Đặc ñiểm hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa (Trang 41)

Các nhân tố khác bao gồm nhu cầu thông tin kế toán, yêu cầu quản lý doanh nghiệp và yêu cầu kiểm soát, mỗi nhân tố ñều có những tác ñộng riêng ñến việc hình thành ñặc ñiểm hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Để có cơ sở phân tích cụ thể hơn sự chi phối của những nhân tố này, chúng ta phân chia các nhân tố ñó thành hai nhóm chính, một nhóm là các nhân tố tác ñộng do các yêu tố liên quan ñến bên ngoài doanh nghiệp như hệ thống các văn bản pháp luật, …hay nói cách khác nhóm này tác ñộng ñến việc thiết lập hệ thống kế toán ñáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính và một nhóm là các nhân tố do các yếu tố liên quan ñến bên trong doanh nghiệp như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, …. hay nói cách khác nhóm này tác ñộng ñến việc thiết lập hệ thống kế toán ñảm bảo cung cấp thông tin cho việc lập và trình bày báo cáo quản trị.

Nhìn chung, ñối với hệ thống báo cáo tài chính mặc dù chuẩn mực kế toán còn nhiều sự khác biệt so với thông lệ quốc tế nhưng hầu hết các vấn ñề liên quan ñến việc lập và trình bày báo cáo tài chính ñều có những văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể nên hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cung cấp ñược thông tin ñáp ứng theo yêu cầu. Trong khi ñó, do tính chất ñặc thù riêng và tùy thuộc vào yêu cầu quản lý doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp tự thiết kế cho mình hệ thống báo cáo quản trị riêng, ñồng thời do ở Việt Nam kế toán quản trị còn là vấn ñề khá mới mẻ nên mặc dù có nhiều doanh nghiệp hiện nay ñã tổ chức công tác kế toán quản trị nhưng nhìn chung kế toán quản trị hiện nay chưa thật sự phát triển thành kỹ năng nghề. Các nội dung tiếp theo sẽ cụ thể hóa cho những nhận ñịnh này.

2.1.2.1 Đặc ñiểm hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ góc ñộ báo cáo tài chính

Theo quy ñịnh của Nhà nước ñược ñề cập ở trên thì hầu hết các doanh nghiệp họat ñộng tại Việt Nam ñều phải lập và nộp báo cáo tài chính, do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam ñều phải tuân thủ quy ñịnh này trừ những trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn. Xét về chất lượng của báo cáo, chúng ta tạm chia những doanh nghiệp Việt Nam nói chung làm hai nhóm, nhóm thứ nhất bao gồm những công ty Nhà Nước, những công ty có vốn ñầu tư nước ngoài, những công ty cổ phần ñược niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công ty khác làm ăn chân chính và có kiểm toán ñộc lập kiểm toán hằng năm và nhóm thứ hai là những doanh nghiệp còn lại. Đối với nhóm thứ nhất, chất lượng báo cáo tài chính tương ñối tốt, hầu hết họ luôn tuân thủ những quy ñịnh của chuẩn mực kế toán và tuân thủ những quy ñịnh về thuế, số liệu trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, ñối với doanh nghiệp này, nhìn chung bộ máy kế toán ñược tổ chức rất chặt chẽ, gọn nhẹ và hoạt ñộng khá hiệu quả và ña phần trong số này hệ thống kế toán ñược thiết lập tốt không chỉ ñảm bảo cho mục ñích báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà còn cung cấp ñược thông tin cho mục ñích báo cáo quản trị. Một trong những doanh nghiệp ñặc trưng cho nhóm này hiện nay mà tác giả ñược biết là công ty UNILEVER Việt Nam, VINAGAME …

Đối với nhóm thứ hai, ña số các báo cáo tài chính chưa phản ánh ñược thông tin một cách trung thực, hợp lý, ñáng tin cậy tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nhóm này là những công ty vừa và nhỏ, nhiều công ty lập báo cáo tài chính chủ yếu mang tính chất ñối phó với những cơ quan quản lý Nhà Nước. Tình trạng này là do một số những nguyên nhân sau ñây: một là, doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng trốn tránh nghĩa vụ thuế phải nộp. Trong công tác kế toán có nhiều công ty không có kế toán thường xuyên túc trực ñể phản ánh chi tiết, cập nhật kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà thuê một kế toán làm dịch vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, ñối với những doanh nghiệp này thông thường có hai hệ thống sổ sách kế toán ñể phản ánh thông tin. Một là hệ thống là dùng cho mục ñích về thuế,

