Định h−ớng phát triển hệ thống ngân hàng th−ơng mại Tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 76)

3.1.1 Các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh :

Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội theo h−ớng bền vững, sớm đ−a tỉnh nhà ra khỏi tình trạng tỉnh nghèo. Cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng với mức bình quân của cả n−ớc. Làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo. Nâng cao dân trí, đẩy mạnh đào tạo, bồi d−ỡng phát triển nguồn nhân lực. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Phấn đấu kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, thực hiện đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

- Nhịp độ tăng tr−ởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006-2010 đạt từ 13% - 14%; đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu ng−ời theo giá hiện hành đạt trên 900 USD/năm;

- Cơ cấu GDP khu vực I, II, III t−ơng ứng 39 - 40%; 30 - 31% và 29 - 30%; - ổn định sản l−ợng lúa hàng năm ở mức 1 triệu 600 ngàn tấn; trong đó lúa đặc sản các loại chiếm tỷ trọng ngày càng cao;

- Giá trị sản xuất bình quân trên một ha đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng trở lên;

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 9.400 tỷ đồng;

- Kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 680 triệu USD;

- Tổng mức l−u chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 20.000 tỷ đồng;

- Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc đ−ợc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi tr−ờng; Thành Phố Sóc Trăng và các khu công nghiệp có hệ thống xử lý n−ớc thải tập trung; 80% - 90% chất thải rắn; 100% chất thải y tế đ−ợc thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi tr−ờng.

3.1.2 Định h−ớng phát triển hệ thống ngân hàng th−ơng mại Tỉnh Sóc Trăng:

Chỉ đạo các NHTM th−ờng xuyên quan tâm công tác huy động vốn tại chỗ và tranh hủ vốn từ trung −ơng để đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu t−, ph−ơng án sản xuất kinh doanh khả thi, đảm bảo cơ cấu tín dụng hợp lý phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với các ch−ơng trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo đủ tiền mặt giải ngân cho vay vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, chế biến thủy sản xuất khẩu …, phục vụ có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà.

Đi đôi với việc mở rộng kinh doanh, các NHTM trên địa bàn phải không ngừng củng cố, chấn chỉnh, nâng cao chất l−ợng hoạt động, chấp hành các quy định pháp luật về cho vay, tăng tr−ởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, xử lý mạnh mẽ hơn nữa các khoản nợ xấu, phấn đấu rút giảm nợ xấu theo chỉ tiêu chung toàn ngành, lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng. Tăng tr−ởng tín dụng phải an toàn - hiệu quả - bền vững.

Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy thanh tra NHNN và bộ máy kiểm soát nội bộ từng NHTM, phát huy có hiệu quả việc kết hợp công tác giám sát từ xa với việc kiểm tra tại chỗ, phát hiện uốn nắn kịp thời sai sót, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống.

Toàn hệ thống Ngân hàng tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010 nh− sau:

- Vốn huy động tại chỗ hàng năm tăng tối thiểu 20% - Tăng tr−ởng tín dụng hàng năm tăng tối thiểu 22% - Tăng cơ cấu nợ tín dụng trung dài hạn >25%/tổng d− nợ

- Không ngừng nâng cao chất l−ợng tín dụng, duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức d−ới 3%/tổng d− nợ.

- Tiếp tục tập trung cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

Chúng ta đều nhận thấy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không chỉ ảnh h−ởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng mà kéo theo là một quá trình xử lý phức tạp, kéo dài thậm chí gây ra sự mệt mỏi về tâm lý. Do vậy, giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng là biện pháp tối −u mà mỗi ngân hàng cần lựa chọn.

Trên cơ sở kết quả điều tra, trong phạm vi luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu vào các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng có trên 60% số ng−ời đ−ợc điều tra trả lời là quan trọng.

3.2.1 Các giải pháp vĩ mô để quản lý rủi ro tín dụng:

3.2.1.1 Chính phủ cần xây dựng chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho sản xuất nông nghiệp: nghiệp:

Có tới 71,88% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng các chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho sản xuất nông nghiệp là quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng. ý kiến của CBTD có kinh nghiệm làm việc d−ới 3 năm là 68,42%; trên 3 năm đến d−ới 6 năm là 67,65%; trên 6 năm là 83,33% (phụ lục 11). Kết quả này cho thấy rằng CBTD càng có kinh nghiệm công tác càng xem giải pháp này là quan trọng. Quan điểm của những ng−ời có trình độ trên đại học cũng nhất trí cao với giải pháp này với kết quả khảo sát đạt 83,33%. Xét theo quy mô tín dụng nơi làm việc thì tỷ lệ chênh lệch là không cao với 77,78%; 69,57%; 73,17% (phụ lục 12)

N−ớc ta là n−ớc nông nghiệp, nông dân vẫn chiếm số đông, cơ bản vẫn rất nghèo, khó khăn mọi mặt trong cuộc sống, rất ít có cơ hội v−ơn lên, lại dễ bị tổn th−ơng, rủi ro tr−ớc sức ép của cạnh tranh và những mặt trái của cơ chế thị tr−ờng, thiên tai đe doạ... nên việc tăng đầu t− cho nông dân, nông nghiệp là cần thiết và thoả đáng.

