Thực trạng về giá

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 61)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.2. Thực trạng về giá

Giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch ở Đà Lạt tương đối cao, điều này cĩ lẽ là tình trạng chung của cả nước. Nhưng giá cao khơng tương xứng với chất lượng dịch vụ đã làm giảm đi sức hấp dẫn của sản phẩm. Tại sao lại cĩ tình trạng này? Hãy so sánh mức giá với một số nước trong khu vực: khách mua tour đi từ Nhật đến Việt Nam trong khoảng thời gian 4 – 5 ngày sẽ cĩ mức giá từ 1000USD đến 1200 USD, trong khi cũng tour 4 – 5 ngày đến Thái Lan hoặc Singapore chỉ mất khoảng 600 – 700 USD. Khách từ Châu Âu, Bắc Mỹ đến Việt Nam cũng vậy, họ phải mua tour với giá cao hơn so với đến các nước khác trong khu vực.

Sở dĩ giá tour của họ rẻ hơn là vì các cơng ty, các ngành thuộc lĩnh vực du lịch phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra một chuỗi các doanh nghiệp du lịch liên hồn và hỗ trợ nhau. Các điểm tham quan và mua sắm gĩp phần đáng kể làm giá tour thấp. Các địa điểm này cĩ chính sách tài trợ phương tiện hoặc giảm chi phí vận chuyển cho các cơng ty tổ chức tour đưa khách đến với họ. Điều này giúp rất nhiều cho các cơng ty du lịch, họ chịu ít hoặc khơng mất nhiều chi phí cho hoạt động tổ chức tham quan hoặc mua sắm đối với khách du lịch.

Ở Đà Lạt nĩi riêng và cả nước nĩi chung, các cơng ty du lịch cho rằng, hiện chưa cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các cơng ty hoạt động trong ngành Du lịch, kể cả hàng khơng, nên chưa phát huy được hết sức mạnh của ngành du lịch. Khơng chỉ cĩ ở Đà Lạt, nhiều địa phương khác ở nước ta cĩ lợi thế về tiềm năng du lịch tự nhiên với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp và ấn tượng, khác hẳn với các nước Thái Lan, Singapore hay Malaysia… chỉ là những cụm du lịch nhân tạo. Nhưng các nước bạn lại cĩ kinh nghiệm tổ chức du lịch và biết kết hợp sức mạnh các đơn vị liên quan để làm nên những điều mà chúng ta chưa làm được. Chúng ta chưa cĩ sự liên kết giữa các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan thì việc tạo lợi thế về giá sẽ khĩ thực hiện.

Việc giá cả lên xuống vào những thời điểm mùa vụ du lịch và ngồi thời vụ cũng gây khơng ít phiền tối cho các doanh nghiệp và khách du lịch. Vào thời vụ du lịch, để tránh tình trạng tăng giá bắt chẹt khách, địa phương đã yêu cầu các cơ sở lưu trú niêm yết giá, nhưng vào ngày lễ, tết phịng nghỉ ở Đà Lạt rất căng thẳng, một số khách sạn làm ăn kiểu “chụp giựt” bắt đầu tăng giá. Thậm chí cĩ nơi khơng nhận đặt phịng trước từ các hãng lữ hành, đợi

khách đi lẻ đến tìm phịng sẽ cĩ dịp “cứa cổ”. Ngược lại vào thời gian thấp điểm thì lại hạ giá quá thấp tạo nên một cuộc cạnh tranh khơng lành mạnh.

Hiệp hội Du lịch tỉnh Lâm Đồng ra đời năm 2001, nhưng vai trị tương đối mờ nhạt trong việc đưa ra một mức giá chuẩn trong kinh doanh dịch vụ du lịch. Về mặt này cĩ thể học hỏi Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nghị quyết Bình ổn giá trong kinh doanh dịch vụ du lịch của Hiệp hội vừa được tỉnh phê duyệt với mục đích nhằm khống chế giá dịch vụ du lịch “nhảy loạn” trong những thời gian cao điểm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)