Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 63)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.3. Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch

Nếu như quảng cáo, thơng tin phát triển cĩ mục đích nhằm phổ biến một hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm du lịch và tạo ra ý muốn đi du lịch thì chính sách phân phối sẽ nhằm mục đích thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc mua hàng của khách du lịch. Trong khi quảng cáo chủ yếu hướng vào quảng đại quần chúng, thì phân phối hướng vào những nhà kinh doanh chuyên nghiệp về du lịch. Họ là những người trung gian để nối quan hệ giữa cung và cầu du lịch. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hầu hết người sản xuất khơng bán hàng hố của mình trực tiếp cho người tiêu dùng mà là qua các khâu trung gian, đặc biệt do đặc điểm của sản phẩm du lịch, nhất thiết cần phải cĩ khâu trung gian trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Những kênh phân phối chính trong du lịch là: đại lý lữ hành, cơng ty du lịch, khách sạn hoặc đại diện khách sạn, hàng khơng, dịch vụ đặt phịng tự động và cuối cùng là hệ thống đặt phịng trung tâm. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch ở Đà Lạt được bán tới du khách qua các cơng ty lữ hành, các đại lý du lịch, qua các khách sạn, đại diện khách sạn và hãng hàng khơng. Hiện trên địa bàn Đà Lạt cĩ 18 đơn vị lữ hành - vận chuyển du lịch trong đĩ cĩ 3 đơn vị là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đây là lực lượng chủ yếu để đưa

sản phẩm du lịch đến với khách du lịch trong và ngồi nước. Một số cơng ty lớn như Cơng ty Du lịch Lâm Đồng, Cơng ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt cĩ các chi nhánh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ngồi ra các cơng ty du lịch ở các thành phố và địa phương khác cũng là một lực lượng đáng kể đưa khách đến với du lịch Đà Lạt, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nên nhu cầu đi du lịch rất cao. Với Đà Lạt, khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành bình yên là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi, hơn nữa cũng chỉ cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 300 km nên số lượng khách du lịch chọn Đà Lạt tương đối cao.

Thế nhưng khách du lịch đến Đà Lạt khĩ tìm thấy ở đây một văn phịng hướng dẫn thơng tin giới thiệu du lịch. Nếu như ở Hà Nội, Huế, Hội An, TP. Hồ Chí Minh… khách du lịch cĩ thể dễ dàng được hướng dẫn, tìm hiểu thơng tin du lịch vì cĩ các văn phịng thơng tin, giới thiệu và hướng dẫn du khách thì ở Đà Lạt du khách chưa cĩ những trợ giúp này. Bởi mới cĩ một văn phịng giới thiệu du lịch nhưng được đặt ở trong Khu du lịch Thác Prenn vừa nhỏ và vừa khuất, tiếp cận khĩ. Thiết nghĩ đây là một kênh phân phối cũng gĩp phần khơng nhỏ giúp du khách tiếp cận được với sản phẩm, đồng thời cũng tạo nên diện mạo phát triển của du lịch Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)