Trong việc tăng đầu t− cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tr−ớc hết tập trung đầu t− nhiều hơn nữa cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để hỗ trợ

nông dân và để bảo đảm công bằng xã hội, nhất là giao thông nông thôn và thuỷ lợi nội đồng, hiện nay xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thì Nhà n−ớc đầu t− gần nh−

hoàn toàn, trong khi đó hạ tầng ở nông thôn Nhà n−ớc chỉ hỗ trợ một phần, còn lại nông dân đóng góp là chủ yếu.

Hiện nay việc quy hoạch nông thôn ch−a đ−ợc quản lý chặt chẽ, phát triển tự phát, đề nghị sớm có quy hoạch đồng bộ khu dân c−, khu công nghiệp, vùng trồng lúa... ở nông thôn.

Gắn quy hoạch các vùng sản xuất với hình thành cơ sở chế biến nông sản; phát triển mạnh chợ nông thôn và mạng l−ới trung tâm chợ đầu mối để tiêu thụ sản phẩm. Tập trung xây dựng th−ơng hiệu nông sản hàng hóa để đáp ứng với hội nhập kinh tế. Cần thực hiện tốt việc liên kết 4 nhà "Nhà n−ớc, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp", thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, việc ký kết cần ổn định từ 3 - 5 năm để nông dân yên tâm đầu t− phát triển sản xuất. Trong liên kết "4 nhà" cần chỉ đạo có "nhà" chủ trì.

Chính phủ cần bảo hộ một số mặt hàng nông sản chiến l−ợc nh− lúa, tôm, cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

da trơn, cafe, v.v..., để ng−ời nông dân an tâm sản xuất ra mà không thiệt.

Từng b−ớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Không đầu t− đại trà, mà phải đầu t− phát huy thế mạnh của từng vùng, không

ngừng nâng cao chất l−ợng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng th−ơng hiệu, tạo ra thế

cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp đối với thị tr−ờng nội địa và thế giới.

Cần có một bộ phận cảnh báo rủi ro chuyên nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn. Bộ phận này chuyên nghiên cứu và đ−a ra những dự báo tin cậy về các biến động của thị tr−ờng: giá cả, thị hiếu ng−ời tiêu dùng, thị tr−ờng tiêu thụ, cảnh báo những rủi ro về thời tiết, khí hậu. Đ−a ra các định h−ớng cụ thể ở từng vùng: nuôi con gì, trồng cây gì là phù hợp

với từng vùng, có thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm và có các doanh nghiệp bao tiêu giá

cả mà không sợ bị "ế chợ" hay ép giá của t− th−ơng. Thời gian qua nhiều hộ dân khốn đốn và lâm vào cảnh nợ nần túng quẩn không có tiền trả nợ ngân hàng do sản xuất tự phát, thiếu tập trung, manh mún và thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật, sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo tiêu chuẩn chất l−ợng, không tiêu thụ đ−ợc.

3.2.1.2 Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, hợp lý:

Kết quả điều tra cho thấy 65,63% CBTD đ−ợc hỏi cho rằng giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, hợp lý (phụ lục 10).

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật là một nhiệm vụ cấp bách để thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng. Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng cần phải đ−ợc ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ, h−ớng dẫn cụ thể để pháp luật thực sự đi vào thực tiễn hoạt động ngân hàng. Sớm khắc phục tình trạng còn các kẽ hở của pháp luật để một bộ phận am hiểu về pháp luật lợi dụng làm ph−ơng hại đến hoạt động của các NHTM.

Cần sớm tháo gở v−ớng mắc quy định về lãi suất tại Bộ luật dân sự 2005. Các quy định tại điều 476 và điều 305 đã đặt nhiều NHTM đứng tr−ớc khả năng không thu đ−ợc tiền lãi đúng nh− thỏa thuận trong các hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng lãi suất cơ bản để làm căn cứ giải quyết tranh chấp phát sinh trong Bộ luật dân sự năm 2005 là không phù hợp, vì lãi suất cơ bản chỉ mang tính định h−ớng cho các TCTD, việc xác định lãi suất là do thị tr−ờng quyết định. Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về việc không áp dụng quy định tại khỏan 5 Điều 474 và Điều 476 đối với các TCTD hoặc sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự 2005 về những nội dung ch−a phù hợp.

