Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn xuôi Việt Nam chứng kiến những cách tân mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật của nhà văn cũng như trong cấu trúc tự
sự của tác phẩm. Bên cạnh việc tiếp thu những kỹ thuật sáng tác hiện đại của phương Tây, một khuynh hướng không thể phủ nhận là việc nhà văn quay về với những giá trị truyền thống, thâu nhận và tái sử dụng những chất liệu dân gian truyền thống và Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút điển hình. Nhà văn không chỉ kế thừa dân gian mà điều quan trọng là đã sáng tạo lại dân gian, tạo thêm những huyền thoại mới từ những huyền thoại đã có như lối viết giả huyền thoại, giả cổ tích. Với lối viết giả cổ tích, đúng như tên gọi của nó, đây không phải là truyện cổ đúng nghĩa. Chính xác hơn, cũng giống như cổ tích văn học, nó chỉ là một thứ truyện cổ của thời hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống hôm nay. Từ đó nhà văn có điều kiện thuận lợi để thể hiện cá tính, bộc lộ quan điểm, thái độ và trách nhiệm công dân của mình.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, kiểu cốt truyện mang màu sắc huyền thoại, giả cổ tích xuất hiện rất nhiều. Tác giả Phạm Thị Thanh Nga trong bài nghiên cứu của mình đã nhận định: “Nếu có thể nói thì "cái kì ảo" trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có những "xiêm áo" sặc sỡ từ huyền thoại, truyền kỳ, giả cổ tích. Có loại huyền thoại hiện đại như Huyền thoại phố phường, Tướng về hưu, Con gái thủy thần. Có loại "giả cổ tích" như Những ngọn gió Hua - Tát (gồm
mười truyện: Trái tim hổ, Con thú lớn nhất, Nàng Bua, Tiệc xòe vui nhất, Sói trả
thù, Đất quen, Chiếc tù và bị bỏ quên, Sạ, Nạn dịch, Nàng Sinh). Ngay những truyện được viết gần đây nhất của Nguyễn Huy Thiệp cũng mang tính chất "huyền thoại hiện đại" - như Quan Âm chỉ lộ (2005)” [76]. Đặc điểm của kiểu cốt truyện này đó là những sáng tác viết theo phong cách của huyền thoại nhưng ẩn đằng sau đó là những tự sự hiện đại, những vấn đề, số phận của con người đương thời. Ở đó, ranh giới giữ thực và ảo, giữa cuộc sống đời thường và cổ tích, giữa quá khứ và hiện tại dường như bị xóa nhòa.
Hãy đến với chùm mười câu chuyện trong Những ngọn gió Hua Tát là
mười truyền thuyết được kể lại với những con người đặc biệt và những sự kiện không bình thường còn lưu lại trong ký ức của những người dân bản Hua Tát. Chính chuỗi sự kiện không bình thường ấy đã tạo nên sự phát triển của hệ số cảm xúc và làm nền cho mạch diễn biến, phát triển của các truyện. Cũng chính nhờ
những sự kiện mang âm hưởng huyền thoại đó mà tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại càng trở nên kì ảo đậm nét hơn bao giờ hết.
Trong Những ngọn gió Hua Tát, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng lối
kết cấu đơn giản, bao gồm một hệ thống các sự kiện, trong đó các sự kiện được kể theo một tuyến thẳng, nhân vật phát triển theo trục tuyến tính : các biến cố của truyện đi từ điểm xuất phát đến kết thúc tác phẩm một cách tuần tự, sự kiện cũng được sắp xếp theo một trật tự có vẻ như định sẵn, được diễn ra từ nơi này đến nơi khác, từ thời điểm này đến thời điểm khác theo hướng tịnh tiến. Kiểu sắp xếp theo trật tự tuyến tính này rất giống với các sáng tác của tác giả văn học dân gian với dòng truyện cổ tích, nhưng ở những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, cốt truyện kì ảo này đã có những cách tân. Đó là kiểu cốt truyện kết thúc mang âm hưởng lạc quan, với niềm tin rằng những con người nhỏ bé sống hiền lành, tốt bụng cuối cùng sẽ được hưởng hạnh phúc dài lâu – một điểm rất gần với những câu chuyện có nội dung “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” ở trong truyện dân gian. Đơn cử như những
truyện Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh. Ngược lại cũng có
kiểu cốt truyện kết thúc không có hậu khi nhân vật chính dù tốt hay xấu đều phải
nhận lấy cái chết đau thương cùng những ám ảnh đầy day dứt khôn nguôi như: Trái
tim hổ, Con thú lớn nhất, Đất quên, Sói trả thù, Sạ, Nàng Bua. Hoặc cũng có những truyện kết thúc bỏ ngỏ để lại cho độc giả bao nhiêu nghi vấn về câu chuyện thực hay ảo sau khi khép trang sách lại.
