Thời gian

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 98)

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngoài yếu tố không gian, thời gian cũng được tác giả xây dựng theo thành kiểu “thời gian siêu thực” hay còn gọi là “phi thời gian”. Rất nhiều truyện ngắn của nhà văn được xây dựng theo kiểu thời gian là quá khứ tuyệt đối theo kiểu thời gian sử thi, nhưng thực chất “các bình diện quá khứ, tương lai thực ra chỉ là sự kéo dài của hiện tại về phía trước hoặc phía sau” - (Etiemblo). Còn thời gian cụ thể của xã hội và của nhân vật không được Nguyễn Huy Thiệp miêu tả cụ thể trong tác phẩm của mình. Nhân vật hiện lên trong thời gian đang sống và kết thúc chính là hứa hẹn ở tương lai, thời gian mơ ước. Những gì xảy ra với nhân vật là những chuyện đã xảy ra trong quá khứ với muôn mặt đời sống. Đó là những trận đấu cùng Đô Thi, cuộc gặp gỡ với cô Phượng – con ông trùm xứ đạo của nhân vật Chương; hay chuyện về nông thôn của nhân vật Hiếu, lên Tây Bắc xẻ gỗ của nhân vật Ngọc… Thời gian tương lai hiện lên dài miên man, bất tận khiến con người cần phải suy nghĩ, day dứt nhiều về nó.

Trong truyện Những bài học ở nông thôn, thời gian Hiếu về sống vài ngày

với người bạn vùng thôn quê là năm ấy, đó là quá khứ nhưng là một quá khứ không xác định, không chắc chắn đã xảy ra từ bao giờ. Khoảng không gian hữu hạn được chuyển sang thời gian vô hạn “tôi cứ đi, đi mãi. Tôi băng qua cánh đồng, qua dòng sông”. Thời gian làm cho cuộc sống của con người không xác định, họ tồn tại mà như không tồn tại. Mỗi ngày trôi qua là một sự lặp lại của những gì đã xảy ra ngày hôm nay và những ngày sau nữa. Với cái nhìn phi lịch sử này, nhà văn đã dịch chuyển nhận thức tâm trạng của nhân vật khi thực hiện hành động của mình. Đó là cái nhìn “phi lịch sử”. Ở đó mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trở nên mong manh, mọi ranh giới bị bị xòa nhòa, thay vào đó mọi thứ đều mông lung, nó kì ảo ngay từ chính không gian xuyên qua thời gian vô tận. Cuộc sống luôn biến đổi không lường với sự nghiệt ngã của nó, đáng lẽ thời gian cũng chảy trôi theo để xóa nhòa những vết thương lòng nhưng thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

mãi ngưng đọng, điều này sẽ làm kéo dài thêm thời gian đau khổ của con người dù họ đang kiếm tìm một hạnh phúc bình dị nhất. Với việc huyền thoại thời gian trong sáng tác, Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cho người đọc một chân lý rằng cuộc sống thực đang tồn tại đây với những bộn bề ngổn ngang kia thực chất rất mỏng manh và có thể biến mất bất cứ lúc nào. Bởi vậy, dù bất cứ lúc nào, ở đâu chúng ta cũng phải biết sử dụng trọn vẹn khối thời gian mà tạo hóa đã ban cho chúng ta.

Khảo sát mười câu chuyện trong Những ngọn gió Hua Tát ta thấy phần lớn

thời gian là phiếm định, theo kiểu cổ tích dân gian. Một số câu chuyện được mở đầu bằng những trạng từ chỉ thời gian không xác định.

STT Lối dẫn truyện thời gian quá khứ nhƣ

truyện cổ tích Sử dụng công thức kết thúc – công thức cố định của truyện cổ tích. Ngày ấy

- “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp…”

- “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cự không biết ở mường nào chuyển đến. Họ dựng nhà ở ngoài rìa bản, chỗ gần rừng ma”

- “Còn nhớ chuyện ấy, bây giờ có lẽ chỉ rất ít người”

- “Từ đấy, ở bản Hua Tát, sáng sáng lại có một hồi tù và vang dội cất lên. Tiếng tù và cổ xưa nhắc nhở mọi người nhớ đến tổ tiên, báo hiệu cuộc sống bình yên không có sâu hại”

