Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh tỉnh Champasak

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 47 - 50)

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh tỉnh Champasak

việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế tốn theo quy định của nhà nước và ngành ngân hàng.

Các phòng giao dịch

Hiện nay NHNo chi nhánh tỉnh Champasak có 3 phịng giao dịch. Các phịng giao dịch có chức năng phục vụ các nhu cầu giao dịch tiền gửi, tiền tiết kiệm, cho vay tư nhân với khách hàng có nhu cầu.

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh tỉnh Champasak Champasak

Hoạt động huy động vốn

 Quy mô huy động vốn

Trải qua gần 20 năm hoạt động, NHNo chi nhánh tỉnh Champasak đã cố gắng vượt bậc trong việc huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tương đối cao nếu so sánh với trung bình khoảng 20% của hệ thống NHNo Lào. Trong điều kiện lãi suất huy động của các NHTM đồng loạt tăng như trong năm 2012 thì đây là một thành công lớn của NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak. Thành công này thể hiện trong việc áp dụng linh hoạt các sản phẩm huy động mới đồng thời kết hợp với các phương pháp huy động có hiệu quả theo thị trường.

Bảng 2.1: Quy mô vốn huy động của Chi nhánh thời kỳ 2008 – 2012

Đơn vị: triệu kíp

Tiêu chí\năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số vốn huy động 36.443 57.395 80.440 112.992 154.358

Tốc độ tăng trưởng (%) - 57 40 40 36

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008-2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Lượng vốn huy động cao giúp NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak chủ động được nguồn vốn để phục vụ các hoạt động tín dụng, đầu tư của bản thân ngân hàng và thực

hiện điều chuyển vốn về NHNo Trung ương để hỗ trợ vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống. Như vậy có thể thấy uy tín của NHNo Chi nhánh tỉnh Champasak với các khách hàng trên địa bàn tỉnh Champasak.

 Tỷ trọng vốn huy động trên tổng số vốn

Theo số liệu thống kê về hoạt động huy động vốn của của NHNo chi nhánh tỉnh Champasak, số lượng vốn được huy động vào ngân hàng không ngừng tăng trưởng và đạt được doanh số cao qua các năm từ 2008 đến 2012. Song tốc độ tăng trưởng theo phần trăm của các năm so với các năm trước không được ổn định và có phần giảm sút một phần nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới năm 2008 gây ra, nó ảnh hưởng đến hầu hết các ngân hàng trên thế giới, những ngân hàng tại Lào cũng nằm trong số đó.

Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn huy động của Chi nhánh thời kỳ 2008 – 2012

Đơn vị: triệu Kíp Tiêu chí\năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số vốn huy động 36.443 57.395 80.440 112.992 154.358 2. Tổng số vốn hoạt động 37.125 61.355 83.545 119.310 157.219 2. Tỷ trọng vốn huy động/tổng số vốn hoạt động (%) 98 94 96 95 98

(Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2008-2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Dư nợ

Trong 5 năm gần đây, nhìn chung tỉ lệ cho vay của Chi nhánh tăng một cách đáng kể qua mỗi năm. Điều này thể hiện sự năng động và linh hoạt của ngân hàng trong việc luân chuyển tiền tệ, sử dụng vốn hiệu quả hơn, giảm tỉ lệ tiền chết trong quỹ vốn và và do đó tỉ lệ vốn bị điều chuyển về hội sở để chia cho các chi nhánh khác cũng giảm theo.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động tín dụng cho vay của Chi nhánh theo tiền tệ thời kỳ 2008 – 2012

Tiêu chí/năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng dư nợ cho vay 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483

(Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2008-2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Từ biểu đồ 2.2 có thể thấy, Chi nhánh đang ngày càng tích cực cho vay, tỉ lệ dư nợ tăng đều và hiện ở mức cao (khoảng 80%)

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.1: Diễn biến dư nợ của NHNo chi nhánh tỉnh Champasak từ 2008-2012

(Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2008-2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Doanh lợi

Nhìn vào Bảng 2.4 ta có thể thấy sự khơng ổn của doanh lợi các năm như năm 2008 là 4,04%, năm 2009 lại giảm đi chỉ còn 2,89%, đến năm 2010 lại tăng lên 15,39%, năm 2011 giảm đi nhiều (chỉ có 4,90%) và năm 2012 lại tăng lên 5,20%. Thực tế trên cho thấy hiệu quả hoạt động của Chi nhánh chưa cao và chưa ổn định.

Bảng 2.4: Doanh lợi tồn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh năm 2008-2012

Đơn vị: triệu Kíp

Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận cho vay 1.842 1.691 12.829 5.700 8.177

Vốn kinh doanh NH 45.535 58.359 83.356 116.213 157.223 Doanh lợi vốn kinh doanh NH (%) 4,04 2,89 15,39 4,90 5,20

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến năm 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Bên cạnh đó, qua Bảng 2.5 có thể thấy doanh lợi vốn tín dụng của các năm khá chênh lệch nhau: năm 2008 tăng 11,13%, năm 2009 giảm đi còn 4,66%, năm 2010 là tăng cao nhất so với các năm (tăng đến 26,70%), năm 2011 và năm 2012 giảm đi vì 2

năm này càng có nhiều NH vào hoạt động ở trong tỉnh sự cạnh tranh nhau cũng nhiều hơn những Chi nhánh tỉnh Champasak vẫn đạt doanh lợi của doanh thu tín dụng ở trên 8,95% và 9,45%.

Bảng 2.5: Doanh lợi của vốn tín dụng của Chi nhánh năm 2008-2012

Đơn vị:triệu Kíp

Chỉ tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012

Lợi nhuận cho vay 1.842 1.691 12.829 5.700 8.177 Số dư nợ cho vay 16.539 36.252 48.033 63.658 86.483 Doanh lợi tín dụng của NH (%) 11,13 4,66 26,70 8,95 9,45

(Nguồn: báo cáo tổng kết các năm 2008 đến năm 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Đặc biệt, Bảng 2.6 cho thấy hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trong 5 năm gần đấy với mức cao nhất là 2,22 trong năm 2010, năm 2009 là hiệu quả ở mức thấp nhất là 1,09, so với các năm trên bảng đến năm 2011 và 2012 hai năm này có hiệu quả ở mức sắp xỉ nhau đó là 1,22 và 1,23; Nói chung trong 5 qua, chưa có năm nào Chi nhánh bị lỗ hoăc là khơng có hiệu quả.

Bảng 2.6: Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2008-2012

Đơn vị: triệu Kíp

Chi tiêu/năm 2008 2009 2010 2011 2012

Kết quả đạt được của hoạt

động kinh doanh 7.387 6.984 20.096 11.705 15.504

Hao phí nguồn lực cần

thiết gắn với kết quả đó. 5.898 6.356 9.045 9.569 12.576

Hiệu quả 1,25 1,09 2,22 1,22 1,23

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2008 đến 2012 Chi nhánh tỉnh Champasak)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - CHI NHÁNH TỈNH CHAMPASAK - LÀO (Trang 47 - 50)