Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 84)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing

marketing du lịch Đà Lạt

3.3.1. Mục tiêu marketing du lịch Đà Lạt

Với những mục tiêu mà ngành du lịch của tỉnh đặt ra, thì mục tiêu của chiến lược marketing du lịch sẽ bao gồm những mục tiêu chính sau:

Xây dựng hình ảnh tốt về Đà Lạt với thương hiệu “Thành phố hoa”. Với sự ưu đãi của thiên nhiên, thành phố Đà Lạt sở hữu trong mình vẻ đẹp lãng mạn của một thành phố cao nguyên với những hồ, suối, thác, đồi trập trùng được bao phủ bởi những rừng thơng và rực rỡ trên nền xanh của bầu trời chính là ngàn hoa. Đà Lạt cĩ quyền tự hào về những gì mình cĩ và về thương hiệu “Thành phố hoa” cĩ một khơng hai trong cả nước, thậm chí cả khu vực.

Phát triển thành phố Đà Lạt để được quảng bá như là một điểm đến hấp dẫn của cả nước và tiến tới là của khu vực trong tương lai. Thành phố Đà Lạt được gắn với nhiều mỹ từ như “Thành phố mùa xuân”, “Thành phố sương mờ”, “Pari thu nhỏ” hay “Thành phố ngàn hoa”, với những lợi thế sẵn cĩ Đà Lạt cĩ thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch cĩ sức hấp dẫn riêng.

Tăng số lượng du khách cả nội địa và quốc tế. Tài nguyên du lịch Đà Lạt được đánh giá là rất phong phú và đa dạng. Số lượng khách du lịch đến với Đà Lạt hiện nay cùng với những hoạt động du lịch đang diễn ra được coi là chưa tương xứng với tiềm năng vốn cĩ này. Trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế động lực khơng những của thành phố mà cịn của cả tỉnh Lâm Đồng nĩi chung. Ngành du lịch của thành phố Đà Lạt đã và đang được quan tâm đúng mức: các tuyến giao thơng quan trọng nối Đà Lạt với Nha Trang, với Đăk Lăk, với Phan Thiết đã được khởi cơng nâng cấp; sân bay Liên Khương nâng cấp thành sân bay quốc tế, đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang được thi cơng… Cơ sơ hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của thành phố, các danh lam thắng cảnh được chú trọng đầu tư nên đã tạo ra những hấp lực mới cho ngành du lịch – dịch vụ Đà Lạt.

Kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tại địa phương. Số lượng du khách đến đơng nhưng thời gian ở lại điểm du lịch khơng dài, thì

doanh thu từ du lịch cũng khơng cao. Kéo dài thời gian lưu trú của du khách, điều đĩ phải được khẳng định bằng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch – dịch vụ Đà Lạt. Và hiệu ứng của việc này chính là cơng ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

3.3.2. Xác định thị trường khách mục tiêu của Đà Lạt

Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Đà Lạt tăng đáng kể và khá ổn định. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng vốn cĩ và xuất phát điểm được qui hoạch là một thành phố nghỉ dưỡng với chức năng du lịch ngay từ khi mới hình thành thì kết quả đạt được hiện nay là chưa tương xứng. Điều này được thể hiện qua số ngày lưu trú bình quân (2,3 ngày) và chi tiêu trung bình của du khách khá thấp (khoảng 900.000 đồng/ du khách) do sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng khơng cao, nhưng giá lại tương đối cao.

Cĩ thể nhận thấy việc phát triển thị trường của ngành du lịch Đà Lạt trong thời gian qua cịn bộc lộ nhiều yếu kém: thứ nhất, mới chỉ tập trung vào việc thu hút khách đến mà chưa quan tâm đến khả năng tiếp nhận và thoả mãn yêu cầu của khách. Vào những dịp lễ tết, sự kiện văn hố, lễ hội hay những dịp nghỉ dài ngày, thường xảy ra tình trạng quá tải, nhiều du khách phải ngủ bụi. Điều này sẽ gây ra những ấn tượng xấu và hậu quả sẽ làm giảm lượng khách trong tương lai; Hai là, khi khai thác nhu cầu của thị trường thường nhấn mạnh đến số lượng khách đến hơn là thời gian lưu trú hay mức độ chi tiêu của khách, ít nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách, vì vậy doanh thu và lợi nhuận trên một lượt khách thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao; Ba là, cơng tác xúc tiến vào các thị trường trọng điểm cịn nhiều hạn chế do đầu tư khơng đúng mức; Bốn là, chưa thực sự coi trọng việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngồi nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi trong tổ chức khai thác các thị trường.

