Nhân vật danh nhân – lịch sử chứa âm hưởng kì ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 63)

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn được nhiều bạn đọc nhắc đến, bình luận, tỏ thái độ yêu – ghét gay gắt vì ông đã xây dựng được một thế giới nhân vật khá sinh

động, phức tạp về tính cách, lạ lùng về cách sống. Nhiều nhân vật trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp được coi là biểu tượng của cái đẹp về con người, về thân phận con người hay là về chính cái đẹp. Họ có thể là những con người có khả năng biến hóa vô biên, có thể đứng đầu cả một thể chế, là những người phù đỡ cho thể chế ấy hay chỉ là một kẻ bình thường sống một cuộc sống nhỏ nhoi và tẻ nhạt.

Điển hình cho loại hình nhân vật danh nhân – lịch sử là những nhân vật vừa xuất thân từ hiện thực, vừa xen kẽ với hư cấu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Thị Vinh Hoa, Nguyễn Phúc Ánh, Đặng Phú

Lân, Ngô Thì Nhậm, nhân vật thi sĩ và nhân vật kháchNhưng, bên cạnh những

nhân vật vô cùng nổi tiếng có tên tuổi trong lịch sử dân tộc như: Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Đề Thám… hay các nhân vật có tên trong chính sử như: Nguyễn Khản, Nguyễn Nghiễm, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Vũ Văn Dũng, Trần Văn Kỷ… trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn xuất hiện những nhân vật hoàn toàn do nhà văn hư cấu mà không sử sách nào nhắc đến như: Đặng Phú Lân trong Kiếm sắc….Chính vì sự kết hợp nhuần nhuyễn đó, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cho tác phẩm những câu chuyện lịch sử vừa ảo vừa thực.

Đối với loại hình nhân vật danh nhân – lịch sử, nếu chúng ta loại bỏ những chi tiết khai thác đời thường, trần tục của cuộc sống còn tồn tại loại nhân vật kì ảo mang đậm màu sắc huyền thoại. Có thể họ là những con người có nguồn gốc xuất thân bình thường, dù họ không có khả năng biến hóa như những nhân vật mang phép màu, nhưng ở loại danh nhân này vẫn toát lên một hào khí phi thường khiến cảnh trời xung quanh phải ngả màu sắc mỗi khi có sự kiện lớn xảy ra. Đó là ngày Nguyễn Trãi ngỏ lời cầu hôn với Nguyễn Thị Lộ: “hôm ấy trời mưa như trút. Đồn

rằng hôm ấy có rồng bay trên sông Cái”. Là hình ảnh Nguyễn Ánh trong Kiếm sắc

“đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuộn bay đằng trước, dân cư thấy có mưa là biết Ánh vừa đi qua”; là khi Đặng Phú Lân cầm thanh kiếm gia truyền, múa loang loáng, nghe như có gió thổi bốn bề. (…). Lân bảo: "Ðây là kiếm thần, không rõ xuất xứ, tổ phụ truyền lại"… Không biết nhà văn cố tình hay vô tình mà ta thấy

có một sự trùng hợp ngẫu nhiên trong loại hình nhân vật danh nhân – lịch sử này, yếu tố huyền thoại được lưu truyền trong đời sống bằng cơ chế của những lời đồn đại. Ví như câu chuyện của các tác phẩm đã kể trên hay câu chuyện tình xúc động của ông Pành được kết thúc bằng việc: “Người ta đồn rằng hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập nhát rìu vào gốc cây lim thì ông kiệt sức. Ông chết vì bệnh vỡ tim”

trong Đất quên. Ngay cả sự xuất hiện của Ngô Thị Vinh Hoa, Nguyễn Ánh, Trương

Chi… cũng đều gắn với lời đồn. Lời đồn như hư như thực, người đọc thỏa sức tưởng tượng, suy đoán về sự thật lịch sử?.

Nếu như ở loại hình nhân vật thần kì chúng ta nhận diện qua việc căn cứ vào thân thế xuất thân của nhân vật, nhân vật mang phép màu căn cứ vào khả năng ứng biến thần kì của các nhân vật thì ở loại hình nhân vật doanh nhân – lịch sử, chúng ta sẽ phải căn cứ vào nhiều sắc thái: đó có thể là chi tiết kì ảo, có thể là khả năng thần kì toát lên từ chính bản thân nhân vật chứ không phải thông qua hành đồng ứng biến, mang âm hưởng kì ảo. Âm hưởng này được vang vọng rất nhẹ nhàng, đôi khi chỉ thoáng qua nhưng cũng đủ đế gây ấn tượng với độc giả, ví như những vì sao bay lướt qua bầu trời là tác phẩm mà nếu độc giả tinh ý sẽ nhận diện ra điều thú vị. Đơn

cử như những nhân vật thi sĩ trong Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt hay nhân vật

khách trong Thiên văn… Ở họ, người đọc cảm thấy có một nét gì đó tài hoa hơn người, có tài năng thiên phú, nó vừa gắn với nhân vật đời thực vừa như những nhân vật thần kì, khác thường. Minh chứng cho điều này như Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt chúng ta sẽ thấy khí chất của nhân vật thi sĩ toát lên qua cử chỉ “vừa phất tay áo chấm một nét lẻ loi nghiêng lệch góc trời. Vừa chớp mắt lại đã chẳng thấy bóng người ấy ở đâu nữa. Vừa chớp mắt đã lại thấy chỗ ấy có một cánh hạc vừa bay lên trời. Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt”. Hay nhân vật khách trong Thiên văn

được ví như một “thiên thần qua sông”. “Ngày ấy, năm ấy, đồn rằng có khách qua sông trên đò một mình (…). Người ta bảo rằng đấy là một thiên thần qua sông. Dấu chân để lại trên sạp đò rất lớn, cô lái đò ướm chân mình vào đấy về nhà mang thai. Cũng có thể qua sông hôm ấy là một thi sĩ”… “Thi sĩ bao giờ cũng làm những việc lạ thường, đuổi theo những vẻ đẹp kỳ ảo, những vẻ đẹp huyền bí. Chỉ có điều vết

chân thi sĩ để lại thường rất nhỏ”. Đó cũng là thông điệp của nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả dù chỉ là vài nét chấm phá thôi cũng đủ để người đọc nhận diện đường âm hưởng kì ảo trong tác phẩm.

Tóm lại, nhân vật danh nhân – lịch sử là loại hình nhân vật điển hình thứ ba mang đậm âm hưởng kì ảo trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Cho dù loại hình nhân vật này thực tế gây nhiều tranh cãi trên văn đàn với một bên là “hạ bệ thần tượng‟ và một bên là “nhìn thẳng vào sự thật lịch sử”… Nhưng gạn bỏ tất cả mọi sự tranh luận đó, thì loại hình nhân vật danh nhân – lịch sử vẫn đậm chất kì ảo qua lối xây dựng hư cấu lịch sử của nhà văn. Và thiết nghĩ chúng ta nên thừa nhận coi nhân vật danh nhân – lịch sử như là một loại hình nhân vật mang âm hưởng kì ảo hiển nhiên (như hai loại hình nhân vật có xuất thân thần kì hay mang phép màu có thể nhận diện rất rõ trong tác phẩm) mà không cần phải minh chứng.

Một phần của tài liệu Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)