- “Ngôi mộ chon Lù và Hếnh, bây giờ là một đụn đất khá cao, trên mọc đầy những cây song, cây mây gai góc, những người già ở Hua Tát đặt tên nó là một tình chung thủy, còn bọn trẻ con gọi là mộ hai người chết

Lần ấy - “Lần ấy, người ta đã xòe suốt một tuần trăng để mừng đám cưới của Hặc với con gái trưởng bản”

- “Lần ấy, phường săn đi theo ông dễ con hơn ba chục người”

Hôm ấy

- “Hôm ấy, khi người nhà chuẩn bị động dao giết lợn thì xảy ra một việc kinh người”

- “Hôm ấy, ông Pành cưỡi ngựa đến gần Mường Lưm thì trời đã tối”

Năm ấy

- “Năm ấy, Hua Tát sống trong một mùa đông khủng khiếp. Trời trở chứng, cây cối khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng”

- “Năm ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể. Người ta đào được những củ mài to tướng dễ như bỡn”

- “Năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loài sâu đen kỳ lạ”

dịch”

- “Ở Hua Tát, con đường rải đá đi bên ngoài thung lũng, con đường nhỏ… con đường đó được gọi là Đường Nàng Sinh. Con đường ấy còn đến bây giờ” …

Cuối năm ấy

- “Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân một con thú nào trong rừng”

- “Cuối năm ấy, Bua lấy một người thợ săn hiền lành, góa vợ và không con cái”

Với lối dẫn truyện thời gian quá khứ được lặp đi lặp lại đặt bên cạnh công thức kết thúc cố định của truyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên truyện hư ảo như những chuyện có thật trong cuộc sống. Vì thế, sáng tác của nhà văn để lại cho bạn đọc nhiều ám ảnh mơ hồ lẫn lộn giữa có cái xưa và nay, giữa cái hoang

đường và thực tế sau khi đọc tác phẩm. Trong chùm truyện Những ngọn gió Hua

Tát, tính chất của thời gian cổ tích còn thể hiện ở việc xuất hiện và trôi nhanh của những sự kiện đặc biệt trong những thời khắc đặc biệt. Đó là một mùa đông khắc

nghiệt chưa từng có, “cây cỏ chết vì sương giá, nước đóng băng lại” (Trái tim hổ); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là dịp “rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể” (Nàng Bua); khi trời đại hạn, “tất cả các

mó nước đều đã cạn khô” (Tiệc xòe vui nhất); giữa một cơn dông dữ dội kèm mưa

như trút (Đất quên); thời khắc “Then trừng phạt” gây ra nạn động rừng, nạn đói

khủng khiếp cho dân làng (Con thú lớn nhất); lúc thiên nhiên xảy ra điều lạ lùng:

thành một thế giới của quá khứ hoang đường, thế giới mà như tác giả đã khẳng định ngay từ đầu, ở các nhân vật đã “hóa thành đất bụi và tro than cả”. Nhưng thật bất ngờ, giữa lúc người đọc đang phiêu diêu trong thế giới huyền thoại này, người viết lại đột ngột kéo họ trở về hiện tại bằng cách cho hiển thị trong hầu hết các truyện bóng dáng của người dẫn truyện với những quan điểm, đánh giá và lí giải… đầy tính triết lí của con người hiện đại với hệ quy chiếu không phải là cái “Ngày xửa ngày xưa” mà là cái “bây giờ”. Chẳng hạn: “Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi

bao điều phù du” (Trái tim hổ); “Lớp trẻ bây giờ không thể suy nghĩ bằng nước lã

được, đã đành…” (Tiệc xòe vui nhất); “Đằng nào thì sống ở đời gan ruột chẳng

phải cào xé nhiều lần” (Nạn dịch)… Nguyễn Huy Thiệp đã cố tình cho người kể

chuyện tăng cường tiếp xúc tối đa với người đọc nhằm hướng tới một dụng ý hiện tại hóa và thực tại hóa quá khứ. Vậy là rằn ranh giữa chuyện đời xưa – đời nay, giữa cõi hư và cuộc đời thực đã hoàn toàn bị xóa bỏ bởi hệ thống những lời bình luận trữ tình ngoại đề. Điều đó khiến cho quá khứ đột ngột ngưng kết ở hiện tại, tiếng ngày xưa trở thành tiếng nói của ngày hôm nay và cả mai sau. Sự tham gia của thời gian hiện tại đã đem lại những ý nghĩa sâu sắc, bất ngờ cho cái hiện thực cổ xưa, nâng cao giá trị và sức sống của nó.