Nghiên cứu mơ hình phát triển du lịch của một số quốc gia với cách nhìn là một điểm đến du lịch cĩ thể giúp cho Đà Lạt các bài học kinh nghiệm trong việc đề ra các giải pháp phát triển thị trường du lịch trong giai đoạn tới.

Ireland, trong hơn chục năm qua cĩ mức tăng trưởng du lịch gấp 3 lần nhờ vào việc hoạch định các kế hoạch khai thác thị trường, xác định thị trường trọng điểm và những việc cần làm để khai thác nĩ cĩ hiệu quả, gắn việc phát triển sản phẩm với từng phân đoạn thị trường mục tiêu. Việc hợp tác giữa chính quyền các cấp, các ngành cĩ liên quan rất chặt chẽ trên cơ sở quyền lợi được hưởng do du lịch mang lại và nghĩa vụ của từng ngành phải thực hiện phần việc của mình.

New Zealand, thay vì chiến lược làm tăng số lượng du khách, nước này chú trọng đến thời gian lưu trú và chi tiêu của khách trong giới hạn khách cĩ thể chấp nhận, hình thành những sản phẩm mang thương hiệu chất lượng cao.

Singapore, đặt mục tiêu đưa quốc đảo Sư Tử thành một điểm đến ưa thích, một trạm dừng chân hấp dẫn với khách du lịch, các doanh nhân và những tài năng trẻ. Để đạt mục tiêu này du lịch Singapore đưa ra ba lĩnh vực cần tập trung phát triển. Thứ nhất, nhấn mạnh khía cạnh Singapore là một địa điểm lý tưởng cho các cuộc họp và triển lãm. Thứ hai, đẩy mạnh việc quảng bá Singapore như địa danh số một trong khu vực về nghỉ ngơi, giải trí; và cuối cùng, thiết lập vị thế trung tâm dịch vụ hàng đầu Châu Á.

Thực tế các năm qua cho thấy khách du lịch đến Đà Lạt chủ yếu vẫn là khách trong nước, khách quốc tế chiếm 6 – 8% trong tổng số khách đến. Tuy nhiên, khơng vì vậy mà ta bỏ qua thị trường khách quốc tế, mà ngược lại cần cĩ những chính sách để thu hút hơn nữa, bởi khai thác được thị trường khách quốc tế điều đĩ chứng tỏ sự lớn mạnh của ngành du lịch Đà Lạt, sản phẩm du lịch của Đà Lạt cĩ sức hấp dẫn và vươn xa.

Đối với thị trường trong nước, Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam bộ vẫn là thị trường trọng điểm của du lịch Đà Lạt. Các khu cơng nghiệp ở các tỉnh này ngày một tăng cho thấy nhu cầu đi du lịch sẽ ngày một nhiều do mức thu nhập cao hơn các nơi khác và cũng do áp lực cơng việc căng thẳng sẽ thúc đẩy họ đi du lịch.

Đối với thị trường khách quốc tế, xác định thị trường mục tiêu cho du lịch Đà Lạt khơng nằm ngồi định hướng thị trường khách du lịch quốc tế mà du lịch Việt Nam hướng tới. Đĩ là việc duy trì các thị trường truyền thống, thị trường cĩ mức chi trả cao và đang trong thời kỳ tăng trưởng như Pháp, Đức, Tây Âu… Đồng thời, cần chuyển hướng khai thác từ các thị trường với khoảng cách xa Việt Nam và khơng an tồn đến các thị trường gần và an tồn hơn là điều thích hợp trong bối cảnh hiện nay. Đĩ là các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Asean. Tuy nhiên, du lịch Đà Lạt cũng cần xác định những thị trường cụ thể hơn phù hợp với khả năng khai thác của mình.

Ngồi việc củng cố và mở rộng khai thác cĩ hiệu quả các thị trường hiện tại như là Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Đức…, cần hướng tới thị trường khách Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khu vực Đơng Nam Á, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Hiện nay một số dự án lớn Nhật Bản đầu tư đang được triển khai, điển hình là khu du lịch tổng hợp cao cấp Đankia - Suối Vàng với ý tưởng cĩ thể thu hút du khách là các doanh nhân Nhật Bản nghỉ ngơi và cũng là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho người cao tuổi Nhật Bản.

