trợ chứng minh tài chính, vay mua nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng, thẻ quà tặng….Đối tượng này tính thanh khoản cao, rủi ro thấp và số tiền vay nhỏ, hiệu quả cao. Với chiến lược này, Sacombank chú trọng thanh lọc và nâng cao
-Kìm hãm dư nợ, giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu: Đặc thù là ngân hàng nhỏ, vốn ít,
trong tình hình kinh tế khó khăn, Sacombank giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu, thu hồi vốn và thận trọng cho vay. Chỉ tiêu về phát triển dư nợ gần như không có, chỉ duy trì ở mức của năm cũ, sàng lọc các khoản vay có tính thanh khoản cao. Đây là một chiến lược nổi bật để Sacombank trở thành ngân hàng kiểu mẫu về hiệu quả trong hoạt động cho vay.
Dưới đây là một số các thành tựu phản ánh chính xác chiến lược về nâng cao hiệu quả tín dụng của Sacombank:
Bảng 1.2: Tình hình dư nợ của Sacombank giai đoạn 2010 - 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Hạng mục Đơn vị Năm 2010 Năm 2011
1. Tổng dư nợ cho vay Tỷ đồng 77.486 79.429
2. Tỷ lệ nợ xấu % 0,52% 0,56%
3. Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,56% 0,85%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2010, 2011 của Sacombank)
1.3.3.Kinh nghiệm của ngân hàng Nông Nghiệp Lào chi nhánh Bolikhamxay
Bolikham xay là một tỉnh của Lào, giáp với tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam. Tại tỉnh này, chủ yếu phát triển nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản. Hiện tại có 14 nhà máy và khu công nghiệp khai khoáng được xây dựng tại đây. Đây là chi nhánh có tình hình kinh doanh tín dụng khá đối lập với chi nhánh Champasak. Số lượng dư nợ lớn, thường xuyên nhận vốn từ Hội sở. Dưới đây là một số số liệu của ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Bolikhamxay trong giai đoạn 2008 – 2012
Bảng 1.2: Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh Bolikhamxay 2008 – 2012
Đơn vị: triệu Kíp Tiêu chí\năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Doanh số thu nợ 30.245 42.789 56.568 70.476 93.854 2. Tổng dư nợ 17.567 24.780 27.657 31.690 35.268 3. Tổng vốn tự có 12.123 15.079 16.090 18.886 20.432 4. Tổng vốn huy động 14.253 15.212 17.188 26.535 38.474
Từ năm 2008 đến 2012, chi nhánh Bolikhamxay luôn mở rộng quy mô cho vay. Đặc thù của tỉnh là chú trọng phát triển nông nghiệp và từng bước đầu tư công nghiệp nên
nhu cầu vốn cao. Ngoài ưu thế ít đối thủ cạnh tranh, chi nhánh Bolikhamxay đã có những chiến lược phù hợp để vẫn đảm bảo cho vay nhiều và tính thanh khoản lớn như sau:
- Đặc biệt chú trọng cho vay ngắn hạn: Chi nhánh dồn lực cho sản phẩm này.
Chấp nhận các khoản vay ít, ngắn hạn, thường là 6 tháng và đối tượng vay là nông dân, hộ kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp nhỏ…Với sản phẩm này, khả năng trả nợ của người vay cao, thường theo chu kỳ kinh doanh hoặc chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Số lượng tiền vay ít tạo điều kiện tốt trong việc đảm bảo tỷ lệ nợ xấu thấp.
- Cho vay gắn liền với các chủ trương đầu tư và hỗ trợ của nhà nước:
Bolikhamxay hiện đang được chú trọng đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản thô, chi nhánh hỗ trợ vốn theo từng giai đoạn. Vừa cho vay vừa thu hồi theo chu kỳ kinh doanh. Vì là các dự án được đầu tư của chính phủ, kế hoạch kinh doanh và các hỗ trợ hạ tầng khác thường rất tốt, đảm bảo khả năng phát triển và trả nợ. Đối với các dự án có đầu tư nước ngoài hoặc của tư nhân về khai khoáng, công nghiệp nặng, chi nhánh Bolikhamxay thường hạn chế cho vay vì đảm bảo về khả năng thành công thấp.
- Tối đa sử dụng vốn: Chi nhánh tập trung vào việc đào tạo nhân viên và yêu
cầu bám sát thị trường, từ các hộ nông dân đến các doanh nghiệp nhằm khai thác nhu cầu sử dụng vốn, đánh giá chính xác khả năng thanh toán…từ đó mở rộng quy mô cho vay tối đa. Ngoài sử dụng vốn tự huy động, chi nhánh còn được sử dụng vốn từ Hội sở điều chuyển để liên tục mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu rất thấp.
- Giảm chi phí sử dụng vốn: Điểm đặc biệt của chi nhánh, là thông qua các
khoản vay ngắn hạn, chi nhánh sẽ cho khách hàng vay gối đầu trong thời kỳ tiếp theo. Để được tiếp nhận các khoản vay liên tục như vậy, khách hàng thường sử dụng dịch vụ của chi nhánh cho các nhu cầu về thanh toán, gửi tiết kiệm…Với tâm lý khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, đây là một chiến lược phù hợp để khai thác tối đa tiền nhàn rỗi trong địa bàn tỉnh, giúp chi nhánh dần chủ động về nguồn vốn kinh doanh của mình.
-