UBND tỉnh cần kịp thời xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển nông

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 82)

nông nghiệp phù hợp với điều kiện của tỉnh:

Giải pháp này đ−ợc 66,67% CBTD đ−ợc hỏi cho là quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng (phụ lục 10) do một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng xuất phát từ khu vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản.

Bởi lẽ, thế mạnh kinh tế tỉnh Sóc Trăng là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng chế biến thủy hải sản. Con tôm, cây lúa không chỉ gắn liền với đời sống đại bộ phận nông dân mà còn gắn với tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề nh−: chế biến thủy sản, th−ơng nghiệp, dịch vụ …. Do vậy, sự quan tâm trong công tác quy hoạch, đầu t− đúng mức cho lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là đối với con tôm, cây lúa là thực sự cần thiết.

* Đối với nuôi trồng thủy sản:

Có thể nói nuôi thủy sản gặp rất nhiều rủi ro, trong khi đó chất l−ợng hàng thủy sản đòi hỏi ngày càng cao, cơ sở hạ tầng đã đ−ợc đầu t− nh−ng ch−a đồng bộ; Chi phí đầu vào tăng cao, giá bán cá tra không ổn định, giá tôm sú có khả năng giảm và cạnh tranh với giá tôm thẻ chân trắng, chất l−ợng tôm giống nhập về ch−a đảm bảo trong khi sản xuất tại chỗ còn hạn chế, Quy chuẩn thực hành nuôi tốt (GAP) chậm đ−ợc triển khai, nhân rộng cho các cơ sở trang trại nuôi thuỷ sản. Vai trò kinh tế tập thể ch−a thật sự phát huy đ−ợc hiệu quả. Do vậy những vấn đề kiến nghị UBND Tỉnh là:

- Sớm quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản, quy hoạch sản xuất vùng trũng đến năm 2010, bố trí và quy hoạch lại các vùng nuôi, mô hình nuôi, đối t−ợng nuôi phù hợp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, các nhân tham gia đầu t−, tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện tốt các quy hoạch nhất là lĩnh vực sản xuất giống, đầu t− nuôi thuỷ sản theo qui trình nuôi sạch, Ưu tiên đầu t− cơ sở hạ tầng để phát triển nuôi thuỷ sản vùng n−ớc ngọt.

- Tìm đầu ra an toàn cho các sản phẩm nuôi trồng, có chính sách thỏa đáng khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân giúp họ an tâm sản xuất.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tăng c−ờng vai trò quản lý nhà n−ớc ở lĩnh vực thủy sản, quản lý và thực hiện tốt quy hoạch, quản lý vùng nuôi nhất là các vùng nuôi tập trung, chỉ đạo sản xuất theo lịch mùa vụ, nuôi tôm một vụ ăn chắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc ch−ơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản để phát huy hiệu quả vốn đầu t−, đối với các huyện vùng ngọt tổng kết mô hình đã triển khai trong thời gian qua, đồng thời nhân rộng các mô hình nuôi, đối t−ợng nuôi có gía trị kinh tế. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo h−ớng nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, với các trang trại nuôi ao, nuôi bể có hệ thống cấp thoát n−ớc kiên cố. Đồng thời, phát triển nuôi trồng thủy sản n−ớc ngọt ven sông Hậu, đặc biệt là cá da trơn.

- Tiếp tục chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành trong xây dựng các tổ chức kinh tế tập thể ở địa ph−ơng theo từng loại hình, qui mô, đối t−ợng nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong phát triển nuôi thuỷ sản, làm cơ sở xây dựng th−ơng hiệu sản phẩm thuỷ sản, xây dựng vùng nguyên liệu an toàn, bền vững.

- Có đề nghị Chính phủ xem xét để có giải pháp hỗ trợ cho bà con nông dân nuôi tôm bị thiệt hại nh− khoanh nợ, kéo dài thời gian trả nợ đặc biệt đối với các hộ sản xuất ở vùng tôm lúa Mỹ Xuyên.

- Hiện nay quy trình, quy chuẩn về nuôi tôm sạch, an toàn vẫn ch−a đ−ợc Bộ ban hành. Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có ý kiến đến Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm ban hành quy chuẩn thực hành nuôi tốt (GAP) để làm cơ sở cho địa ph−ơng tổ chức thực hiện phát triển sản xuất theo h−ớng an toàn, hiệu quả, bền vững.

* Đối với sản xuất nông nghiệp:

- UBND Tỉnh cần chỉ đạo các ngành và địa ph−ơng có liên quan xây dựng kế hoạch, biện pháp và tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp bảo đảm đạt hiệu quả, giữ vững sản l−ợng lúa, phòng trừ kịp thời sâu bệnh trên lúa; tăng c−ờng ứng dụng tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống lúa có phẩm chất tốt, thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất, hạ giá thành. Giảm dần diện tích trồng lúa ở những nơi kém hiệu quả để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; đồng thời tăng c−ờng đầu t−, nhân rộng các giống lúa cho năng suất, chất l−ợng cao, lúa đặc sản.

Thực hiện tốt công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm, giám sát, ngăn chặn hiệu quả, không để dịch bệnh phát sinh. Tăng c−ờng công tác khuyến nông, h−ớng dẫn kỹ thuật nuôi, khuyến cáo lịch thời vụ, quản lý chặt chẽ chất l−ợng con giống nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

- Hiện nay đã có Trung tâm giống cây trồng vật nuôi, nh−ng quy mô còn rất nhỏ, số l−ợng cung cấp chỉ một phần nhỏ so với nhu cầu và giá thành cung cấp còn rất cao. Cần tăng c−ờng đầu t− để trung tâm này có thể cung ứng đủ con giống và các giống lúa chất l−ợng cao cho nông dân với giá thành hợp lý.

- Cần có giải pháp chỉ đạo gắn kết hiệu quả giữa sản xuất nông nghiệp với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; theo dõi việc tiêu thụ nông sản của nông dân, nhất là lúa, cá tra để kịp thời có biện pháp hỗ trợ hoặc kiến nghị các cơ quan trung

−ơng cấp trên giải quyết theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo các ngành, địa ph−ơng có liên quan chủ động hoàn thiện và triển khai ph−ơng án cụ thể, chỉ đạo sâu sát việc thực hiện đúng quy hoạch đã đ−ợc phê duyệt. Nếu cần thiết có thể thực hiện các biện pháp chế tài đối với các hộ dân không chấp hành. Chịu trách nhiệm tr−ớc dân về hiệu quả của công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Trang 82)