ñối với hệ thống này, những chi phí có hóa ñơn, chứng từ ñầy ñủ, hợp pháp sẽ ñược ghi nhận và phản ánh còn những chi phí không có hóa ñơn, chứng từ ñầy ñủ thì sẽ ñược ghi nhận vào hệ thống sổ sách thứ hai dùng cho nội bộ. Còn về doanh thu, những khoản doanh thu nào có phát hành hóa ñơn thì sẽ ñược ghi nhận, những khoản doanh thu nào không có hóa ñơn, chứng từ sẽ không ñưa vào sổ sách. Người làm công tác kế toán cho những doanh nghiệp này phải làm nhiệm vụ sao cho sổ sách cân ñối và phản ánh thông tin một cách khá hợp lý cho người ñọc báo cáo. Hệ thống báo cáo thứ hai là nhằm mục ñích phản ánh thông tin cho toàn doanh nghiệp và không ñược cung cấp cho cơ quan chức năng khi họ kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp ñó; hai là, trong hoạt ñộng kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều khoản chi phí không có hóa ñơn, chứng từ ñầy ñủ hợp pháp, ñối với những khoản chi này, thường ñược các doanh nghiệp không phản ánh vào sổ sách kế toán và từ ñó cũng góp phần làm cho báo cáo tài chính phản ánh không trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp và thứ ba là sai sót trong quá trình hạch toán mà cụ thể là trong quá trình làm công tác kế toán, có những sai sót trong quá trình ghi nhận thông tin. Có những sai sót là không cố ý nhưng cũng có những sai sót là do cố ý. Mà những sai sót này nếu như không ñược phát hiện và ñiều chỉnh kịp thời thì sẽ làm cho thông tin trên báo cáo tài chính bị phản ánh sai lệch.

2.1.2.2 Đặc ñiểm hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay nhìn từ góc ñộ báo cáo quản trị

Ở Việt Nam, kế toán quản trị là thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm ñầu thập kỷ 90 và ñã thu hút ñược sự chú ý của các doanh nghiệp. Hiện nay, một số doanh nghiệp ñã bước ñầu vận dụng và xây dựng cho mình một bộ máy kế toán quản trị riêng biệt. Đánh dấu cho sự mở ñầu này khi Luật Kế toán Việt Nam ñược Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/6/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 ñã quy ñịnh về kế toán quản trị ở các ñơn vị như sau: kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết ñịnh kế toán trong nội bộ ñơn vị kế toán (Luật Kế toán Việt

xem xét, chưa có một quyết ñịnh cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát, do ñó việc hiểu và vận kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự phát triển thành kỹ năng nghề.

Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng dẫn về thực hiện kế toán quản trị tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, ñây là ñộng thái ñầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp Nhà nước ñối với việc thực hiện kế toán quản trị tại Việt Nam. Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức ñược ra ñời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện kế toán quản trị. Từ khi ra ñời ñến nay kế toán quản trị vẫn mò mẫm lối ñi, vẫn chưa có một tổ chức nào có ñủ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống kế toán quản trị. Còn ñối với các doanh nghiệp, thì kế toán quản trị vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn vận hành trong thực tế. Theo xu thế phát triển chung, kế toán quản trị vào Việt Nam ban ñầu với hình thái hệ thống lập kế hoạch (dự toán ngân sách) và quản trị chi phí. Phương pháp lập kế hoạch ñã bắt ñầu sơ khai từ sau những năm 1985, tuy nhiên bước ñầu còn ñơn giản và thiếu chính xác. Sau khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc lập kế hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch ñịnh của doanh nghiệp mới ñược phát triển mạnh mẽ. Phương pháp lập kế hoạch ở nhiều doanh nghiệp cũng khác nhau. Về cơ bản, phương pháp lập kế hoạch ñược phân làm 2 cách: thứ nhất, lập kế hoạch dự trên sự tăng trưởng. Các doanh nghiệp thường dựa trên sự phát triển của công ty và các số liệu quá khứ (tốc ñộ tăng trưởng của doanh thu, mức ñộ gia tăng chi phí) và ước lượng kế hoạch thực hiện cho tương lai. Phương pháp này thường ñược vận dụng khá phổ biến hiện nay do dể thực hiện và ước lượng tương ñối chính xác và các doanh nghiệp hoạt ñộng trong khối sản xuất thường vận dụng theo phương pháp này; thứ hai, lập kế hoạch dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường dựa vào mục tiêu tăng trưởng của mình trong thời gian tới và ñề ra kế hoạch hành ñộng sao cho thực hiện ñược mục tiêu ñó, phương pháp lập kế hoạch này thường ñược vận dụng ñối với các doanh nghiệp hoạt ñộng trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, rất ít doanh nghiệp chú trong ñến việc lập kế hoạch kết hợp giữa

hai phương pháp trên do sự phức tạp trong khâu lượng hoá số liệu kế hoạch và hạ tầng thông tin chưa ñáp ứng ñược.

Hệ thống quản trị và kiểm soát chi phí cũng ñược hình thành theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, theo cùng với hệ thống lập kế hoạch (dự toán). Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở một vài khoản mục chi phí phát sinh tương ñối lớn và chiếm tỉ trọng cao như: chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí vận chuyển, lương… (trong chi phí bán hàng) ; chi phí tiếp khách, ñào tạo,…(trong chi phí quản lý doanh nghiệp). Bên cạnh ñó, việc quản lý chi phí ở khâu sản xuất (ñối với doanh nghiệp có hoạt ñộng sản xuất) cũng ñược tổ chức chặt chẽ nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Như vậy có thể nói rằng, kế toán quản trị ở Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Kế toán quản trị ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mờ nhạt, chưa thật sự phát triển thành kỹ năng nghề.