Theo đề tài “Nghiên cứu cơ chế quản lý và đa dạng hố sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng”, 4 nhĩm thị trường chủ yếu cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt là Mỹ, Nhật, EU và Úc.

Với thị trường Mỹ, trọng tâm là khách Việt Kiều muốn đi du lịch nghỉ dưỡng và chăm sĩc sức khoẻ thì Đà Lạt là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi. Hầu hết

Việt kiều Mỹ đều đã cĩ thời gian sống tại Việt Nam nên họ đã cĩ khái niệm về những đặc điểm tuyệt vời của Đà Lạt, hơn nữa, chi phí du lịch nghỉ dưỡng ở Đà Lạt sẽ thấp hơn đáng kể so với các nơi khác trên thế giới như Thụy Sĩ, Tây Ban Nha trong khi chất lượng phục vụ khơng thấp hơn nhiều mà họ cịn cĩ thể kết hợp thăm thân nhân, họ hàng, bạn bè… Trong số liệu thống kê lượng khách qua các năm, khách Mỹ, đặc biệt là Việt Kiều luơn chiếm từ 20 - 30% lượng khách quốc tế đến Đà Lạt.

Với thị trường Nhật Bản, đây là thị trường rất khĩ tính, tuy nhiên là một thị trường tiềm năng của du lịch nghỉ dưỡng. Đà Lạt hội đủ những lợi thế để hấp dẫn du khách Nhật lớn tuổi đĩ là sự yên tĩnh, mơi trường thiên nhiên trong lành, khơng cĩ sự hiện diện của cuộc sống cơng nghiệp đầy ơ nhiễm, phong cách thanh lịch, hiền hồ, giá cả phải chăng. Kết hợp với sân Golf 18 lỗ Đồi Cù và hệ thống sân Golf 36 lỗ sắp xây dựng thì Đà Lạt đã thoả mãn hồn tồn sở thích chơi golf của người Nhật. Thị trường Nhật Bản đã nổi tiếng trên thế giới là một thị trường du lịch khổng lồ, du khách chi rất cao nhưng họ cũng đỏi hỏi dịch vụ mang đẳng cấp tương xứng. Hơn nữa, đối với người Nhật lớn tuổi, họ luơn coi Việt Nam là một nơi thân thuộc, cĩ nhiều điểm tương đồng về văn hố với Nhật Bản như nghệ thuật xếp giấy, đồ thủ cơng mỹ nghệ, đồ gốm sứ, nghệ thuật ngồi thiền, trà đạo…

Với thị trường EU, chủ yếu là thị trường Pháp, cũng là một thị trường tiềm năng của du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt. Đối với người Âu thì Việt Nam hay Đơng Nam Á là một điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên họ chỉ đến đây để khám phá, lượng khách chủ yếu là thanh niên. Trong các kết quả khảo sát của các cơng ty lữ hành thì du khách Châu Âu thường khơng thích lưu lại dài ngày ở Đà Lạt vì nĩ mang những đặc tính giống với những gì ở quê hương họ. Sở dĩ cĩ hiện tượng này là do các sản phẩm du lịch Đà Lạt cịn đơn điệu, chưa mang tính đặc thù. Nếu các chiến dịch quảng bá về du lịch nghỉ dưỡng được

xúc tiến hiệu quả thì chúng ta sẽ cĩ ngay một lượng khách Pháp lớn tuổi, đã cĩ nhiều kỷ niệm với Đà Lạt. Đối với họ, Đà Lạt là một chuỗi những kỷ niệm thu nhỏ về những gì đã trải qua trong cuộc đời. Với một ngân sách tương đối lớn, du khách Châu Âu sẽ đến Đà Lạt để hưởng thụ một cảnh quan thiên nhiên trong lành, hoang sơ mang dáng vẻ châu Âu nhưng phong cách phục vụ Châu Á. Kết hợp với các chương trình trùng tu hệ thống kiến trúc Pháp tại Đà Lạt cũng như khơi phục lại phong trào nĩi tiếng Pháp tại Đà Lạt như những năm 30 của thế kỷ trước thì Đà Lạt sẽ hấp dẫn du khách từ thị trường này.

