Đây là hình thức trả lương được áp dụng phổ biến tại Công ty. Hình thức này khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, phát huy hết năng lực làm việc của mình. Nhưng hình thức này cũng đòi hỏi phải có sự
giám sát, quản lý chặt chẽ tránh tình trạng công nhân sẽ chỉ quan tâm tới số lượng mà chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu.
Căn cứ tính lương: đối với công nhân làm khoán, công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo từng khối lượng công việc và khoán gọn căn cứ vào hợp đồng giao khoán đã ký. Tại các công trường và xí nghiệp sẽ có trách nhiệm chấm công và thanh toán lương sau khi công nhân đã ký nhận vào bảng thanh toán lương. Đơn giá khoán gọn được đội trưởng công trình và tổ trưởng các nhóm công nhân kỹ thuật dựa trên đơn giá của Nhà nước và điều kiện cụ thể của từng công trình, hạng mục công trình ghi trên hợp đồng khoán cụ thể. Sau đó có xác nhận về số lượng, chất lượng công việc hoàn thành dựa vào biên bản nghiệm thu công trình, kế toán sẽ căn cứ vào đơn giá khoán, khối lượng công việc hoàn thành và bảng chấm công để tính ra số tiền phải trả theo công thức:
Lương khoán = Sản lượng đạt được * đơn giá khoán Kế toán tiến hành chia lương cho đội khoán theo công thức: Lương khoán cho
một công nhân
= Tổng lương khoán đội * Số công thực tế từng người Tổng công trong tháng
Trong đó hợp đồng giao khoán là biên bản ký giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, có trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở để tính tiền lương tiền công cho người lao động (trích mẫu hợp đồng giao khoán)
Cuối tháng đội trưởng có trách nhiệm lập phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nhằm xác định khối lượng công việc đã hoàn thành làm cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương và tiền công của mỗi công nhân. Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên chuyển cho kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động.