Nhiều khi thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại mang tính ẩn dụ rất cao. Đơn cử như truyện ngắn Thiên văn, thời điểm là buổi trưa, không gian là bến đò và nhân vật là khách; toàn bộ diễn biến trong truyện toát lên một vẻ lạ lùng, khó hiểu. Sự kiện chỉ là chuỗi diễn dịch của thời tiết và cuộc vượt sông ngoạn mục “Không có chèo, chẳng có sào gì cả” của nhân vật khách. Thời điểm buổi trưa – như tác giả đã luận giải: “Khoảng đang trưa là khoảng nửa gang tay già của một đời người! Đáng sợ thay! Đấy là lúc người ta có thể kiểm nghiệm được khá nhiều điều”. Tại thời điểm ban trưa qua dòng sông và bến đò đủ cho độc giả liên tưởng đến không gian có ý nghĩa biểu trưng trong Phật giáo: dòng sông gợi liên tưởng đến cuộc đời, nơi “định mệnh cuồn cuộn chảy”, con đò là biểu tượng của số phận con người và qua sông là cách hành xử của con người trước cuộc đời. Thời gian như những khoảnh khắc chộp giật và cũng trôi thật nhanh. Nhân vật ở đây không có tên

mà là khách – một tha nhân trôi dạt trong bể trầm luân, là đại diện cho con người nói chung và cách hành xử của khách ở đây gọi cho ta liên tưởng đến hình ảnh thi nhân. Cuối truyện, câu chuyện được bao phủ lên một màn sương huyền thoại khi bị đẩy vào một thời điểm mơ hồ “ngày ấy, năm ấy”. Thật khó để xác định được đó là khoảng thời gian nào.

Tương tự thời gian trong Sang sông cũng là một tọa độ có ý nghĩa ẩn dụ và

mang đậm màu sắc Phật giáo. Không gian là dòng sông, thời gian là buổi chiều, sự kiện là một chuyến đò đầy những sự hoán đổi bất ngờ. Chính thời gian đó làm cho

dòng sông, bến đò khơi gợi những ý nghĩa như ta đã giải mã nghệ thuật. Hạc vừa

bay vừa kêu thảng thốtĐưa sáo sang sông cũng là những mô hình có ý nghĩa biểu trưng cao kiến tạo biểu tượng về thi sĩ. Không gian dòng sông, bến đò ở đây gợi lên những ranh giới định mệnh, thời gian từ buổi trưa đến xế chiều biểu thị cho thời điểm khủng hoảng trong cuộc đời con người cùng những giới hạn đẩy họ rơi

vào bi kịch. Trong Đưa sáo sang sông thời gian là vào mùa xuân, “gió xuân thổi bơ

phờ trên mặt sông xanh ơi là xanh” như đối lập với thời điểm xế chiều của cuộc đời gợi nỗi xót xa về chính kiếp sống mỏng manh ngắn ngủi của con người.

Có thể thấy, sự tồn tại song song với không – thời gian huyền thoại, trong các truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp nói nhiều đến tâm lí sợ hãi của con người. Nỗi sợ hãi tiềm tàng trong con người như một bản năng cố hữu. Con người sợ sự cô đơn, sợ cái siêu nhiên không thể hiểu được, con người sợ chính những tưởng tượng của mình. Đó là nỗi sợ hãi của nhân vật tôi khi chứng kiến sự biến đổi

kinh dị của quang cảnh bầu trời sau con mưa trong Những bài học nông thôn, là

nỗi sợ hãi sự biến đổi nhanh chóng bất ngờ của bầu trời của nhân vật khách trong

Thiên văn, là nỗi sợ hãi con quái vật vô hình dưới gầm giường của cậu bé Đời thế mà vui, là nỗi sợ hãi một lực lượng siêu nhiên, vô cùng to lớn mà con người không