Thị trường Úc, đây là thị trường tương đối mới với du lịch nghỉ dưỡng của Đà Lạt. Du khách Úc chủ yếu là những người trẻ tuổi, thích khám phá. Đà Lạt cũng cĩ những nét hấp dẫn tuyến khách này do mang các đặc tính của một thành phố Châu Âu giữa một khu vực nhiệt đới. Trong các năm gần đây, Úc là một quốc gia cĩ quan hệ rất gần gũi với Việt Nam. Các dự án đầu tư cũng như các chương trình hợp tác đã phát triển đáng kể. Doanh nhân Úc cĩ mặt ở Việt Nam ngày càng nhiều. Trong thời gian làm việc tại Việt Nam thì họ sẽ cĩ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng. So với trung râm du lịch nghỉ dưỡng khác trong khu vực, Đà Lạt sẽ cĩ một lợi thế đáng kể do khoảng cách gần với TP. Hồ Chí Minh, chi phí cho một tour du lịch phù hợp trong khi chất lượng phục vụ và mơi trường thiên nhiên khơng thua kém gì. Theo số liệu thống kê về lượng khách qua các năm thì du khách Úc chiếm khoảng 15% tổng số du khách quốc tế đến Đà Lạt. Kết hợp với các chương trình quảng bá về du lịch Đà Lạt ở thị trường tiềm năng này thì đây là một thị trường tương đối lớn.

Các chiến lược marketing du lịch Đà Lạt trong thời gian tới bao gồm 4 chiến lược chính: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược quảng bá. Các chiến lược được đặt ra dựa trên điều kiện tiềm năng du lịch của Đà Lạt, phù hợp với mục tiêu phát triển du lịch tới năm 2010 của ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng nĩi riêng và của cả nước nĩi chung, đồng thời cũng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại của thành phố Đà Lạt.

3.3.3.1. Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đa dạng hố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Chiến lược sản phẩm của du lịch Đà Lạt chính là phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên điều kiện tài nguyên du lịch của Đà Lạt.

Theo đĩ, thì các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – văn hố, và du lịch hội nghị, hội thảo sẽ là thế mạnh trong các sản phẩm du lịch của Đà Lạt. Trong định hướng phát triển du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng cũng xác định đây là các loại hình được coi là hướng phát triển chủ yếu.

Du lịch nghỉ dưỡng - một lợi thế so sánh của Đà Lạt: Tính chất là một thành phố nghỉ dưỡng của Đà Lạt được xác định ngay từ khi hình thành. Và loại hình du lịch nghỉ dưỡng được coi là một lợi thế so sánh của du lịch Đà Lạt, được biểu hiện tập trung ở các yếu tố sau: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, vị trí địa lý và thương hiệu.

Về tài nguyên thiên nhiên: Trong khu vực Đơng Nam Á, những vùng đất cĩ khí hậu mát mẻ trong lành như Đà Lạt khơng nhiều, đặc biệt với rừng thơng bạt ngàn thích hợp với việc nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ. Nếu so sánh với các trung tâm du lịch trong nước thì khơng cĩ nơi nào cĩ những lợi thế giống Đà Lạt. Phía Bắc cĩ Sapa, nhưng khí hậu Sapa khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ cao, độ ẩm cao, chỉ thích hợp cho những chuyến du lịch tham

quan hay thám hiểm. Trong khu vực chúng ta cĩ một số trung tâm du lịch cĩ tính chất giống Đà Lạt như Chiềng Mai (Thái Lan), Baguio (Philipines)… những nơi này cũng cĩ lợi thế giống về khí hậu, rừng thơng, phong cảnh cho nên trong việc qui hoạch Đà Lạt cần phát huy những yếu tố khác để tăng được lợi thế cạnh tranh của mình.

Về tài nguyên nhân văn, đặc biệt là nhân tố con người: phong cách người Đà Lạt thanh lịch, hiền hồ, mến khách. Đây là đức tính vơ cùng quan trọng mà chúng ta cần phát huy khi phát triển du lịch. Khơng phải địa phương nào cũng cĩ được những phong cách như vậy. Do đĩ, khi được đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp vụ và cơng nghệ đĩn tiếp, sẽ cĩ được một đội ngũ nhân viên

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)