DI SẢN CÔNG NGHIỆP
2.3.1.4. Sở hữu liên kết
Sự hợp tác, cộng tác cùng điều hành ngày càng trở thành vấn đề nổi bật trong các nghiên cứu về du lịch, góp phần thúc đẩy định hướng phát triển bền vững. Hợp tác, liên kết là giải pháp tình thế khi có sự chồng chéo trong quản lý, điều hành các điểm di sản và là nhân tố cho sự thành công trong quản lý.
BẢNG 4: QUY MÔ HỢP TÁC TẠI CÁC ĐIỂM DI SẢN
DI SẢN ĐƯỢC BẢO VỆ NGHIÊM NGẶT DI SẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG HỖN HỢP Cấp địa phương/vùng Loại A Thường là các hợp tác chính thức, ngang bằng bằng Coi trọng cách tiếp cận nền tàng Hợp tác ở cấp độ cao, liên quan đến cả khu vực nhà nước và cá nhân
Loại B
Hợp tác chính thức và không chính thức, thường không ngang bằng
Hướng tiếp cận theo các hãng (trung gian) Giới hạn về cấp độ hợp tác, chủ yếu là hợp tác giữa các tổ chức chính phủ Cấp liên quốc gia/quốc tế Loại C Thường là các hợp tác không chính thức, không ngang bằng Phương thức tiếp cận nền tảng và tiếp cận của các tổ chức địa phương Giới hạn về cấp độ hợp tác: Loại D Chủ yếu hợp tác không chính thức Phương thức tiếp cận theo các tổ chức địa phương Giới hạn về cấp độ hợp
chủ yếu giữa chính phủ các nước với các hãng, tổ chức có trách nhiệm bảo tồn
cùng có lợi, hoặc hợp tác dựa trên sự uỷ thác
Nguồn: Theo Boyd và Timonthy (2001)[22,139]
Như vậy, hợp tác và liên kết là hết sức cần thiết, nhất là tại các điểm di sản thế giới-nơi các nhà quản lý luôn phải đối mặt với hai thách thức lớn là: bảo vệ, phát triển điểm di sản và đảm bảo sự cân bằng cho không gian làm việc xung quanh điểm di sản. Hơn nữa, tại những nơi di sản nằm gần ranh giới giữa các vùng, các quốc gia thì liên kết, hợp tác là điều mong đợi của các bên nhằm mục đích bảo tồn, tiếp thị và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch chung cho điểm di sản. Hợp tác sẽ làm giảm được tình trạng lạm dụng tài nguyên của các bên, hạn chế các tác động xấu đến môi trường sinh thái và chất lượng di sản.