Thị trường khách du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 41)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2.1. Thị trường khách du lịch quốc tế

Mặc dù là địa phương nổi tiếng về tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng chủ yếu là khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ký kết theo các hiệp định hợp tác trao đổi giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đơng Âu, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng khá phát triển. Địa bàn du lịch được mở rộng, các danh lam, thắng cảnh được tơn tạo, nâng cấp, các khu vui chơi giải trí

được xây dựng, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển… tạo nên những chuyển biến rõ rệt.

Theo số liệu thống kê khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt - Lâm Đồng tăng lên khơng ngừng. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,4% - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng nĩi riêng và cả vùng Miền Trung – Tây Nguyên nĩi chung. Tuy nhiên con số này so với khách quốc tế đến Việt Nam thì cịn chiếm số lượng nhỏ.

Bảng 1. Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng giai đoạn 2000 – 2005

Năm Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng Nghìn lượt 69,58 78 85 65 86 100,6 Tốc độ tăng trưởng % 9,86 8,97 -23,50 16,50 17,10 Khách quốc tế đến Việt Nam Nghìn lượt 2.130 2.330 2.620 2.430 2.930 3.430 Tốc độ tăng trưởng % 9,38 12,40 - 8,25 20,50 17,10 Tỷ lệ khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng so với cả nước % 3,2 3,3 3,2 2,7 2,9 2,9

Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng Qua số liệu thống kê và kết quả tính tốn cho thấy sự tăng trưởng khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng khơng ổn định. Năm 2000 và 2003, số lượng khách quốc tế vào Đà Lạt – Lâm Đồng cĩ suy giảm so với những năm trước

theo sự sụt giảm chung của ngành du lịch trên thế giới và khu vực do nạn khủng bố, thiên tai, bệnh dịch… liên tiếp xảy ra, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh SARS trên diện rộng. Năm 2005, số lượt khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng đạt 100.600 lượt khách là mức cao nhất từ trước tới nay.

Tỷ lệ khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng so với cả nước cũng cịn rất khiêm tốn, và cĩ xu hướng giảm dần. Đầu những năm 1990 đạt 6,78%, đến năm 2001 tỷ trọng này cịn 3,3% và đến năm 2005 chỉ cịn 2,9%. Điều này là vì số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua, nhưng đến Đà Lạt thì tăng rất ít. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơng tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng cịn nhỏ lẻ, manh mún, chưa cĩ tính sâu rộng và đồng bộ nên hình ảnh du lịch Đà Lạt mờ nhạt trong tâm trí khách du lịch quốc tế. Bản thân các sản phẩm du lịch Lâm Đồng cịn nghèo nàn, đơn điệu, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng cịn thiếu thốn lạc hậu khơng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách quốc tế. Vấn đề này đặt ra cho ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng phải cĩ những chủ trương, chính sách cơ chế phù hợp trong việc đầu tư trên nhiều lĩnh vực để thu hút khách trong thời gian tới nhằm nâng cao tỷ trọng khách du lịch quốc tế tại địa phương so với cả nước.

Cũng theo số liệu thống kê thì cơ cấu khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng rất đa dạng, du khách đến từ gần 100 quốc gia khác nhau. Trong 5 năm trở lại đây số lượng tập trung chủ yếu vào các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Anh, Đức. Đây cũng là những thị trường truyền thống của du lịch Đà Lạt. Qua tính tốn cho thấy:

Khách Mỹ chiếm tỷ lệ từ 18 – 20%, Khách Pháp chiếm tỷ lệ 12 – 16%, Khách Úc chiếm tỷ lệ 10 – 12%,

Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,… số lượng khách đến Đà Lạt trước đây rất ít nhưng gần đây cĩ xu hướng tăng nhanh.

Tuy nhiên, số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế ở Đà Lạt cịn tương đối thấp, từ 2 – 2,3 ngày. Thời gian lưu trú cho ta thấy rõ chất lượng phục vụ du lịch, thời gian lưu trú ngắn cĩ nghĩa là các dịch vụ cịn nghèo nàn, tuyến điểm tham quan ít, khơng cĩ điểm mới, cho nên khơng kéo dài được thời gian lưu trú.

Cĩ thể thấy rằng du lịch Đà Lạt cĩ sức hấp dẫn với rất nhiều đối tượng khách quốc tế khác nhau đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đĩ chứng tỏ tiềm năng du lịch Đà Lạt là rất lớn, vấn đề là làm sao khai thác được tiềm năng đĩ, đồng thời cĩ một chiến lược marketing hiệu quả để hình ảnh du lịch Đà Lạt được củng cố và mở rộng trong thị trường khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)