Thực tế cho thấy, việc kiểm tra, giám sát tr−ớc khi cho vay th−ờng đ−ợc các NHTM quan tâm hơn là sau khi cho vay, nên việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu phát sinh rủi ro bị hạn chế, và chỉ khi khách hàng không trả nợ lãi, nợ gốc đúng hạn thì mới phát hiện đ−ợc món nợ có vấn đề. Lúc này mới tiến hành xử lý nợ, không ít tr−ờng hợp ngân hàng khó thu hồi đ−ợc nợ vì việc phát hiện rủi ro quá trễ và khách hàng không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Do vậy, việc kiểm tra, giám sát tr−ớc, trong và sau khi cho vay là hết sức cần thiết. Đây là giải pháp cho kết quả khảo sát cao nhất với tỷ lệ 76,04% CBTD cho là quan trọng. Kết quả Phân tổ theo kinh nghiệm của CBTD ở phụ lục 13 là: 73,68%; 67,65% và 91,67% cho thấy đối với CBTD có kinh nghiệm công tác trên 6 năm đều cho rằng giải pháp này là vô cùng quan trọng. Đặc biệt có đến 100% những ng−ời đ−ợc khảo sát có trình độ cao học và kinh nghiệm công tác trên 6 năm đồng tình với giải pháp này. Phân tổ theo quy mô có sự chênh lệch khá thú vị: 33,33%; 71,74% và 90,24% (phụ lục 14), những ng−ời làm việc ở nơi có quy mô tín dụng càng lớn càng cho rằng giải pháp này là quan trọng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện nay tại các ngân hàng th−ơng mại đ−ợc thực hiện còn ch−a nghiêm túc, còn nặng về việc đối phó với các quy định của Ngân hàng Nhà N−ớc về công tác kiểm soát nội bộ, việc kiểm soát nghiệp vụ còn hời hợt, qua loa lấy lệ. Đội ngũ cán bộ làm công tác này đa phần yếu về trình độ năng lực và kinh nghiệm công tác nên rất khó phát hiện sai sót khi kiểm tra.
Phải nhận thức đ−ợc vấn đề công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là công tác mang tính chất phòng ngừa, là chốt chặn đầu tiên có khả năng loại trừ những rủi ro ngay từ khi có dấu hiệu phát sinh.
Do vậy, không nên phó mặc việc kiểm tra cho CBTD, các NHTM cần tăng c−ờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, công tác này phải đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên, nghiêm túc và đặc biệt phải dựa trên cơ sở quan điểm ngăn ngừa, phòng chống sai sót, gian lận... là chủ yếu, Bộ phận Kiểm soát nội bộ phải th−ờng xuyên soát xét, hậu kiểm hồ sơ các khoản vay đã giải ngân, đồng thời phải kết hợp công tác kiểm tra từ xa (kiểm tra thông qua hồ sơ vay và lấy thông tin về tình hình vay trả của khách hàng tại ngân hàng để theo dõi việc trả nợ của khách hàng) lẫn kiểm tra tại chỗ (cán bộ ngân hàng sẽ xuống tận đơn vị để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, vật t− hàng hóa, tài sản đảm bảo nợ … cũng nh− nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng). Công tác kiểm tra phải đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên, liên tục trên tinh thần cố gắng hạn chế sự phiền hà quá nhiều đến khách hàng. Th−ờng xuyên đánh giá lại khoản vay theo các tiêu thức sau: ý chí, khả năng trả nợ và chất l−ợng của tài sản đảm bảo.
Đội ngũ cán bộ làm công tác này phải đ−ợc đào tạo bài bản, có trình độ năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp.
Tr−ờng hợp phát hiện nợ có vấn đề, phối hợp với CBTD nhanh chóng đề ra ph−ơng án xử lý, giải quyết theo h−ớng: lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng (cần lập kế hoạch một cách kỹ l−ỡng, có trình tự); bàn giao hồ sơ cho bộ phận xử lý rủi ro và đề ra các biện pháp phối hợp thực hiện (quan trọng nhất là đ−a ra đ−ợc các giải pháp cụ thể) và cuối cùng là quá trình kiểm tra kết quả đạt đ−ợc của ph−ơng án và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế phát sinh.
Cần xây dựng một quy chế kiểm tra, kiểm soát hoàn chỉnh đảm bảo kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ mọi quy trình nghiệp vụ, tránh hiện t−ợng tùy tiện, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện t−ợng làm sai quy trình nghiệp vụ, trái quy định.
Vai trò kiểm soát nội bộ cần có tính độc lập và có quyền hạn nhất định để công cụ kiểm soát thực sự có hiệu lực. Kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là phát hiện ra sai phạm nào đó mà còn bao gồm việc nhận dạng, đánh giá và đề xuất các
biện pháp quản lý rủi ro có thể phát sinh trong qui trình tín dụng hiện tại hoặc phát hiện những bất cập trong qui trình cần chỉnh sửa để phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Sự kiểm tra, kiểm soát đánh giá th−ờng xuyên và định kỳ của kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của các NHTM an toàn và hiệu quả hơn.