Truyện thứ nhất Trái tim hổ là câu chuyện mở đầu bằng sự xuất hiện cô gái
Pùa xinh đẹp nhưng không may mắn bị bại liệt hai chân: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp, da trắng như trứng gà bóc tóc mượt và dài, môi như son đỏ. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân, suốt năm suốt tháng nằm một chỗ”. Tiếp đến một sự việc lạ lùng xảy ra tạo nên thắt nút cho câu chuyện cũng như thử thách cho nhân vật. Đó là sự xuất hiện của con hổ dữ trong bản Hua Tát, có lời đồn rằng trái tim hổ là vị thuốc thần “trái tim nó chỉ bằng hòn sỏi và trong suốt. Trái tim ấy là bùa hộ mệnh”, chữa được mọi thứ bệnh. Rất nhiều người đi săn hổ “có người Thái, người Kinh, người H‟mông
… “nhưng chỉ có chàng Khó, chàng trai mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi như “con don, con dim”, xấu xí mới giết chết được con hổ nhưng anh cũng phải trả giá bằng sinh mạng của chính mình. Câu chuyện kết thúc bằng cái chết của chàng Khó si tình và nàng Pùa tội nghiệp cùng dấu hỏi về trái tim hổ đã mất.
Truyện thứ hai Con thú lớn nhất lại là câu chuyện kể về bi kịch của đôi vợ
chồng người thợ săn già. Lão già là tay săn cự phách nhất bản, không ai bì kịp, lão được ví như là “hiện thân thần Chết của rừng”, bị cánh thợ săn ở Hua Tát ghen tị và bất bình bởi “lão không tha bất cứ con vật nào trong tầm súng của mình”. Và mạch truyện bắt đầu phát triển khi có lời đồn rằng, rồi đến ngày nọ “Then bắt đầu trừng phạt” lão kiếm ăn rất khó, vợ chồng lão lang thang khắp rừng mà không bắt được con mồi nào. Sau một thời gian dài kiếm ăn không được con mồi nào, tưởng sức cùng lực kiệt thì lão già đã bắn chết được một con “thú” lớn: “Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công”. Câu chuyện không chỉ dừng ở đó, cuối câu chuyện độc giả còn chứng kiến sự dửng dưng lạnh lùng của tay thợ săn lấy xác thối của vợ “làm mồi để săn con thú”. “Nhưng Then đã trừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão”.
Truyện thứ ba Nàng Bua, mở đầu cùng sự xuất hiện của nhân vật chính: nàng Bua thiếu phụ duyên dáng với chín đứa con nhỏ không cha, tiếp đến là một hoàn cảnh khác thường xảy ra: Bua và lũ con trong lúc đi đào rừng tìm thấy một lũ sành đầy vàng, bỗng chốc trở nên giàu có “Thoắt một cái, người đàn bà nghèo khó và bị khinh rẻ trở thành giàu có nhất bản, nhất mường”. Kết truyện nàng Bùa lấy một người thợ săn làm chồng nhưng khi đứa con thứ mười được sinh ra thì nàng Bua qua đời, bởi “người đàn bà ấy không quen sinh nở trong sự đầy đủ và nền nếp cổ truyền”.
Truyện thứ tư Tiệc xòe vui nhất là câu chuyện về cuộc thi kén rể cho người
đẹp Hà Thị E, tiếp đến là lần lượt những thử thách đối với những người đến cầu hôn, nhât vật chính là chàng Hặc “mồ côi, một thợ săn xuất sắc nhất bản” đã vượt qua được thử thách và kết truyện cùng sự đổi đời của nhân vật chính: chàng Hặc lấy
được cô con gái xinh đẹp của trưởng bản và sống cuộc đời hạnh phúc “Đây là tiệc xoè vui nhất ở bản Hua Tát. Cả bản đều say khướt” .