2.1.2.3 Đặc ñiểm hệ thống kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay nhìn từ góc ñộ ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nói chung và việc ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng vào nhiều lĩnh vực mang ñến những thành công vĩ ñại cho nhân lọai. Hòa theo xu hướng chung ñó, công nghệ thông tin cũng ñã ứng dụng thành công trong lĩnh vực kế toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những ứng dụng ñó ñã giúp cho hệ thống kế toán của doanh nghiệp họat ñộng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí quản lý nhiều hơn.

Hiện nay, rất hiếm những doanh nghiệp Việt Nam làm công tác kế toán ghi sổ bằng tay và nếu có chỉ là những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ và nghiệp vụ phát sinh không nhiều. Đa số những doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán ñể ghi chép nghiệp vụ kế toán phát sinh khi và làm công tác báo cáo, một số khác doanh nghiệp nếu không sử dụng phần mềm kế toán thì sử dụng Microsoft Excel cho công tác kế toán tại doanh ngiệp, những doanh nghiệp lớn thì hiện nay ñang có xu hướng ứng dụng ERP vào công tác quản lý.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán hiện nay ñã mang lại rất nhiều tiện lợi cho công việc, giảm thiểu ñược chi phí quản lý và tiết kiệm ñược rất nhiều thời gian cho công tác kế toán, người làm công tác kế toán ñôi khi không nhất thiết phải vào công ty ñể làm việc mà có thể truy cập vào hệ thống kế toán tại nhà thông qua internet và ñồng thời sự phát triển của internet còn giúp cho các doanh nghiệp có thể kết nối với các ngân hàng trong việc thanh toán. Song song ñó, việc truy cập thông tin trực tuyến về tài khoản của doanh nghiệp cũng ñã giúp cho kế toán doanh nghiệp có ñược thông tin kịp thời về những giao dịch thông qua tài khoản của doanh nghiệp và giúp cho công tác cập nhật thông tin ñược nhanh chóng ñáp ứng ñược yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng ñối với những doanh nghiệp có yêu cầu quản lý chặt chẽ công nợ và phương thức bán hàng không có công nợ hoặc những doanh nghiệp có yêu cầu quản lý công nợ theo hạn mức cho phép.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán còn mang lại một hiệu quả rất có ý nghĩa trong việc cung thông tin kế toán ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin không chỉ giúp cho những người làm công tác kế toán cập nhật nhanh chóng những thông tin cần thiết mà còn giúp cho ban giám ñốc công ty có ñuợc những thông tin nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi khi có nhu cầu. Vấn ñề này ñược thể hiện ở chỗ hiện nay có nhiều doanh nghiệp ứng dụng internet ñể phục vụ cho công tác truyền tải thông tin, ở những doanh nghiệp này, ñể ñảm bảo cho yêu cầu bảo mật thông tin, các báo cáo cần thiết ñuợc cung cấp thông qua web và tồn tại lưu trữ dưới dạng tài nguyên của doanh nghiệp và người sử dụng thông tin ñược cấp quyền ñể truy cập tài nguyên này.

Như vậy, có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ñều ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, tuy nhiên mức ñộ ứng dụng công nghệ thông tin vào từng doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô họat ñộng, ñiều kiện kỹ thuật và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp ñó.

2.2 Tình hình tổ chức hệ thống kế toán ở các doanh nghiệp trên ñịa bàn Thành

Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

2.2.1 Lý do chọn các doanh nghiệp trên ñịa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. các tỉnh lân cận.

Với những ưu thế hơn hẳn so với các vùng khác trên cả nước như cơ sở hạ tầng xã hội – kỹ thuật tương ñối ñồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào có trình ñộ chuyên môn cao, nguồn nguyên liệu về nông nghiệp, công nghiệp, nguồn nguyên liệu thủy sản khá ñồi dào …., Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận hiện nay là khu vực kinh tế phát triển nhất cả nước, là trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất nước, tỷ trọng và tốc ñộ tăng trưởng kinh tế luôn cao và ñồng thời là khu vực có sức thu hút ñầu tư nước ngoài lớn so với các khu vực khác trong cả nước.

Một trong những ñóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và những thành tựu khác của khu vực này là hiệu quả hoạt ñộng kinh tế của các doanh nghiệp trên ñịa bàn. Mà nói ñến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp phải nói ñến sự ñóng góp không nhỏ từ những thông tin kế toán hữu ích.Thật vậy, với lao ñộng có trình ñộ cao ñồng thời là khu vực có sức thu hút ñầu tư nước ngoài khá lớn cùng với sự nhận

Một phần của tài liệu Tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa (Trang 41)