6. Bố cục của luận văn
2.2.1.1. Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2000 – 2005
Định hướng phát triển du lịch giai đoạn này khơng tách rời định hướng phát triển du lịch thời kỳ 1996 – 2010 của cả nước nĩi chung và của Đà Lạt – Lâm Đồng nĩi riêng: phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hồ giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hố – xã hội; bảo đảm quốc phịng an ninh, đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và tính đặc thù của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng Đà Lạt xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước, đưa ngành du lịch, dịch vụ thật sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 của ngành du lịch là:
Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch từ 14 – 15% để đến năm 2005 thu hút từ 1.2 – 1.4 triệu lượt khách, trong đĩ khách quốc tế tăng bình quân hàng năm từ 35 – 50% để đến năm 2005 được 200.000 đến 250.000 lượt khách quốc tế.
Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án lớn đã được qui hoạch và phê duyệt, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện cĩ, phát triển các sản phẩm mới. Phấn đấu 2005 đưa thời gian lưu trú bình quân đạt hơn 2,5 ngày; tăng tỉ trọng GDP của ngành du lịch gấp 2 lần so với năm 2000.
Tạo cho được sự chuyến biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch. Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động phục vụ của ngành; phấn đấu đến năm 2005 thu hút thêm 5000 lao động vào lĩnh vực này.