Truyện thứ năm Sói trả thù là câu chuyện về cuộc đời ngắn ngủi của đứa bé
tên San sinh ra trong một gia đình người thợ săn có tiếng tăm họ Hoàng. San là đứa con duy nhất của gia đình ông Hoàng Văn Nhân với vợ ba khi ông ngoài năm mươi tuổi, bởi cả hai bà trước đều không có con cái. Vì vậy, từ khi lọt lòng San được cả gia đình rất cưng chiều, từ khi năm tuổi ông Nhân đã “quyết chí rèn cặp cho con cũng thành một chàng thợ săn lão luyện”. Mạch truyện phát triển từ khi San ra đời đến khi San mười ba tuổi, trong ngày cúng ma, San đã bị chính con chó sói được cha mang về nuôi cắn chết.
Truyện thứ sáu Đất quên được diễn tiến theo cuộc hành trình của nhân vật
Lò Văn Pành nổi tiếng chinh phục được nhiều người đẹp. Hơn tám mươi, răng vẫn đều như chàng trai mười bảy, sức vẫn khỏe như thanh niên, uống rượu “có thể chấp nổi muôn người‟‟. Bởi vậy, bản Hua Tát ai cũng kiêng nể ông. Ông đã có ba vợ, tám đứa con và khoảng chục đứa cháu. Họ sống hòa thuận và khá sung túc. Và mạch truyện bắt đầu phát triển khi bỗng ngày nọ ông đến bản Mường Lưm mua trâu và gặp được cô gái tên Muôn đẹp tuyệt trần, ông nảy sinh ra ý định cưới Muôn về làm lẽ. Nhưng kết thúc bằng dấu chấm hết cho cuộc đời của nhân vật Pành, ông đã chết vì bị vỡ tim khi không chinh phục được trái tim người đẹp.
Truyện thứ bảy Chiếc tù và bị bỏ quên mở đầu là sự xuất hiện của chiếc tù
và cũ kĩ không được ai chú ý đến “không biết đã từ đời nào sót lại, nó nằm lăn lóc, vất vưởng”. Nhưng năm ấy, bỗng dưng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kỳ lạ ăn đủ các loại lá cây, người dân hoang mang tìm đủ mọi cách nhưng không có thuốc diệt loại “thần trùng” ấy. Chỉ có chiếc tù và cũ kĩ kia mới cứu được dân bản: “Thật kỳ lạ! Khi tiếng tù và vừa mới cất, những con sâu đen trên cây tự dưng quằn quại rồi rơi xuống đất”. Và kết thúc truyện là sau khi chiếc tù và cứu được bản làng khỏi nạn sâu phá hoại nay đã được đặt trang trọng ở trên ngai thờ.
Truyện thứ tám Sạ cũng là tên của nhân vật chính với những diễn biến lần
đến khi qua đời. Sạ một thời nổi tiếng oanh liệt với những tài lẻ không ai bì kịp, thích chinh phục những điều mà người khác cho là phi thường “uống rượu một lúc hai mươi sừng, đi săn hơn ba ngày trời không ngừng nghỉ, chinh phục trái tim phụ nữ… “tính tình trẻ trung, vui nhộn được mọi người yêu thích, trở thành niềm tự hào của dân bản. Đặc biệt, phụ nữ bắt đầu lấy Sạ ra làm gương để dạy dỗ chồng mình. Bẵng một thời gian Sạ vắng tăm: “Người ta nghĩ Sạ chắc đã gửi xác nơi đất khách quê người, thì một ngày kia Sạ bỗng trở về”. Khi trở về Sạ đã trở thành một ông lão lụ khụ “hệt người rừng”. Câu truyện kết thúc khi Sạ lấy vợ và sống một cuộc sống bình thường. Nhưng chính quãng đời cuối cùng này Sạ mới cảm nhận được đó là “sự tích phi thường nhất” mà Sạ chinh phục được. Rồi khi Sạ chết, người ta đã cử hành đám tang trang trọng như “đám tang một vị vương hầu”.
Truyện thứ chín Nạn dịch kể về cặp vợ chồng Lù và Hếnh: “Họ thân nhau từ
nhỏ. Lớn lên, hai người yêu nhau, lấy nhau, sinh con đẻ cái”. Đang lúc cuộc sống êm ả thì nạn dịch bất ngờ xảy ra ở làng nọ làm biết bao nhiêu người chết, trong đó có cả vợ Lù. Khi Lù đi đánh bạc vắng nhà, lúc thắng bạc về đến nhà thì vợ đã chết vì mắc dịch. Cuối truyện là hình ảnh của ngôi mộ chôn Lù và Hếnh.
Cuối cùng là truyện Nàng Sinh bắt đầu bằng câu chuyện về cô gái đáng thương, nghèo khó và kết thúc như trong truyện cổ tích khi cô gái bỗng chốc trở nên xinh đẹp, sống cuộc đời sung sướng hạnh phúc.