Cần xem lại trách nhiệm nộp phí thi hành án quy định trong Pháp lệnh thi hành án số 13/2004/PL-UBTVQH11 Ngày 14 Tháng 01 năm 2004 của ủy Ban Th−ờng Vụ Quốc Hội và Nghị định số 58/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/7/2009 quy định chi tiết và h−ớng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. Về bản chất, khi thực hiện quy định này, quyền của ng−ời đ−ợc thi hành, cụ thể là các NHTM không đ−ợc bảo đảm đúng nh− quyết định, phán quyết của Toà án. Cơ quan Thi hành án là cơ quan do Nhà n−ớc lập ra để thực thi pháp luật Nhà n−ớc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp theo quyết định của tòa án. Nên việc thực thi các bản án là trách nhiệm của cơ quan này và phần kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà n−ớc cấp. Trong thực tế khâu thi hành án là hết sức nhiêu khê, phức tạp gây tốn kém nhiều thời gian, muốn đ−ợc xử lý nhanh phải tốn các

khoản "phí" ngoài quy định của Nhà n−ớc. Đây là một bài toán khó đối với các NHTM hiện nay.

Luật Thi hành án Dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội khóa XII ban hành đã đ−ợc quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 với rất nhiều quy định mang tính “đột phá” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án, bảo vệ tốt hơn quyền của ng−ời đ−ợc thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà n−ớc theo bản án. Các quy định về định giá tài sản kê biên, bán tài sản kê biên quy định tại các điều 98, 101 đã mở ra lối đi rộng hơn cho việc xử lý tài sản bằng việc cho phép đ−ơng sự thoả thuận đ−ợc về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá, Điều 104 quy định về xử lý tài sản bán đấu giá không thành có nêu "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đ−ơng sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá m−ời phần trăm giá đã định". Nh− vậy tài sản kê biên có thể đ−ợc tiếp tục giảm giá mà không bị khống chế giá sàn nh− tại Khoản 2 điều 18 Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2004 của chính Phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất kê biên không thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm định giá. Điểm mới này tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc bán giảm giá tài sản để sớm thu hồi nợ cho các NHTM, tuy nhiên bị ràng buộc ở điều kiện "đ−ơng sự không yêu cầu định giá lại", nên nếu bên phải thi hành án cố tình kéo dài thời gian và gây khó khăn cho việc giảm giá tài sản, họ sẽ yêu cầu định giá lại, khó khăn v−ớng mắc mới phát sinh từ đây, thời gian bị kéo dài do phải quay về khâu định giá tài sản với thủ tục lòng vòng để đ−ợc tiếp tục bán đấu giá. Nên dù đã đ−ợc điều chỉnh, nh−ng Luật Thi hành án vừa có hiệu lực xem ra còn những vấn đề bỏ ngỏ để ng−ời am hiểu về luật có thể lợi dụng kéo dài thời gian thi hành án, gây khó khăn cho việc thi hành án.

Cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ thi hành án trong đó có cả cán bộ lãnh đạo tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ quyền hạn để vòi vĩnh, hối lộ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nhiều tr−ờng hợp cả bên đ−ợc thi hành án và bên bị thi hành án đều phải nộp các "khoản phí" không tên này và thời gian thi hành án cứ kéo dài hết thủ tục này đến thủ tục khác.

3.2.1.3 UBND tỉnh cần kịp thời xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh: nông nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh:

Giải pháp này đ−ợc 66,67% CBTD đ−ợc hỏi cho là quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng (phụ lục 10) do một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng xuất phát từ khu vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản.

Bởi lẽ, thế mạnh kinh tế tỉnh Sóc Trăng là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng chế biến thủy hải sản. Con tôm, cây lúa không chỉ gắn liền với đời sống đại bộ phận nông dân mà còn gắn với tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề nh−: chế biến thủy sản, th−ơng nghiệp, dịch vụ …. Do vậy, sự quan tâm trong công tác quy hoạch, đầu t− đúng mức cho lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là đối với con tôm, cây lúa là thực sự cần thiết.

* Đối với nuôi trồng thủy sản:

Có thể nói nuôi thủy sản gặp rất nhiều rủi ro, trong khi đó chất l−ợng hàng thủy sản đòi hỏi ngày càng cao, cơ sở hạ tầng đã đ−ợc đầu t− nh−ng ch−a đồng bộ; Chi phí đầu vào tăng cao, giá bán cá tra không ổn định, giá tôm sú có khả năng giảm và cạnh tranh với giá tôm thẻ chân trắng, chất l−ợng tôm giống nhập về ch−a đảm bảo trong khi sản xuất tại chỗ còn hạn chế, Quy chuẩn thực hành nuôi tốt (GAP) chậm đ−ợc triển khai, nhân rộng cho các cơ sở trang trại nuôi thuỷ sản. Vai trò kinh tế tập thể ch−a thật sự phát huy đ−ợc hiệu quả. Do vậy những vấn đề kiến nghị UBND Tỉnh là:

- Sớm quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản, quy hoạch sản xuất vùng trũng đến

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 76)