Những kinh nghiệm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại một số NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 29)

Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động cho vay tại một số NHTM của các n−ớc phát triển và trong khu vực cho thấy các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro rất phong phú. Có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Đã từ lâu, để tiến hành quản lý rủi ro trong cho vay đ−ợc tốt, NHTM ở các n−ớc luôn xây dựng một chính sách tín dụng bằng văn bản. Nhờ đó những quan điểm về đ−ờng lối chính sách cho vay đ−ợc phổ biến tới từng nhân viên ngân hàng giúp cho hoạt động cho vay đ−ợc thống nhất. Trên cơ sở chính sách tín dụng các ngân hàng đề ra một quy trình cho vay cụ thể phù hợp với từng loại cho vay cũng nh− kỹ thuật cho vay. Những quy định về cho vay th−ờng đ−ợc h−ớng dẫn trong quá trình đào tạo, bên cạnh đó còn đ−ợc in trong các cuốn sổ tay nh−: “h−ớng dẫn cho vay” hay “cẩm nang tín dụng” để giúp cho các nhân viên tôn trọng và thực hiện tốt quy trình cho vay. ở n−ớc ta hiện nay cũng có một số NHTM có “sổ tay tín dụng” để l−u hành nội bộ, nh−ng việc vận hành nó có thể ch−a đồng bộ và không đ−ợc chú trọng lắm.

- Hoạt động cho vay dù tốt đến mấy vẫn có một tỷ lệ rủi ro tín dụng nhất định, vì vậy khi đã cho vay thì sẽ có nợ quá hạn. Do đó, NHTM các n−ớc đã hình thành quỹ dự phòng để phòng ngừa mất vốn trong tỷ lệ có thể chấp nhận đ−ợc. Tỷ lệ này luôn đ−ợc xem xét điều chỉnh trong từng thời kỳ cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng. Quỹ đ−ợc hình thành theo tỷ lệ so với tổng d− nợ cho vay và đ−ợc tính vào chi phí quản lý của NHTM. Việc hình thành quỹ dự phòng phòng ngừa mất vốn vay sẽ đảm bảo an toàn trong cho vay, lành mạnh hóa các khoản tín dụng. Ví dụ:

+ Nhật Bản: Luật ngân hàng quy định lập quỹ dự trữ bù đắp mất mát cho vay là 0,3% trên tổng d− nợ.

+ Hàn Quốc: Luật ngân hàng cho phép mất mát nợ hàng năm là 2% trên tổng d− nợ.

+ Indonesia: Luật ngân hàng quy định lập quỹ dự phòng cụ thể: 5% trên tổng d− nợ cho vay, cộng 3% kém tiêu chuẩn, cộng 50% trên nợ có vấn đề và 100% trên nợ không thu đ−ợc.

+ Thái Lan: Lập qũy dự phòng bằng 15% tổng số nợ khó đòi, mỗi công ty tài chính phải lập qũy dự phòng bằng 20% tổng nợ khó đòi.

- NHTM các n−ớc áp dụng rất đa dạng các loại cho vay và kỹ thuật cho vay. Các loại kỹ thuật cho vay ít rủi ro đ−ợc áp dụng rộng rãi nh− chiết khấu, đồng tài trợ

… Do đa dạng đ−ợc các sản phẩm tín dụng, NHTM của các n−ớc có thể lựa chọn loại, kỹ thuật phù hợp nhất đối với một khách hàng vay với nguyên tắc giảm thiểu rủi ro để tăng lợi nhuận.

- Các NHTM trên thế giới đều có một chiến l−ợc khách hàng lâu dài, vì vậy việc thu thập các thông tin về khách hàng đ−ợc tiến hành th−ờng xuyên và đ−ợc phân tích kịp thời. Các khách hàng của ngân hàng đ−ợc phân loại để nhằm phục vụ tốt nhất và giảm thiểu đ−ợc rủi ro trong cho vay.

- Rủi ro tín dụng của NHTM đ−ợc san sẻ nhờ các hoạt động khác nh−: bảo hiểm tín dụng, tăng c−ờng hoạt động của ngân hàng trên thị tr−ờng tiền tệ và thị tr−ờng chứng khoán, hoặc đ−ợc điều chỉnh nhờ chính sách lãi suất tự do và chính sách tỷ giá thả nổi.

Trên đây là một số biện pháp nổi bậc đ−ợc áp dụng tại NHTM các n−ớc. Bên cạnh các kinh nghiệm đã nêu, cần nhận thấy rằng tại các n−ớc trên thế giới nhất là các n−ớc phát triển, các quan hệ tín dụng có một hành lang pháp lý an toàn giúp cho các NHTM hoạt động ổn định cũng nh− đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung −ơng đối với các NHTM nhằm can thiệp kịp thời khi cần thiết để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ đất n−ớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)