Bảng dưới đây ghi lại những sự kiện không bình thường, những sự kiện mấu chốt làm thay đổi diễn biến của mạch truyện trong mười truyện Những ngọn gió Hua Tát :
STT Truyện Sự kiện đặc biệt làm thay đổi mạch truyện
1 Trái tim hổ Bỗng nhiên xuất hiện con hổ dữ làm cả vùng kinh hãi và đồn rằng trái tim hổ là thuốc thần có thể chữa lành mọi loại bệnh.
2 Con thú lớn nhất Đột nhiệt ở các khu rừng lân cận cây cối húa éo, muôn thú bỏ đi, dường như có sự trừng phạt của Then. 3 Nàng Bua Nàng Bua bất ngờ tìm thấy trong rừng chiếc vò cổ
đựng toàn tiền vàng, tiền bạc lấp lánh và trở nên giàu có sau này.
4 Tiệc xòe vui nhất Cuộc thi kén rể để kén chồng cho người đẹp Hà Thị E.
5 Sói trả thù Người thợ săn giết được con sói cái tinh khôn và mang con sói con về nuôi để làm bạn cùng đứa con duy nhất của mình. Nhưng không ngờ hậu quả lại khôn lường.
6 Đất quên Ông già Pành tám mươi tuổi bỗng yêu say đắm cô gái trẻ măng và muốn cưới cô về làm vợ.
7 Chiếc tù và bị bỏ quên
Cuộc tấn công của loại sâu đen kỳ lạ mà dân bản gọi là „thần trùng‟ làm trụi sạch hết lá cây trong rừng và chỉ có chiếc tù và giết được loại „thần trùng‟ này.
8 Sạ Sự xuất hiện của nhân vật cùng tên tác phẩm Sạ - kể
điên rồ, liều lĩnh, khát khao lập nên những sự tích phi thường.
9 Nạn dịch Trận dịch tả cướp đi nhiều sinh mạng một cách không thương tiếc trong đó có nhân vật chính trong tác phẩm.
10 Nàng Sinh Nàng Sinh bé nhỏ nhưng nhấc được hòn đá linh thiêng mà trước đó chưa ai nhấc nổi.
Như vậy, qua việc khảo sát ở trên có thể khẳng định cũng giống với truyện
cổ, trong chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát, yếu tố thời gian không quá
phức tạp, hầu hết là đặt trong mạch tuyến tính thẳng tắp. Truyện thường chỉ có một tuyến thời gian của nhân vật chính. Do vậy, hầu hết kết cấu các truyện đều là là sự nối tiếp của các sự kiện này với sự kiện tiếp theo vận động theo luật nhân quả. Trên trục thời gian ấy, số phận con người được tái hiện qua sự luân chuyển liên tục của các hình thức không gian. Đồng thời, các sự kiện không bình thường xuất hiện
trong truyện còn gắn với những hiện tượng thiên nhiên bất bình thường xảy ra. Con hổ hung hãn xuất hiên ở bản Hua Tát vào một mùa đông khắc nghiệt chưa từng có : "Trời trở chứng, cây cối khô héo vì sương muối, nước đóng thành băng…" (Trái tim hổ) [102 ; 198]; Lão thợ săn bị trừng phạt lúc cuối năm "Cây cối xơ xác, chim
chóc trốn biệt… "(Con thú lớn nhất) [102 ; 201]; Bua tìm được kho báu khi „Năm
ấy, không hiểu sao rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể" (Nàng Bua) [102 ; 204]; Cuộc thi kén rẻ diễn ra lúc trời đại hạn "Tất cả các mó nước đều đã cạn khô" (Tiệc xòe vui nhất) [102 ; 208]; Ông lão Pành gặp tình yêu cuối đời mình giữa một con dông dữ dội kèm theo mưa như trút (Đất quên); Dịch tả ập xuống bản Hua Tát "vào một ngày thời tiết kỳ lạ: Vừa nắng chang chang, vừa mưa như trút "(Nạn dịch) [102 ; 219]…
Tất cả các nhân vật, sự kiện trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát đã
tạo nên một không khí huyền bí cho tác phẩm, làm cho nó thấm đẫm sắc màu của truyền thuyết, cổ tích xa xưa. Tuy nhiên, mục đích của nhà văn không dừng lại ở đó, những truyền thuyết đó chỉ là những ẩn số bí mật để độc giả giải mã những vấn đề