Tổ chức bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt ở mỗi NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 85)

Để nâng cao chất l−ợng và hiệu quả hoạt động tín dụng mỗi NHTM cần thành lập bộ phận quản trị rủi ro chuyên biệt với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, am hiểu về thị tr−ờng và có đạo đức nghề nghiệp tốt. Kết quả khảo sát có 69,79% CBTD đ−ợc hỏi cho giải pháp này là quan trọng.

Bộ phận quản lý rủi ro phải thực hiện đ−ợc các chức năng:

- Lập báo cáo phân tích đánh giá các điều kiện cấp tín dụng nh− tính pháp lý của hồ sơ, tính khả thi của dự án vay vốn, tài sản đảm bảo cho khoản vay, định giá khoản vay và những rủi ro có thể xảy ra.

Việc định giá tài sản bảo đảm phải nắm bắt đ−ợc giá cả thị tr−ờng và chịu trách nhiệm về kết quả định giá. Để không có sự chênh lệch lớn giữa mức giá nhà n−ớc ban hành và giá thị tr−ờng, công tác định giá phải bám vào giá thị tr−ờng. Phải căn cứ vào những thông tin, dữ liệu về mặt kỹ thuật và về mặt pháp lý của tài sản, giá chuyển nh−ợng tài sản thực tế có thể so sánh đ−ợc trên thị tr−ờng. Hơn nữa cũng phải căn cứ vào mức độ sử dụng tốt nhất có khả năng mang lại giá trị cao nhất, căn cứ vào những dữ liệu liên quan đến tài sản trên thị tr−ờng...

- Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã đ−ợc phê duyệt. - Cập nhật thông tin thị tr−ờng, các ngành nghề sản xuất kinh doanh, thông tin cảnh báo rủi ro, doanh nghiệp phá sản, các văn bản pháp luật ... là hết sức cần thiết, là công cụ để thẩm định về khách hàng, là cơ sở vững chắc để các NHTM xây dựng cho mình một chính sách tín dụng đúng đắn.

Các thông tin, số liệu kinh tế vĩ mô liên quan đến tình hình cung cầu hiện tại, dự đoán phát triển trong t−ơng lai, các thông tin về thị tr−ờng trong, ngoài n−ớc còn quá nghèo nàn, độ tin cậy không cao. Thực tế đã cho thấy trong thời gian qua, việc tập trung đầu t− cho vay vào các ngành chứa đựng rủi ro cao nh− nông nghiệp, chế biến thủy sản, bất động sản là những minh chứng cụ thể cho việc bản thân các Ngân hàng ch−a có chiến l−ợc kinh doanh dựa trên thông tin dự báo tăng tr−ởng, phát triển, rủi ro của riêng mình. Các chính sách tín dụng xây dựng còn cảm tính và dựa vào t− t−ởng của ng−ời lãnh đạo Ngân hàng là chính và ch−a có cơ sở khoa học cụ thể. Cần có những cán bộ chuyên phân tích thị tr−ờng, cập nhật các thông tin mới nhất về xu h−ớng giá cả, thị tr−ờng hàng xuất nhập khẩu và các ngành hàng có liên quan đến khách hàng đồng thời đ−a ra những ý kiến dự báo tăng tr−ởng, phát triển đồng thời cảnh báo những rủi ro.

Các doanh nghiệp mới thành lập và những doanh nghiệp phá sản cũng đ−ợc cập nhật để tạo nguồn thông tin tìm kiếm tiếp thị những khách hàng tiềm năng mới thành lập cũng nh− tra cứu để cảnh giác những doanh nghiệp đã phá sản.

- Thu thập, phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng. Đ−a ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Thực hiện kiểm soát tín dụng nội bộ để sớm phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Kiến nghị xử lý cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực, vi phạm các nguyên tắc tín dụng.

Quản trị rủi ro là công việc hết sức phức tạp, vì vậy việc chuyên môn hóa công tác này là cần thiết. Ng−ời thực hiện công tác này phải có những kiến thức về chuyên môn, thị tr−ờng, luật pháp..., những ph−ơng pháp thích hợp cho từng b−ớc công việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 85)