Nghĩa là kéo những nhân vật vốn xuất thân huyền thoại trở về với hiện thực đời thường, mang những đặc điểm rất con người và sống chung trong xã hội loài người. Thậm chí có rất nhiều nhật vật có xuất thân phi thường lại có những động
tác, cách sống lại trần tục… rất đời thường. Đơn cử, trong truyện Con gái thủy thần
những biến thân của con gái quỷ thần ngày càng trần tục hơn từ Mẹ Cả đến con bé ăn trộm bãi mía, từ Mẹ Cả đến Giana Đoàn Thị Phượng hay đến cô Phượng ở xóm đạo, cô Phượng chủ nhà ở thành phố. Những tình huống Mẹ Cả hóa thân vào các nhân vật rõ ràng là cách đối nhân xử thế của một người dân bình thường chứ không phải là một thiên sứ, hay một vị thần tiên đắc đạo dưới trần thế.
Hay trong truyện Trương Chi, chúng ta đã bắt gặp một nhân vật cổ tích xưa tồn tại trong xã hội hiện đại. Thực tế, Trương Chi là một nhân vật xuất thân từ truyện cổ, nay được sống dậy trong truyện hiện đại bởi cây bút tài hoa Nguyễn Huy Thiệp. Nếu như Trương Chi trong truyện cổ lãng mạn, tài hoa là thế thì trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhân vật này lại xót xa, cay đắng cho thân phận nhỏ nhoi của mình biết bao. Nếu để ý từ đầu đến cuối tác phẩm, có lẽ không câu nào nhân vật thốt lên là những câu nói vui tươi, hóm hỉnh, hài lòng với cuộc sống. Ngược lại, hầu như tất cả các câu nhân vật cất lên đều bất mãn văng tục với thói đời đen bạc. Những câu đơn như: “Cứt, cứt, cứt… hát hay như cứt” đã trở thành những câu nói cửa miệng của chàng Trương Chi hiện đại. Như vậy, có thể thấy ở một khía cạnh nào đó, từ một góc tiếp cận khác nhà văn đã cho chúng ta một cái nhìn khác đối với chàng Trương truyền thống. Bằng kiểu “hạ bệ” hình tượng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp đã đưa nhân vật huyền thoại gần gũi hơn với đời thường, giảm bớt khoảng cách của của độc giả với nhân vật và vô hình chung qua đó ta có thể hiểu sâu hơn về nhân vật, cũng như các góc cạnh của cuộc sống.
Ở một tác phẩm khác, Ngô Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết cũng cho thấy sự
kỳ lạ của nhân vật này. Ngay từ lúc xuất thân, cô gái Ngô Thị Vinh Hoa này có vẻ là nhân vật đời thường lại rất đặc biệt, có khả năng tác động to lớn đến những con người vốn được coi là có tiếng tăm đi vào lịch sử dân tộc như Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh. “Khi đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có bảy tràng hoa quấn cổ, xòe lòng tay ra thấy có viên ngọc... ở trong, trên khắc hai chữ “thiên mệnh”. Cô xuất hiện như để dự báo và cảnh báo về trách nhiệm và quyền lực của các bậc anh hùng, đế vương. Ngay cả thân thể cô cũng có những giấu hiệu kỳ lạ của quyền lực, của sự thần thông quảng đại, đôi khí có tính chất ma quái. Nghĩa là ngoài những cử chỉ, hành động tốt đẹp của một vị thiên sứ “hát hay, đàn giỏỉ, đẹp lồ lộ nói câu nào thiêng câu ấy… Trai gái lấy nhau thường dắt đến trước mặt nàng nhờ xem, nàng gật đầu là lấy được, nàng lắc đầu thì chịu, ba đầu sáu tay gì lễ cưới cũng không thành”, Ngô Thị Vinh Hoa cũng mang đến những sự mất mát, đau thương
cho người dân. Thậm chí nếu không nói quá, nhiều lúc hành động của cô như quỷ, một lời nói của cô có thể giết chết bất cừ một người nào “Khải rất sợ. Tỉ như trời nắng chang chang, nàng buột miệng “ngày kia trời mưa”, quả nhiên ngày kia mưa thật. Tỉ như có người đi qua, nàng bảo “mai ông này chết”, quả nhiên người ấy không ốm đau bệnh tật gì hôm sau lăn ra chết”. Bằng cách xây dựng kiểu nhân vật này, ta thấy Ngô Thị Vinh Hoa đã không còn hoàn hảo như một vị “tiên nữ” giáng trần, luôn phù hộ và làm điều thiện cho chúng sinh nữa, mà hình ảnh về nhân vật này đã có lúc bị méo mó. Thậm chí, có đôi lúc bị người ta ghét bởi những hành động xấu mà cô đã gây ra, ở đó ta thấy sự thờ ơ, lạnh lùng đến mức ghê sợ, cô thờ ơ ngay cả với chính cái chết của cha cô. Chỉ với chi tiết này thôi, ta thấy đủ ghê sợ với cô tài nữ Vinh Hoa. Thiết nghĩ, người làm được chỉ có thể là những người mất nhân tính, ma quỷ hay một vị thần tiên giỏi nén kìm tâm can, thân tình phụ tử.
Ngoài ra, còn rất nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sức
mạnh phi thường. Đơn cử, trong truyện Con thú lớn nhất, nhân vật thần kỳ Then
xuất hiện với một sức mạnh ghê gớm. Ban đầu sự trừng phạt của Then với gia đình lão thợ săn chỉ là những lời đồn đại nhảm nhí: “Người ta đồn là Then bắt đầu trừng phạt lão. Lão thợ săn ngụ cư kiếm ăn cũng rất khó khăn”. Nhưng đến khi kết thúc tác phẩm lời đồn đại đó đã được minh chứng và khẳng định: “Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão” [95; 202]. Như vậy, rõ ràng cuộc đời của nhân vật đã có những thay đổi lớn lao cùng với sự xuất hiện của nhân vật thần kỳ…
Tóm lại, không còn nghi ngờ gì nữa, thủ pháp hiện thực hóa nhân vật huyền thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã quá rõ ràng. Bằng thủ pháp kéo ngược nhân vật huyền thoại trở về với cuộc sống đời thường, nhà văn có cơ hội nhìn sâu đậm hơn vào mọi góc cạnh của hiện thực cuộc sống. Thêm vào đó, bằng cách xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn sẽ xóa tan đường viền ranh giới giữa con người trần thế và những vị thần tiên. Phải chăng qua đó, nhà văn muốn nói lên một điều: “Không phải mọi vị thần tiên nào cũng đem lại điều may mắn cho trần thế nếu chúng ta chỉ dựa vào họ mà không biết tự vươn lên”. Hơn nữa, nhiều khi tiên giúp
chúng ta ít mà thử thách lòng người lại nhiều. Thiết nghĩ, đây cũng chính là một trong những lí do mà nhân vật huyền thoại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đậm chất đời thường, sổng ẩn trong xã hội loài người, thậm chí có thể là một con người cụ thể, có danh tính, tiểu sử thực tế. Các nhân vật này tồn tại một mặt như để phù hộ cho chúng sinh mặt khác họ tồn tại để trị vì những con người có bản tính ác, thử thách lòng kiên trì… của nhân loại. Vượt qua được ngưỡng cửa này cũng là lúc con người ta ngự trị đến mảnh đất thành công và hạnh phúc.