thể hiểu được của Nhâm trong Thương nhớ đồng quê

Tóm lại, phong vị huyền thoại đã thấm đẫm trên từng trang viết của Nguyễn Huy Thiệp. Ở đó ta thấy một sự pha tạp giữa chất xưa và nay một cách nhuần nhuyễn. Tác phẩm là một chất keo kết nối quá khứ và hiện tại, đồng thời mở ra những suy nghiệm, trăn trở về tương lai. Nó đã tạo nên kiểu thời gian đa khối, đa

chiều: thế giới trong đó vừa trần trụi, nghiệt ngã, đầy rẫy khổ đau lại vừa thẳm sâu, mênh mông, kì ảo. Thừa nhận rằng, đôi lúc thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đôi khi mang dáng dấp của thời gian trong truyện cổ nhưng vẫn không hề mất đi tính hiện đại của câu chuyện.

Tiểu kết:

Qua khảo sát, nghiên cứu và phân tích, luận văn đi đến kết luận: Có ba dạng thức tiêu biểu hay được Nguyễn Huy Thiệp khai thác trong truyện ngắn của mình: cách thức xây dựng nhân vật, không gian và thời gian. Về cách thức xây dựng nhân vật, nhà văn chủ yếu khai thác trên ba phương thức chính: phương thức huyền thoại hóa nhân vật đời thường, phương thức xây dựng đời thường hóa nhân vật huyền thoại và xây dựng nhân vật trở thành biểu tượng về thân phận con người. Về không gian, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngoài không gian thực xuất hiện trong tác phẩm như không gian nông thôn, không gian thành thị, giữa không gian hẹp ngoài trời, không gian rộng trong nhà… còn có tồn tại một không gian thứ ba “không gian huyền thoại” đầy tính nghệ thuật. Ở đó, mỗi một kiểu không gian kì ảo lại gắn với những đặc trưng tính cách nhất định của nhân vật, nói lên những vấn đề nhất định của cuộc sống. Ở đó, người ta đã thấy những cách tân nghệ thuật độc đáo nhất của nhà văn chính là „nghệ thật biểu hiện cái phi lý trong việc tạo dựng không gian‟ nhưng lại nói lên những vấn đề bức thiết của cuộc sống hiện đại. Cuối cùng là yếu tố thời gian. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngoài yếu tố không gian, thời gian cũng được tác giả xây dựng theo thành kiểu “thời gian siêu thực” hay còn gọi là “phi thời gian”. Rất nhiều truyện ngắn của nhà văn được xây dựng theo kiểu thời gian là quá khứ tuyệt đối theo kiểu thời gian sử thi, nhưng thực chất “các bình diện quá khứ, tương lai thực ra chỉ là sự kéo dài của hiện tại về phía trước hoặc phía sau”. Nhiều khi thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại mang tính ẩn dụ rất cao. Thừa nhận rằng, đôi lúc thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đôi khi mang dáng dấp của thời gian trong truyện cổ nhưng vẫn không hề mất đi tính hiện đại của câu chuyện. Đó chính là tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút không giống ai trong làng văn Việt Nam hiện đại.

KẾT LUẬN

Ngày nay, với sự phức tạp và tính muôn mặt của cuộc sống nên yếu tố kì ảo đã và đang trở thành thủ pháp đắc lực, rất được yêu chuộng của các tác giả đương đại, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng không ngoại lệ. Yếu tố kì ảo không đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật mới lạ tạo cảm giác li kì cho người đọc mà nó đã trở thành một chất liệu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Với Nguyễn Huy Thiệp, yếu tố hoang đường, kì ảo được sử dụng trong tác phẩm không chỉ đơn giản dừng lại là một thủ pháp nghệ thuật mà nó còn ẩn chứa những thông điệp, ý nghĩa lớn lao.

Khẳng định, yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một đặc điểm điển hình trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Hầu hết trong sáng tác của mình, nhà văn đều dùng yếu tố kì ảo để xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu… nhằm tạo ấn tượng cho tác phẩm, tô đậm thêm nội dung tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn truyền đạt qua những trang viết của mình.

Từ lí thuyết văn học kì ảo, luận văn tiến tới một phép thử để giải mã một số vấn đề nổi bật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp qua các dạng thức và phương thức biểu hiện cái kì ảo. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Có ba dạng thức kì ảo tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, biểu hiện qua cốt truyện kì ảo, nhân vật kì ảo và hình ảnh, chi tiết kì ảo. Đây cũng là

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 98)