Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 80)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Định hướng phát triển

Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã, đang và sẽ phát triển tương đối nhanh. Trong chiến lược phát triển

kinh tế của tỉnh xác định đưa ngành du lịch nhanh chĩng trở thành ngành kinh tế động lực, và đối với thành phố Đà Lạt được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Do đĩ việc định hướng phát triển du lịch là vơ cùng quan trọng.

Trên cơ sở qui hoạch tổng thể thành phố Đà Lạt đến năm 2010 và Nghị quyết của Bộ Chính trị, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tăng cường trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp của Đảng bộ, chính quyền và các đồn thể nhân dân cả tỉnh và thành phố, với phương châm “Đà Lạt vì cả tỉnh, cả tỉnh vì Đà Lạt”, nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển Đà Lạt tồn diện, vững chắc với trọng tâm là phát triển kinh tế du lịch để nhanh chĩng đưa du lịch – dịch vụ sớm trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, phát triển du lịch Đà Lạt khơng thể tách rời được những định hướng và phát triển của ngành du lịch Việt Nam thời kì 1996 – 2010 trong qui hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những định hướng đĩ là:

- Phát triển du lịch theo chính sách mở của nhà nước, đảm bảo hoạt động của kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển.

- Sự phát triển cần chú trọng đến sự đa dạng hố sản phẩm, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

- Sự phát triển phải đảm bảo Đà Lạt là một trung tâm du lịch của cả tỉnh và là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đĩng vai trị quan trọng đối với hoạt động của vùng Nam trung bộ.

Theo định hướng qui hoạch phát triển đến năm 2010, ngồi những tính chất về chính trị, văn hố, khoa học giáo dục, nơng nghiệp và an ninh quốc phịng thì tính chất quan trọng hàng đầu của thành phố Đà Lạt là một trong

những trung tâm du lịch (đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo, và sinh thái) của vùng, cả nước và quốc tế.

Trong hơn 100 năm qua, thành phố Đà Lạt đã được phát triển để trở thành một thành phố nghỉ mát và du lịch nổi tiếng. Nhiều đồ án qui hoạch được thiết lập và định hướng cho sự phát triển, biến đổi vùng cao nguyên hoang vu trở thành một thành phố cĩ tương đối đủ các cơ sở hạ tầng phục vụ đơ thị như: mạng lưới giao thơng đường bộ, đường sắt, sân bay, các hệ thống cung cấp điện nước, thốt nước, bưu điện, các hồ nước, các cơng trình phục vụ cơng cộng như chợ, bệnh viện, trường học, các viện nghiên cứu, nhà hát, cơng sở…

Bước đầu, thành phố Đà Lạt cĩ cường độ phát triển thấp, qui mơ thành phố được giới hạn và khơng lớn, thành phố cĩ cơ cấu tổ chức đơn giản với mật độ dân số và mật độ xây dựng thấp, tỷ lệ khơng gian đơ thị nhỏ so với khơng gian của cảnh quan tự nhiên, thành phố như hồ lẫn trong đồi núi và rừng thơng. Với qui mơ hợp lý này của thành phố đã tạo cho con người được sự gần gũi với thiên nhiên, bảo đảm được sự cân bằng sinh thái.

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn cĩ, Đà Lạt ngày nay tập trung các nguồn lực phát triển nhanh ngành du lịch để sớm trở thành ngành kinh tế động lực của cả tỉnh. Trọng tâm là đa dạng hố và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang tính đặc thù. Trước mắt ưu tiên phát triển các khu du lịch, các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, hội nghị - hội thảo, đồng thời với việc giữ gìn, tơn tạo cảnh quan các khu du lịch hiện cĩ và xây dựng các khu vui chơi giải trí mới, tổ chức hội hoa và các lễ hội văn hố hàng năm, từng bước hình thành các tuyến du lịch liên vùng nhằm tăng khả năng thu hút khách. Tiếp tục triển khai chủ trương kinh doanh du lịch dưới tán rừng với sự quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, giữ gìn mơi trường sinh thái. Phấn đấu đến năm 2010, Đà Lạt trở thành một

thành phố “xanh, sạch, đẹp” nổi tiếng, là khu du lịch lớn của cả nước, tiến tới là khu du lịch cĩ tầm cỡ quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)