Giá trị kinh tế liên quan đến di sản

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 64)

DI SẢN CÔNG NGHIỆP

2.3.2. Giá trị kinh tế liên quan đến di sản

Bất cứ một phân tích về khía cạnh kinh tế của di sản cũng gặp phải nghịch lý: sự mâu thuẫn giữa vai trò kinh tế của di sản và chức năng của di sản. Mục tiêu kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu khi một di sản được tạo thành,

nhưng hiện nay nó lại được mang vai trò quan trọng hàng đầu. Thứ nhất, giá

trị của di sản phức tạp và khó tính hơn so với hàng hoá và dịch vụ kinh tế

khác (về mặt định nghĩa và tính toán). Thứ hai, giá trị và giá cả là hai yếu tố

cơ bản cho sự tồn tại, vận hành của một thị trường. Đối với di sản, chúng ta

gặp nhiều khó khăn trong xác định và can thiệp vào thị trường. Thứ ba, quá

trình sản xuất không thể hiện rõ ràng. Nguồn tài nguyên được sử dụng tạo ra sản phẩm lại tồn tại và được sở hữu bởi nhiều cá nhân và dưới nhiều dạng khác nhau. Chúng ta không có cảm giác tồn tại một hệ vận hành có chủ ý từ việc sử dụng tài nguyên cho quá trình sản xuất, cho đến việc bán và tiêu thụ

sản phẩm. Cuối cùng, quá trình tiêu thụ sản phẩm theo nhiều hướng khác nhau, phần lớn gắn liền với kinh nghiệm của cá nhân khách hàng. Do đó, giá trị di sản được cảm nhận không giống nhau dưới con mắt từng người.

Mặt khác, giá trị của di sản được cung cấp bởi dịch vụ thuyết minh. Dịch vụ này đóng góp rất lớn về mặt giải trí, giáo dục đối với du khách. Chi phí để trả cho dịch vụ này không hề rẻ. Theo điều tra của Fowler [22,140]

năm 1992 thì chi phí để có được quyền sử dụng một toà nhà lịch sử khoảng trên 5 triệu bảng Anh, trong khi đó chi phí dành cho bảo quản, lắp đặt các thiết bị cần thiết (nhà vệ sinh..) và cho thiết lập, vận hành một chương trình thuyết minh, giới thiệu ít nhất cũng phải gấp hai lần. Và hầu hết các di sản đều nhận được nguồn tài chính từ chính phủ để chi trả cho việc vận hành và tồn tại. Năm 1995, các điểm di sản của Anh thu được 17 triệu bảng, nhưng chi phí 61 triệu bảng cho công tác bảo tồn. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, không chỉ riêng Anh mà trên khắp thế giới, chính phủ dần đã cắt giảm các khoản tài chính liên quan đến di sản. Trong khi đó, các nhà quản lý di sản vẫn cần hàng triệu đô la để “cứu trợ” các di sản. Và trách nhiệm tài chính đặt chính trên đôi vai của họ. Họ đã cố gắng tìm ra nhiều phương cách để tăng nguồn thu. Đây không còn là điều mới mẻ đối với các di sản sở hữu bởi tư nhân, nhưng là một viễn cảnh không lấy gì làm dễ chịu đối với khu vực quản lý nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận. Từ đó, việc tìm kiếm nguồn tài chính để duy trì các điểm di sản thu hút mối quan tâm trên cả phạm vi nhà nước cũng như tư nhân. Ngoài nguồn đầu tư từ chính phủ, các nhà tài trợ, thì còn nguồn thu đáng kể từ việc bán vé vào cửa tại các điểm di sản. Sự thay đổi này không hề ngăn cản du khách đến thăm các điểm di sản. Thậm chí, du khách còn mong muốn được trả tiền nhiều hơn để đến thăm các điểm di sản lớn nổi tiếng hơn là đến thăm nhiều các di sản bình thường.

Xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm nguồn tài chính để tổ chức, vận hành di sản, các nhà quản lý đã không ngừng đưa ra hàng loạt các dịch vụ nhằm giữ chân họ lâu hơn và khiến họ chi tiêu nhiều hơn.

BẢNG 5: CÁC NGUỒN THU NHẬP TẠI CÁC ĐIỂM DI SẢN CỦA STEVENS

Nguồn tài chính trực tiếp:

Đầu tư của chính phủ

Đầu tư của chính quyền địa phương Nguồn tài trợ, trợ cấp, thừa kế, hiến tặng Hội viên

Nguồn thu từ các sự kiện:

Lễ hội

Hội chợ ngành nghề thủ công Nhạc, kịch

Triển lãm, biểu diễn nghệ thuật Các hoạt động thể thao

Nguồn thu từ bán lẻ:

Bán dịch vụ trực tiếp Bán qua đường bưu điện Cửa hàng trưng bày Trung tâm vườn Các chi nhánh đại diện Dịch vụ đổi tiền

Bán bản quyền kinh doanh

Nguồn thu từ dịch vụ thuyết minh:

Sách hướng dẫn

Các ấn phẩm liên quan đến di sản: băng đĩa tiếng, hình…

Dịch vụ hướng dẫn tham quan

Cho thuê máy móc, thiết bị thuyết minh

Nguồn thu từ dịch vụ lƣu trú:

Dịch vụ nghỉ đêm kèm ăn sáng Dịch vụ hội nghị, tập huấn, đào tạo Dịch vụ nhà nghỉ ở nông thôn…

Nguồn thu từ dịch vụ ăn uống:

Nhà hàng, quán bar, quán cà phê… Tổ chức các bữa tiệc cho khách Tổ chức các hoạt động tập thể Phục vụ hội nghị, hội thảo

Nguồn thu từ dịch vụ cá nhân khác:

Quay phim, chụp ảnh Giặt là Cho thuê các vật dụng Nguồn thu từ bán vé: Vé vào cửa Vé đậu xe

Vé tham gia các hoạt động

Trên đây, tác giả Stevens đã liệt kê khá đầy đủ các nguồn thu tại các điểm di sản. Tuy nhiên trong quản lý di sản, chúng ta cần quan tâm đến một số nguồn thu chính sau:

Một phần của tài liệu Quản lý du lịch di sản với phát triển du lịch của địa phương, nghiên cứu trường hợp di sản Vịnh Hạ Long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)