Chính phủ cần xây dựng chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 78)

3.2 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

Chúng ta đều nhận thấy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không chỉ ảnh h−ởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng mà kéo theo là một quá trình xử lý phức tạp, kéo dài thậm chí gây ra sự mệt mỏi về tâm lý. Do vậy, giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng là biện pháp tối −u mà mỗi ngân hàng cần lựa chọn.

Trên cơ sở kết quả điều tra, trong phạm vi luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu vào các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng có trên 60% số ng−ời đ−ợc điều tra trả lời là quan trọng.

3.2.1 Các giải pháp vĩ mô để quản lý rủi ro tín dụng:

3.2.1.1 Chính phủ cần xây dựng chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho sản xuất nông nghiệp: nghiệp:

Có tới 71,88% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng các chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho sản xuất nông nghiệp là quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng. ý kiến của CBTD có kinh nghiệm làm việc d−ới 3 năm là 68,42%; trên 3 năm đến d−ới 6 năm là 67,65%; trên 6 năm là 83,33% (phụ lục 11). Kết quả này cho thấy rằng CBTD càng có kinh nghiệm công tác càng xem giải pháp này là quan trọng. Quan điểm của những ng−ời có trình độ trên đại học cũng nhất trí cao với giải pháp này với kết quả khảo sát đạt 83,33%. Xét theo quy mô tín dụng nơi làm việc thì tỷ lệ chênh lệch là không cao với 77,78%; 69,57%; 73,17% (phụ lục 12)

N−ớc ta là n−ớc nông nghiệp, nông dân vẫn chiếm số đông, cơ bản vẫn rất nghèo, khó khăn mọi mặt trong cuộc sống, rất ít có cơ hội v−ơn lên, lại dễ bị tổn th−ơng, rủi ro tr−ớc sức ép của cạnh tranh và những mặt trái của cơ chế thị tr−ờng, thiên tai đe doạ... nên việc tăng đầu t− cho nông dân, nông nghiệp là cần thiết và thoả đáng.

Trong việc tăng đầu t− cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tr−ớc hết tập trung đầu t− nhiều hơn nữa cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để hỗ trợ

nông dân và để bảo đảm công bằng xã hội, nhất là giao thông nông thôn và thuỷ lợi nội đồng, hiện nay xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thì Nhà n−ớc đầu t− gần nh−

hoàn toàn, trong khi đó hạ tầng ở nông thôn Nhà n−ớc chỉ hỗ trợ một phần, còn lại nông dân đóng góp là chủ yếu.

Hiện nay việc quy hoạch nông thôn ch−a đ−ợc quản lý chặt chẽ, phát triển tự phát, đề nghị sớm có quy hoạch đồng bộ khu dân c−, khu công nghiệp, vùng trồng lúa... ở nông thôn.

Gắn quy hoạch các vùng sản xuất với hình thành cơ sở chế biến nông sản; phát triển mạnh chợ nông thôn và mạng l−ới trung tâm chợ đầu mối để tiêu thụ sản phẩm. Tập trung xây dựng th−ơng hiệu nông sản hàng hóa để đáp ứng với hội nhập kinh tế. Cần thực hiện tốt việc liên kết 4 nhà "Nhà n−ớc, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp", thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, việc ký kết cần ổn định từ 3 - 5 năm để nông dân yên tâm đầu t− phát triển sản xuất. Trong liên kết "4 nhà" cần chỉ đạo có "nhà" chủ trì.

Chính phủ cần bảo hộ một số mặt hàng nông sản chiến l−ợc nh− lúa, tôm, cá

da trơn, cafe, v.v..., để ng−ời nông dân an tâm sản xuất ra mà không thiệt.

Từng b−ớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h−ớng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa. Không đầu t− đại trà, mà phải đầu t− phát huy thế mạnh của từng vùng, không

ngừng nâng cao chất l−ợng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng th−ơng hiệu, tạo ra thế

cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp đối với thị tr−ờng nội địa và thế giới.

Cần có một bộ phận cảnh báo rủi ro chuyên nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn. Bộ phận này chuyên nghiên cứu và đ−a ra những dự báo tin cậy về các biến động của thị tr−ờng: giá cả, thị hiếu ng−ời tiêu dùng, thị tr−ờng tiêu thụ, cảnh báo những rủi ro về thời tiết, khí hậu. Đ−a ra các định h−ớng cụ thể ở từng vùng: nuôi con gì, trồng cây gì là phù hợp

với từng vùng, có thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm và có các doanh nghiệp bao tiêu giá

cả mà không sợ bị "ế chợ" hay ép giá của t− th−ơng. Thời gian qua nhiều hộ dân khốn đốn và lâm vào cảnh nợ nần túng quẩn không có tiền trả nợ ngân hàng do sản xuất tự phát, thiếu tập trung, manh mún và thiếu kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật, sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo tiêu chuẩn chất l−ợng, không tiêu thụ đ−ợc.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 78)